Câu chuyện kinh doanh

    FMEA – Công cụ phân tích lỗi ảnh hưởng đến quy trình sản xuất sản phẩm

    09/04/2024

    FMEA được biết đến như là một công cụ hiệu quả được các doanh nghiệp sử dụng rộng rãi để nhận diện và phòng ngừa các rủi ro trong quá trình sản xuất sản phẩm. Cùng GoACADEMY tìm hiểu chi tiết về FMEA ngay trong bài viết dưới đây.

    FMEA - Công cụ phân tích lỗi ảnh hưởng đến quy trình sản xuất sản phẩm

    FMEA là gì?

    FMEA, viết tắt của Phân tích Dạng lỗi và Ảnh hưởng (Failure Mode and Effects Analysis), là một phương pháp để phân tích các lỗi tiềm ẩn và những tác động của chúng lên sản phẩm hoặc đầu ra của quy trình. Các khái niệm cụ thể trong FMEA:

    • Failure (Sự sai hỏng): Trong FMEA, sự sai hỏng được nhấn mạnh là các lỗi tiềm ẩn có thể xảy ra trong tương lai, không phải những lỗi đã xảy ra.
    • Mode (Cách thức): Đại diện cho phương thức hoặc nguyên nhân gây ra sự sai hỏng. Cần phân biệt giữa Failure Mode (cơ chế, nguyên nhân) và Defect (lỗi hoặc phế phẩm).
    • Effect (Ảnh hưởng, tác động): Đại diện cho tác động của các lỗi sai hỏng này. Nó đánh giá các hậu quả và tác động của chúng lên đầu ra (sản phẩm hoặc thành phẩm) của quy trình.
    • Analysis (Phân tích): Đại diện cho việc phân tích nguyên nhân của lỗi sai hỏng, từ đó đề xuất các cải tiến phù hợp.

    FMEA là một công cụ quản lý chất lượng sản phẩm toàn diện được sử dụng để phát hiện các lỗi tiềm ẩn có thể tồn tại trong quá trình thiết kế sản phẩm hoặc quy trình sản xuất. Mục tiêu của FMEA là loại bỏ các dạng hư hỏng và giảm thiểu rủi ro trong quá trình sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp.

    Tuy nhiên, doanh nghiệp cần lưu ý rằng FMEA không thay thế hoàn toàn quy trình quản trị sản xuất của nhà máy. Thay vào đó, FMEA giúp nâng cao kỹ thuật bằng cách cung cấp một cấu trúc cho một tiêu chuẩn chéo chức năng được sử dụng để đánh giá và kiểm tra sản phẩm, quy trình.

    Phân loại FMEA trong sản xuất

    FMEA Thiết kế

    FMEA thiết kế tập trung vào việc tối ưu hóa độ tin cậy của sản phẩm. Điều này đảm bảo rằng tất cả các lỗi tiềm ẩn và nguyên nhân đã được xác định và nghiên cứu một cách chi tiết. Để đánh giá một cách khách quan quá trình thiết kế sản phẩm, doanh nghiệp cần nghiên cứu các thông số sau:

    • Thuộc tính vật liệu;
    • Thiết kế bên ngoài;
    • Dung sai;
    • Giao diện;
    • Tương tác hệ thống;
    • Hồ sơ người dùng.

    Phân loại FMEA trong sản xuất

    FMEA Quy trình

    FMEA Quy trình chủ yếu tập trung vào việc cải thiện năng suất từ các phương tiện sản xuất (máy móc, công cụ, dây chuyền sản xuất,…) và các chuỗi quy trình doanh nghiệp đang áp dụng. Để xác định các cách thức tạo ra các lỗi tiềm tàng cho sản phẩm và quy trình sản xuất, doanh nghiệp cần nghiên cứu các chỉ số sau:

    • Yếu tố con người;
    • Phương pháp đang áp dụng;
    • Vật liệu;
    • Máy móc;
    • Hệ thống đo lường;
    • Yếu tố hiệu suất.

    Xem thêm: Hướng dẫn quy trình phát triển sản phẩm mới từ A đến Z

    Khi nào doanh nghiệp nên phân tích FMEA

    Doanh nghiệp có thể thực hiện phân tích dạng lỗi và ảnh hưởng FMEA trong các trường hợp cụ thể như:

    • Khi doanh nghiệp có sự thay đổi hệ thống hiện tại để thiết kế sản phẩm, quy trình hoặc dịch vụ mới;
    • Nếu mong muốn cải tiến hệ thống, thiết kế, sản phẩm hay quá trình cho phù hợp với các điều kiện hiện môi trường sản xuất hiện tại;
    • Khi có sự than phiền về hệ thống từ phía nhân viên, khách hàng, người sử dụng;
    • Doanh nghiệp phát ra các hàng hóa lỗi trong sản xuất.

    Có thể bạn quan tâm: Những yếu tố tác động đến chi phí sản xuất trong kinh doanh

    Lợi ích của việc phân tích các dạng lỗi và ảnh hưởng FMEA

    Trong quá trình sản xuất, việc phát hiện sớm các sản phẩm lỗi đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với doanh nghiệp. Khi lỗi được phát hiện muộn, nó sẽ gây ra những tác động lớn thông qua sự gia tăng chi phí sản xuất, các khoản bồi thường do không đảm bảo chất lượng, thậm chí là ảnh hưởng tiêu cực đến uy tín của doanh nghiệp.

    Lợi ích của việc phân tích các dạng lỗi và ảnh hưởng FMEA

    FMEA là một công cụ giúp phát hiện lỗi và ngăn ngừa tác động của hư hỏng trong quá trình sản xuất sản phẩm. Sử dụng FMEA để phát hiện lỗi sớm trong quá trình sản xuất mang lại những lợi ích sau cho doanh nghiệp:

    • Xác định các điểm và khu vực cần cải tiến trong sản phẩm/quy trình, giúp giảm thời gian và chi phí.
    • Theo dõi lỗi tiềm tàng trong quá trình thiết kế.
    • Phòng ngừa và ngăn chặn các thất bại có thể xảy ra trong sản phẩm và quá trình hoạt động của tổ chức.
    • Cải thiện chức năng của sản phẩm.

    Các bước để thực hiện phân tích FMEA 

    Chuẩn bị trước khi thực hiện FMEA

    Trước khi tiến hành phân tích FMEA, mọi yêu cầu kỹ thuật cho sản phẩm, quy trình và phạm vi của FMEA phải được thu thập, xem xét một cách kỹ lưỡng. Điều này nhằm đảm bảo doanh nghiệp có đầy đủ thông tin cần thiết cho quá trình thực hiện FMEA. 

    Các tài liệu bao gồm: 

    • Các giả định về thiết kế và / hoặc quy trình;
    • Hóa đơn sơ bộ của vật liệu / thành phần;
    • Nguyên nhân tiềm ẩn từ các giao diện;
    • Những nguyên nhân tiềm ẩn từ việc lựa chọn thiết kế;
    • Nguyên nhân tiềm ẩn từ tiếng ồn và môi trường.

    Các phương pháp kiểm tra và thử nghiệm trước đây được sử dụng trên các sản phẩm tương tự…

    Xếp hạng mức độ nghiêm trọng 

    Khâu quản lý chất lượng này bao gồm việc phát hiện các chức năng, chế độ lỗi, ảnh hưởng của lỗi và xếp hạng mức độ nghiêm trọng. Các dữ liệu doanh nghiệp cần quan tâm, gồm:

    • Thông số kỹ thuật của một thiết kế;
    • Quy định của chính phủ;
    • Yêu cầu chương trình cụ thể;
    • Đặc điểm của sản phẩm cần phân tích;
    • Kết quả quy trình mong muốn;
    • Giải pháp doanh nghiệp dự kiến thực hiện.

    Xác định nguyên nhân tiềm ẩn 

    Nguyên nhân các lỗi trong quá khứ sẽ được doanh nghiệp xem xét một cách cẩn trọng cùng với các thông tin về:

    • Các biện pháp kiểm soát phòng ngừa hiện tại.
    • Xếp hạng mức độ xuất hiện cho từng lỗi.
    • Giải pháp đã đặt ra để xử lý các lỗi kể trên.
    • Việc tái lỗi có xuất hiện thường xuyên không?

    Xác định nguyên nhân tiềm ẩn 

    Liệt kê tất cả các lỗi có thể có trong mỗi chức năng

    Kiểu sai lỗi là những điều không đúng trên sản phẩm so với nhu cầu và mong muốn của khách hàng cũng như doanh nghiệp. Những kiểu lỗi sai này làm cho sản phẩm hay quá trình không đáp ứng được các yêu cầu. Trong giai đoạn này, các thành viên trong nhóm FMEA sẽ cùng tìm ra các sai lỗi tiềm ẩn trong mỗi khâu của tổ chức.

    Phân công hành động

    Doanh nghiệp sẽ xếp hạng mức độ nghiêm trọng, mức độ xuất hiện và mức độ phát hiện cho mỗi kết hợp lỗi hay tác động tiềm ẩn, nguyên nhân và kiểm soát. Sau khi liệt kê đầy đủ các lỗi theo mức độ, doanh nghiệp có thể tiến hành chỉ định hành động với nhân viên thích hợp.

    Đánh giá khả năng phát hiện ra sai lỗi

    FMEA được kết thúc khi các biện pháp đối phó đã được thực hiện và thành công trong việc giảm thiểu rủi ro. Nếu FMEA không phát hiện ra rủi ro, nó được coi là yếu kém và hoạt động quản lý chất lượng mà doanh nghiệp đang thực hiện không có giá trị gia tăng. Việc đánh giá được thực hiện độc lập giữa các thành viên.

    Xếp hạng hệ số rủi ro và kết thúc chu trình

    Sau khi xác nhận hoàn thành bước trên, người quản lý dự án hay các trưởng nhóm thực hiện FMEA sẽ xác định mức độ nghiêm trọng, mức độ xuất hiện hoặc mức độ phát hiện và so sánh với thiết kế hoặc quy trình đã được ghi nhận trong hệ thống quản lý chất lượng của tổ chức.

    Trên đây là toàn bộ các bước để phân tích mẫu lỗi và ảnh hưởng FMEA của các doanh nghiệp sản xuất đối với sản phẩm của mình. Đối với các doanh nghiệp bán hàng, một trong những yêu cầu quan trọng nhất chính là việc quản lý kho hàng cũng như phân tích doanh thu một cách hợp lý. Đây là cách giúp doanh nghiệp bán hàng quản lý và đánh giá hiệu quả kinh doanh của mình trong từng giai đoạn cụ thể đưa ra hướng khắc phục, cải thiện. 

    Quản lý kho hàng hiệu trên hệ thống của GoSELL

    Phần mềm quản lý bán hàng đa kênh GoSELL cung cấp cho doanh nghiệp tính năng quản lý đồng bộ kho hàng đa kênh một cách chính xác. Với việc đồng bộ kho hàng từ cửa hàng vật lý với các nền kênh bán hàng trực tuyến như Website, app bán hàng, các sàn TMĐT (Shopee, Lazada, GoMUA) đến các nền tảng mạng xã hội (Facebook, Zalo, TikTok), kho hàng của doanh nghiệp sẽ luôn được cập nhật một cách chính xác bất cứ khi nào có đơn hàng phát sinh.

    Doanh nghiệp cũng có thể quản lý kho hàng của mình một cách chính xác với tiện ích hỗ trợ quản lý sản phẩm bằng mã SKU, mã IMEI, mã Barcode. Bằng cách quản lý tối ưu, doanh nghiệp sẽ luôn biết được số lượng sản phẩm tồn kho, trạng thái cũng từ loại sản phẩm (đang bán, ngưng bán, bị lỗi, hết hàng,…) giúp quản lý nhập hàng luôn được diễn ra đúng lúc, đảm bảo quy trình kinh doanh được diễn ra một cách trơn tru, không bị gián đoạn. 

    Phân tích báo cáo kinh doanh hiệu quả với phần mềm GoSELL

    Để đánh giá tổng quan và chi tiết hiệu quả bán hàng, việc tạo các phân tích báo cáo kinh doanh là điều vô cùng cần thiết. Hiểu được điều đó, phần mềm quản lý bán hàng GoSELL mang đến cho các doanh nghiệp của mình tính năng tạo các phân tích báo cáo kinh doanh chi tiết và toàn diện. 

    Cụ thể, tính năng phân tích báo cáo của GoSELL cho phép doanh nghiệp tạo các bản báo cáo doanh thu đa kênh theo từng giai đoạn khác nhau. Không chỉ có thể thống kê doanh thu tại cửa hàng trực tiếp, GoSELL còn hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện các báo cáo doanh thu theo từng kênh bán hàng (Shopee, Lazada, GoMUA, TikTok Shop) hay theo nền tảng (Cửa hàng, Website, App bán hàng, mạng xã hội). Hơn nữa, bạn sẽ luôn nắm rõ chi tiết tình hình kinh doanh của doanh nghiệp thông qua các báo cáo doanh thu, lợi nhuận theo đơn hàng được cung cấp bởi GoSELL. 

    Phân tích báo cáo kinh doanh hiệu quả với phần mềm GoSELL

    Đối với ngành dịch vụ, GoSELL sẽ cho phép doanh nghiệp thực hiện các phân tích báo cáo doanh thu cho dịch vụ đặt chỗ của mình. Bạn có thể nắm được tình hình kinh doanh cụ thể của từng chi nhánh cũng như xem báo cáo doanh thu dịch vụ theo từng mốc khác nhau (hôm nay, hôm qua, 7 ngày qua, tháng này, năm này, khoảng thời gian tùy chọn…).

    Công cụ phân tích Google Analytics

    Bên cạnh tính năng tạo phân tích báo cáo, GoSELL còn tích hợp công cụ Google Analytics để phân tích và đo lường các chỉ số kinh doanh trên website lẫn app bán hàng của doanh nghiệp. Với Google Analytics, doanh nghiệp có thể nắm được các thống kê chi tiết về người dùng trên các nền tảng bán hàng trực tuyến hàng đầu là website cũng như app bán hàng.

    Đây chính là cơ sở để doanh nghiệp có thể đánh giá hiệu quả các chiến dịch marketing, remarketing, bán hàng trong một giai đoạn cụ thể sẽ cho doanh nghiệp một bức tranh toàn cảnh để đánh giá và đưa ra hướng đi kế tiếp.

    Kết luận

    Sử dụng công cụ FMEA để phân tích các mẫu lỗi trong quá trình sản phẩm là cần thiết để doanh nghiệp có thể hạn chế những vấn đề có thể xảy ra. Thực hiện phân tích FMEA theo từng bước cụ thể nêu trên chắn chắn sẽ giúp doanh nghiệp đạt được những mục tiêu mà mình mong muốn.

    Kết nối với chúng tôi tại đây hoặc truy cập kênh youtube GoSELL VN để cùng thảo luận về những chủ đề hấp dẫn và cập nhật thông tin hữu ích.

    Bạn cũng có thể tìm hiểu về các khóa học đang diễn ra cũng như những thông tin và kiến thức bổ ích tại Go Academy hàng tuần qua đường link sau: https://goacademy.vn/

    Mọi nhu cầu tư vấn và và hỗ trợ về các dịch vụ của GoSell, xin vui lòng liên hệ qua email [email protected] hoặc hotline 02873030800.

    Đăng ký thành viên