Câu chuyện kinh doanh
Các quy định về nội dung, nguyên tắc của hợp đồng thương mại
Hợp đồng thương mại là những thoả thuận có tính pháp lý giữa các tổ chức kinh tế hoặc cá nhân có đăng ký kinh doanh về quyền và nghĩa vụ của các bên trong khuôn khổ các hoạt động thương mại. Hiểu và nắm vững những nguyên tắc và các quy định về nội dung của loại hợp đồng này để đảm bảo các quyền lợi pháp lý của tổ chức/ doanh nghiệp của bạn khi hợp tác giao dịch thương mại.
Hợp đồng thương mại là gì?
Hợp đồng thương mại (HĐTM) là thỏa thuận pháp lý giữa các thương nhân hoặc giữa thương nhân và các bên có liên quan khác, nhằm xác lập, điều chỉnh hoặc chấm dứt các quyền và nghĩa vụ trong khuôn khổ hoạt động thương mại, bao gồm nhưng không giới hạn các hoạt động mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư và xúc tiến thương mại với mục đích sinh lợi.
Trong đó, theo Điều 6 Luật Thương Mại 2005 thì thương nhân (trong định nghĩa trên) là các tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, hay các cá nhân hoạt động thương mại độc lập nhưng có đăng ký kinh doanh.
Hình ảnh: Hợp đồng thương mại là gì?
Còn hàng hoá trong các HĐTM có thể bao gồm:
- Động sản: Là các loại tài sản hữu hình có thể di chuyển từ nơi này sang nơi khác, bao gồm cả những động sản sẽ hình thành trong tương lai.
- Vật gắn liền với đất: Là các tài sản hữu hình gắn liền với đất, không thể di chuyển mà không làm hư hại hoặc thay đổi bản chất của chúng.
Vai trò của hợp đồng thương mại trong kinh doanh
HĐTM không chỉ là một bản văn bản pháp lý đơn thuần mà còn là công cụ chiến lược nhằm nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Theo đó, loại hợp đồng này đảm bảo an toàn và bảo vệ pháp lý cho các bên liên quan. Cụ thể, nó có vai trò nổi bật trong hoạt động kinh doanh như dưới đây:
Ngăn ngừa xung đột và rủi ro
Hợp đồng thương mại giúp xác định rõ ràng các quyền và nghĩa vụ của mỗi bên, từ đó giảm thiểu khả năng xảy ra hiểu lầm hay tranh chấp. Sau khi đạt được các nguyên tắc đàm phán và thống nhất các điều khoản, được thể hiện rõ trong hợp đồng để tránh những tình huống một bên có lợi và một bên bị thiệt hại. Điều này không chỉ tạo ra một môi trường kinh doanh lành mạnh mà còn củng cố mối quan hệ đối tác dài lâu.
Nâng cao bảo vệ pháp lý
Loại hợp đồng này là căn cứ pháp lý vững chắc để bảo vệ quyền lợi của các bên trong trường hợp phát sinh tranh chấp. Khi một bên vi phạm hợp đồng, bên kia có thể yêu cầu giải quyết thông qua các biện pháp pháp lý có thể được nêu rõ trong hợp đồng. Từ đó, nó đảm bảo mọi thỏa thuận thương mại đều được tuân thủ nghiêm ngặt theo đúng những gì đã được ký kết, làm tăng tính minh bạch và công bằng trong kinh doanh.
Xây dựng niềm tin trong hợp tác kinh doanh
Hợp đồng được soạn thảo kỹ lưỡng và chuyên nghiệp không chỉ truyền đạt sự nghiêm túc trong giao dịch mà còn góp phần tạo dựng niềm tin giữa các bên – thành tố quan trọng để duy trì mối quan hệ đối tác, đặc biệt là trong các thương vụ có giá trị cao hoặc yêu cầu đầu tư dài hạn.
Tăng cường năng lực cạnh tranh
Đây chính là công cụ để nâng cao hiệu quả hoạt động cho các bên. Việc rõ ràng và minh bạch trong các hợp đồng thương mại giúp các bên tập trung vào việc thực hiện cam kết thay vì lo lắng về những bất đồng có thể xảy ra. Điều này sẽ cải thiện đáng kể năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường theo thời gian.
Đặc điểm pháp lý của hợp đồng thương mại
Dưới đây là những yếu tố pháp lý quan trọng của HĐTM mà các doanh nghiệp và doanh nhân cần quan tâm khi thực hiện các hoạt động ký kết và thực hiện hợp đồng:
Về chủ thể
Chủ thể tham gia ký kết các hợp đồng thương mại cần có năng lực pháp lý và kiến thức chuyên môn để thực thi các nghĩa vụ và quyền lợi được nhắc đến và ký kết trong hợp đồng. Cụ thể, như đã nhắc đến ở trên, theo Điều 6 Luật Thương Mại 2005 thì chủ thể phải có ý nhất một bên tham gia là thương nhân, bao gồm các tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, hay các cá nhân hoạt động thương mại độc lập nhưng có đăng ký kinh doanh.
Về hình thức
Hợp đồng thương mại có thể được lập thành lời nói, hành động hoặc văn bản. Tuy nhiên, để đảm bảo yêu cầu chặt chẽ về mặt pháp lý thì các hợp đồng nên có hình thức văn bản hoặc các hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương nhằm đảm bảo tính rõ ràng, minh bạch trong giao dịch và hạn chế các rủi ro pháp lý phát sinh.
Về đối tượng
Đối tượng của các hợp đồng thương mại thường là hàng hóa hoặc dịch vụ. Tuy nhiên, trong lĩnh vực thương mại, một số loại hợp đồng có thể bao gồm các đối tượng phức tạp hơn như việc thành lập công ty hay hợp đồng hợp tác kinh doanh. Giá trị của các HĐTM thường lớn hơn nhiều so với hợp đồng dân sự do phạm vi và mức độ phức tạp của các giao dịch.
Xem thêm: Nội dung của hợp đồng thiết kế website bao gồm những gì?
6 nguyên tắc cơ bản của hợp đồng thương mại
Trong bối cảnh kinh doanh, hiểu và áp dụng các nguyên tắc của HĐTM sẽ đảm bảo các giao dịch được thực hiện minh bạch và công bằng. Theo Luật Thương mại năm 2005, có 6 nguyên tắc cơ bản mà thương nhân và doanh nghiệp cần tuân thủ trong quá trình ký kết và thực hiện hợp đồng.
Nguyên tắc 1: Mỗi chủ thể đều bình đẳng trước pháp luật
Mọi thương nhân đều có quyền bình đẳng trước pháp luật để đảm bảo không có sự phân biệt đối xử trong hoạt động thương mại. Nguyên tắc này giúp tạo dựng một môi trường kinh doanh lành mạnh – nơi các doanh nghiệp có thể cạnh tranh một cách công bằng.
Nguyên tắc 2: Chủ thể được tự do và tự nguyện khi thoả thuận hợp đồng
Thương nhân có quyền tự do thương mại để thỏa thuận các điều khoản của hợp đồng, không bị ép buộc nhằm khuyến khích sự sáng tạo và linh hoạt trong kinh doanh, giúp các bên liên thể đi đến các thỏa thuận phù hợp nhất với lợi ích và mục tiêu của mình.
Nguyên tắc 3: Cho phép áp dụng các thói quen thương mại
Theo đó, thói quen thương mại là những quy tắc xử sự không chính thức nhưng có nội dung rõ ràng, đã được hình thành và lặp lại nhiều lần qua một thời gian dài giữa các bên trong giao dịch thương mại. Các thói quen này được thiết lập giữa các bên nhằm đơn giản hóa các giao dịch và đảm bảo các thỏa thuận phản ánh thực tiễn kinh doanh hiện hành.
Nguyên tắc 4: Cho phép áp dụng tập quán trong các hoạt động thương mại
Tập quán thương mại là những quy tắc không chính thức nhưng đã được công nhận rộng rãi trong một lĩnh vực kinh doanh nhất định. Việc áp dụng các tập quán này đảm bảo tính nhất quán và dự đoán được trong các hoạt động thương mại.
Nguyên tắc 5: Bảo vệ mọi lợi ích chính đáng của khách hàng và người tiêu dùng
Đây là nguyên tắc được ưu tiên hàng đầu nhằm xây dựng lòng tin với khách hàng và đảm bảo các doanh nghiệp đang tuân thủ các chuẩn mực đạo đức trong khi hoạt động kinh doanh và nâng cao trách nhiệm xã hội.
Nguyên tắc 6: Phải thừa nhận giá trị pháp lý của dữ liệu
Theo đó, các thông điệp dữ liệu (như email và các hình thức giao tiếp điện tử khác) đều có giá trị pháp lý tương đương với các hình thức truyền thống. Điều này giúp đơn giản hóa các giao dịch và làm cho chúng nhanh chóng và tiện lợi hơn.
Theo đó, để đạt hiệu quả tối đa thì các HĐTM cần được soạn thảo một cách cẩn thận, chi tiết và phù hợp với các quy định pháp lý hiện hành. Việc hiểu rõ và tuân thủ các nguyên tắc và điều khoản pháp lý cơ bản giúp các bên tránh được rủi ro và tăng cường hiệu quả kinh doanh.
Những quy định về nội dung của hợp đồng thương mại
Theo Điều 398 Bộ Luật Dân sự năm 2015 thì “tuỳ theo từng loại hợp đồng, các bên có thể thoả thuận về những nội dung sau đây:
- Các chủ thể được nêu ra trong hợp đồng có quyền thỏa thuận và ký kết về nội dung trong hợp đồng.
- Hợp đồng thương mại được ký kết có thể có các nội dung sau đây:
- Đối tượng của hợp đồng thương mại;
- Số lượng, chất lượng;
- Chi phí thương lượng và các phương thức thanh toán;
- Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng thương mại;
- Quyền, nghĩa vụ của từng bên chủ thể khi ký kết hợp đồng;
- Trách nhiệm của các bên khi vi phạm hợp đồng;
- Phương thức giải quyết các tranh chấp nếu có phát sinh”.
Theo đó, có thể thấy rằng Bộ Luật Dân sự 2015 hoàn toàn không bắt buộc về các điều khoản về nội dung trong hợp đồng thương mại, nhằm đề cao nguyên tắc tự do và tự nguyện thoả thuận giữa các bên khi soạn thảo, ký kết và thực hiện quyền và nghĩa vụ đã cam kết trong hợp đồng. Song trong quá trình soạn thảo nội dung của hợp đồng thương mại thì nên đảm bảo đầy đủ các yếu tố kể trên nhằm hạn chế các rủi ro phát sinh về sau.
GoACADEMY đã tổng hợp và phân tích các thông tin quan trọng về hợp đồng thương mại mà bạn nhất định phải biết, để dễ dàng trao đổi các điều khoản trong hợp đồng đảm bảo tính pháp lý, nghĩa vụ và quyền lợi của đôi bên trước khi ký kết và thực hiện hợp đồng. Chúc bạn sẽ ký kết được thật nhiều hợp đồng thương mại và phát triển mạnh mẽ trong lĩnh vực kinh doanh của mình. Bạn có thể xem thêm nhiều bài viết hữu ích khác tại chuyên mục: Câu chuyện kinh doanh.
Thông tin về GoSELLGoSELL là phần mềm quản lý bán hàng OAO toàn diện do công ty Mediastep Software Việt Nam phát triển, nhằm giúp các doanh nghiệp, nhà bán hàng tăng tốc chuyển đổi số và kinh doanh thành công trên cả thị trường offline và online. Theo đó, GoSELL đã được hơn 18 000 khách hàng tin tưởng lựa chọn để tối ưu quản lý, vận hành bán hàng – tiết kiệm nhân lực, thời gian và nâng cao hiệu suất kinh doanh. GoSELL nổi bật với 6 giải pháp ưu việt: · Giải pháp thiết kế website thương mại điện tử chỉ trong 10 phút kéo thả. · Giải pháp thiết kế app thương hiệu tối ưu trải nghiệm “cá nhân hoá” cho khách hàng. · Giải pháp quản lý bán hàng tại quầy cho cửa hàng và chuỗi chi nhánh. · Giải pháp quản lý và tăng tốc bán hàng qua mạng xã hội Facebook/ Zalo OA. · Giải pháp thiết kế landing page cho các chiến lược tiếp thị. · Giải pháp tổng đài ảo giúp xây dựng và phát triển mạng lưới telesales. Ngoài ra, GoSELL còn cung cấp các dịch vụ vận hành bán hàng và dịch vụ Marketing đa kênh với đa dạng gói ngân sách, phù hợp với đa lĩnh vực kinh doanh để mang đến những giải pháp kinh doanh OAO tối ưu nhất cho khách hàng. Thông tin liên hệ: · Website: GoSELL. · Email: hotro@gosell.vn. · Số điện thoại: 028 7303 0800. · Trụ sở chính: Tầng 12, VietJet Plaza, Số 60A Đường Trường Sơn, Phường 2, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh.
|