Digital Marketing
Internal link đóng vai trò như thế nào trong việc thúc đẩy SEO
Internal Link hay còn gọi là các liên kết nội bộ thường được sử dụng để tăng cường sự liên kết giữa các nội dung và nâng cao hiệu quả chuyển đổi trên website. Mặc dù việc thêm, chèn các Internal Link không quá phức tạp nhưng có vẻ như không được đánh giá cao bởi một số doanh nghiệp và website thậm chí họ còn bỏ qua việc tạo liên kết nội bộ. Tuy nhiên, cần hiểu rằng nếu thực hiện Internal Link đúng cách, tuân thủ hành trình của người đọc, những liên kết này có thể mang lại những ảnh hưởng đáng kể và đem lại hiệu quả tích cực. Do đó, cùng tìm hiểu về Internal link cũng như những lợi ích mà nó có thể mang lại.
Internal link là gì?
Để có cái nhìn rõ ràng về ý nghĩa của Internal Link, đầu tiên bạn sẽ cần nắm được khái niệm thế nào là “Internal”. Theo đó, từ “Internal” có nhiều nghĩa khác nhau, tùy thuộc vào ngữ cảnh sử dụng, nhưng tổng hợp lại, nó đề cập đến các thành phần nằm bên trong của một thực thể. Từ đó, có thể hiểu Internal Link là một hình thức liên kết nội bộ từ một trang web sang một trang khác trong cùng một website. Liên kết nội bộ thường được sử dụng để điều hướng người dùng và chia sẻ các liên kết có giá trị.
Internal link đóng vai trò quan trọng trong việc tối ưu SEO cũng như trong việc đánh giá tích cực từ Google cho trang web của bạn và cải thiện thứ hạng trên các trang kết quả tìm kiếm. Điều hướng web, menu của trang web và các liên kết trong footer đều được coi là internal link. Tuy nhiên, điểm tập trung chính của liên kết nội bộ là các nội dung được thể hiện trên website của doanh nghiệp.
Lợi ích của Internal link
Là một trong những phần quan trọng trong đối với một nội dung hay bài viết trên website, Internal link có thể mang lại nhiều lợi ích quan trọng bao gồm:
Tối ưu SEO hiệu quả
Theo quy tắc cơ bản, sự uy tín trên Internet được chuyển đổi từ một trang web sang trang web khác thông qua các liên kết. Chẳng hạn, khi một trang A liên kết đến một trang B, sự uy tín của trang A sẽ được truyền tải đến trang B. Điều này cũng có nghĩa là nếu trang A có một thứ hạng cao, nó cũng sẽ tăng thứ hạng của trang B.
Sự truyền tải này thường được gọi là “độ uy tín” (Authority) trong SEO. Đây là lý do tại sao việc thực hiện liên kết nội bộ trong SEO vẫn cần được quan tâm, mặc dù chúng dễ thực hiện và thường bị đánh giá thấp. Để tận dụng giá trị SEO từ các liên kết nội bộ, bạn nên chú ý đến việc liên kết với các trang như sau:
- Liên kết từ trang chủ đến các trang khác, đặc biệt là các trang có độ uy tín và sự tín nhiệm cao. Trang chủ thường được coi là có độ uy tín cao nhất. Việc này giúp truyền tải sự uy tín và giúp các trang hỗ trợ lẫn nhau trong việc xếp hạng.
- Liên kết đến các trang có lợi ích cao hơn so với các trang khác khi nhận được sự truyền tải uy tín. Đây có thể là những trang đã có một thứ hạng tốt, nhưng cần một chút sự uy tín bổ sung để đạt đến vị trí cao hơn trong kết quả tìm kiếm.
Bạn có thể sử dụng công cụ như Ahrefs để kiểm tra điều này bằng cách nhập tên miền của bạn vào Ahrefs và truy cập vào phần “Best By Link”.
Điều hướng khách hàng để tăng tỷ lệ chuyển đổi
Thường thì trên website của doanh nghiệp sẽ có những loại nội dung đặc biệt thu hút được lượng truy cập lớn nhất. Những bài viết này thường có thứ hạng cao, có thể do quảng cáo Google Ads hoặc chứa nhiều thông tin hữu ích và thực tế. Một dạng nội dung khác là các trang có nội dung thúc đẩy và kêu gọi hành động, với tỷ lệ chuyển đổi cao.
Doanh nghiệp có thể tận dụng Internal link thể tạo liên kết từ các trang có lượng truy cập cao đến các trang kêu gọi hành động. Điều này sẽ tạo ra một tác động quan trọng trong việc tiếp thị, giúp chuyển đổi người dùng thành khách hàng tiềm năng, thậm chí thành khách hàng thực tế.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng có thể tạo các liên kết từ các trang có lượng truy cập cao đến các trang cần được tối ưu SEO. Điều này có thể giúp tăng lượng traffic cho các trang cần SEO và cải thiện thứ hạng trang web. Việc tìm ra các trang có lượng truy cập cao cũng không quá khó, bạn chỉ cần vào phần hiệu suất và đặt phạm vi thời gian. Trong vòng 3 tháng, trang web sẽ cung cấp báo cáo về các trang có tỷ lệ nhấp chuột cao nhất. Đây chính là những trang có lượng truy cập lớn nhất.
Xem thêm: Tỷ lệ chuyển đổi là gì? Top 8 phương pháp tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi khách hàng
Thúc đẩy người dùng tương tác
Khi xây dựng một website bán hàng, việc thu hút lượt truy cập lớn từ khách hàng chính là yếu tố đầu tiên mà doanh nghiệp cần quan tâm trước khi nghĩ đến việc bán hàng thành công. Và để tối ưu lưu lượng truy cập, sử dụng liên kết nội bộ là một cách để khuyến khích người dùng tương tác với trang web. Bằng cách khéo léo dẫn dắt, bạn có thể đưa người dùng đến những trang mà bạn muốn họ thực hiện các hành động tương tác. Các hành động mà người dùng có thể thực hiện trên trang web bao gồm việc gọi vào số hotline, điền vào mẫu liên hệ hoặc chia sẻ bài viết,…
Các loại liên kết nội bộ
Hiện nay có 2 loại liên kết nội bộ cơ bản là Navigational Internal Link và Contextual Internal Link với các đặc điểm khác nhau như sau:
Navigational Internal Link
Đầu tiên, Navigational Internal Link (liên kết nội bộ điều hướng) sẽ giúp bạn xây dựng một cấu trúc điều hướng chính cho trang web. Loại liên kết nội bộ này thường được áp dụng trên toàn bộ trang web để giúp người dùng dễ dàng tìm thấy nội dung mà họ mong muốn. Thông thường, các doanh nghiệp sẽ đặt những nội dung quan trọng trong thanh menu chính của trang web hoặc ở vị trí footer, sidebar.
Contextual Internal Link
Liên kết nội bộ theo ngữ cảnh, hay còn được gọi là Contextual Internal Link, là loại liên kết nội bộ được đặt trong nội dung chính của trang, đặc biệt là trong các đoạn văn bản, để kết nối đến những trang có nội dung liên quan nhất. Để thu hút người dùng nhấp vào, bạn nên làm nổi bật những liên kết này bằng cách thay đổi màu sắc, in đậm, in nghiêng… Sau khi người dùng nhấp chuột, họ sẽ được chuyển đến trang mà bạn muốn họ tìm thấy.
Có thể bạn quan tâm: Link là gì? Các loại link và vai trò của chúng trong SEO website
Tại sao doanh nghiệp cần sử dụng Internal link?
Tạo liên kết nội bộ (Internal Link) là một phần quan trọng trong việc tối ưu SEO đối với công cụ tìm kiếm cũng như cải thiện trải nghiệm người dùng trên website. Doanh nghiệp sẽ cần tạo liên kết nội bộ bởi:
Cải thiện khả năng tìm kiếm: Bộ máy tìm kiếm sử dụng liên kết nội bộ để hiểu cấu trúc trang web và đánh giá các trang quan trọng. Bằng cách tạo liên kết nội bộ đến các trang quan trọng, bạn giúp công cụ tìm kiếm nhận biết và đánh giá cao những trang đó, từ đó cải thiện khả năng xuất hiện của trang trong kết quả tìm kiếm.
Tăng khả năng xếp hạng: Internal link có thể truyền đạt sức mạnh từ các trang có độ uy tín cao đến các trang khác trên cùng một trang web. Bằng cách tạo liên kết từ các trang mạnh đến các trang khác, bạn có thể tăng cường sự quan trọng của các trang đó trong quá trình xếp hạng trên công cụ tìm kiếm.
Cải thiện trải nghiệm người dùng: Bằng cách tạo liên kết từ các từ khóa hoặc thuật ngữ liên quan đến các trang tương tự, bạn cung cấp cho người dùng một sự kết nối logic và dẫn dắt họ đến các nội dung tương tự hoặc có liên quan.
Giúp tăng khả năng chia sẻ và liên kết bên ngoài: Khi website có một cấu trúc liên kết nội bộ tốt, việc chia sẻ và liên kết từ bên ngoài sẽ trở nên dễ dàng hơn. Khi các trang có liên kết nội bộ tốt, các trang đó trở nên dễ tiếp cận và có thể liên kết từ các trang web khác.
Cách xây dựng liên kết nội bộ cho website
Để có thể xây dựng các liên kết nội bộ một cách hiệu quả cho website, doanh nghiệp có thể thực hiện theo các bước sau đây:
Xác định trang cần tối ưu
Việc xác định trang cần được đẩy lên top trong SEO sẽ giúp bạn xác định từ khóa quan trọng và lên kế hoạch tạo các bài viết hỗ trợ. Thông thường, những trang cần được tối ưu SEO thường có lượng tìm kiếm cao và liên quan đến các từ khóa phổ biến.
Xây dựng bộ từ khóa và cụm chủ đề cho liên kết nội bộ
Cụm chủ đề thường được xác định dựa trên trang web cần đẩy được xác định ở trên. Đây sẽ là trang chính về một chủ đề cụ thể và bất kỳ trang nào có nội dung liên quan đến chủ đề đó sẽ được coi là nội dung hỗ trợ, tạo thêm chi tiết và sâu sắc cho chủ đề.
Các trang hỗ trợ cần có liên kết trở lại trang chủ đề chính và chứng minh rằng trang chủ đề là nguồn nội dung chi tiết và quan trọng nhất. Bạn có thể xác định cụm chủ đề chính và tạo danh sách các chủ đề phụ để tạo ra các trang hỗ trợ.
Lựa chọn Anchor Text phù hợp
Thực tế, việc sử dụng Anchor Text chính xác với từ khóa chính không gây vấn đề gì. Khi đến liên kết ngoài, điều này có thể vi phạm nguyên tắc quản trị website của Google. Tuy nhiên, khi áp dụng cho liên kết nội bộ, việc này không còn đáng lo ngại. Để lựa chọn Anchor Text phù hợp và mang lại hiệu quả cao, bạn nên chú ý 3 điều sau:
- Đa dạng: Nếu Anchor Text chỉ xoay quanh từ khóa chính, dù không bị phạt nhưng có thể làm mất đi sự tự nhiên. Vì vậy, hãy cố gắng đa dạng hoá Anchor Text nếu có thể.
- Độ dài: Sử dụng từ khóa đuôi dài hoặc các từ khóa liên quan (LSI Keyword) đến từ khóa chính để tăng thứ hạng cho cả cụm từ khóa của trang mục tiêu bạn cần SEO.
- Mức độ liên quan: Hãy sử dụng liên kết nội bộ với Anchor Text tự nhiên nhất mà vẫn giữ được sự liên quan đến nội dung của trang.
Bạn có thể truy cập vào mục báo cáo hiệu suất của Google Search Console để xác định thêm bộ từ khoá mở rộng. Mặc dù không được xếp hạng cao và có nhiều lượt tìm kiếm nhưng việc tạo các anchor text đa dạng, phù hợp với cụm từ tìm kiếm sẽ mang lại lợi ích lớn khi SEO.
Tạo liên kết nội bộ để tăng thứ hạng cho trang mục tiêu
Sau khi xác định các trang có uy tín cao, bạn có thể sử dụng những trang đó để tăng thứ hạng và truyền link juice cho các trang khác trên website của bạn.
Để thực hiện điều này, bạn cần tạo liên kết nội bộ từ những trang đã nhận được nhiều liên kết có giá trị. Tuy nhiên, hãy tránh xây dựng liên kết nội bộ giữa các trang nếu trang có uy tín cao không liên quan đến nội dung của trang mục tiêu.
Sử dụng Internal link để tối ưu hóa nội dung mới trên trang web
Nếu trang web của bạn không có nhiều liên kết, hãy tối ưu hóa nội dung mới để thay thế. Trong quá trình này, bạn nên tham khảo các trang có uy tín cao để xác định các cơ hội tạo liên kết nội bộ liên quan nhằm hỗ trợ tối ưu hóa SEO.
Để các bài viết, nội dung trên website được “chuẩn SEO” và xuất hiện trên những vị trí đầu trên trang tìm kiếm, bạn sẽ cần tối ưu các yếu tố SEO khác bên cạnh Internal link. Đó sẽ là tiêu đề, mô tả chuẩn SEO, nội dung và từ khóa cũng cần được chú ý. Trên hệ thống của GoSELL, việc tối ưu SEO cho những nội dung trước khi đăng tải sẽ trở nên dễ dàng hơn với những hướng dẫn chi tiết. Từ đó, doanh nghiệp có thể tối ưu website của mình một cách thuận tiện và hiệu quả.
Tối ưu SEO cho các nội dung trên website ngay trên hệ thống của GoSELL
Tính năng tối ưu SEO được hỗ trợ trên phần mềm quản lý bán hàng GoSELL cho phép doanh nghiệp tối ưu những nội dung của mình để trở nên thân thiện nhất với bộ máy tìm kiếm. Đây là một trong những yêu cầu quan trọng giúp doanh nghiệp có thể tiếp cận tốt hơn với các đối tượng khách hàng tiềm năng cũng như gia tăng tỷ lệ chuyển đổi.
GoSELL cho phép doanh nghiệp cài đặt từ khóa SEO trong đường link sản phẩm, bộ sưu tập sản phẩm / dịch vụ, bài viết,… nhằm tăng khả năng hiển thị trên các công cụ tìm kiếm. Hệ thống sẽ đưa ra giới hạn số từ phù hợp của một tiêu đề và mô tả chuẩn để tối ưu hóa SEO cho nội dung. Bạn cũng có thể điều chỉnh và tối ưu hóa thẻ URL, hệ thống sẽ đưa ra thông báo nếu phát hiện URL trùng lặp để bạn có thể nhanh chóng thay đổi.
Bên cạnh đó, GoSELL cũng mang đến cho doanh nghiệp các công cụ SEO có liên quan như:
- Google Tag Manager cho phép quản lý các thẻ tiếp thị kỹ thuật số thay vì cài đặt trực tiếp vào website / app bán hàng, giúp tốc độ tải trang nhanh hơn.
- Google Analytics hỗ trợ thu thập thông tin và phân tích hành vi khách hàng trên website / app bán hàng thông qua các chỉ số, báo cáo cụ thể.
- Thu thập dữ liệu người dùng, đo lường hiệu suất chạy Facebook Ads với Facebook Pixel.
- Hỗ trợ bán hàng kết nối, thiết lập quảng cáo Google Smart Shopping.
Có thể bạn quan tâm: Các phần mềm SEO và hỗ trợ SEO hiệu quả nhất hiện nay
Các tính năng, sản phẩm mà phần mềm quản lý bán hàng GoSELL đang cung cấp
Bên cạnh tính năng tối ưu SEO, phần mềm quản lý bán hàng GoSELL còn mang đến rất nhiều các tính năng cần thiết khác cho doanh nghiệp như: quản lý đơn hàng, đồng bộ sản phẩm, kho hàng, quản lý khách hàng, quản lý nhân viên, chi nhánh, các tính năng hỗ trợ các chiến dịch marketing,…
GoSELL cho phép doanh nghiệp đồng bộ quản lý bán hàng từ offline đến online trên cùng một trang quản trị duy nhất giúp tiết kiệm thời gian và công sức. Hệ thống của GoSELL quản lý một cách đồng bộ từ các chi nhánh cửa hàng trực tiếp đến website, app bán hàng, các sàn TMĐT (Shopee, Lazada, GoMUA, Tiktok Shop) hay các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Zalo.
Ngoài ra, GoSELL cũng mang đến cho doanh nghiệp những giải pháp toàn diện giúp tối ưu quy trình kinh doanh:
- GoWEB: Thiết kế website bán hàng chuẩn thương mại điện tử chuyên nghiệp và nhanh chóng, với đầy đủ các tính năng hiện đại.
- GoAPP: Tạo app bán hàng trên điện thoại, có mặt trên cả Android và iOS, giúp thu hút khách hàng quay lại mua sắm nhiều hơn.
- GoPOS: Quản lý bán hàng tại quầy, lên đơn nhanh chóng, quản lý tồn kho chi tiết đến từng chi nhánh.
- GoSOCIAL: Hỗ trợ bán hàng trên nền tảng mạng xã hội Facebook và Zalo. Đồng bộ tin nhắn, tạo kịch bản trả lời và tạo đơn hàng ngay khi chat.
- GoLEAD: Tạo Landing Page chuyên nghiệp, giúp thu thập thông tin khách hàng và đẩy mạnh tỷ lệ chuyển đổi cũng như chốt Sales.
- GoCALL: Hệ thống tổng đài ảo, giúp doanh nghiệp xây dựng đội ngũ telesales và chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp.
Kết luận
Internal link là một trong những thành phần không 5thể thiếu khi doanh nghiệp thực hiện tối ưu SEO cho các nội dung, bài viết trên website của mình. Thực hiện tốt việc tối ưu SEO sẽ giúp doanh nghiệp xây dựng một website có thứ hạng cao, tiếp cận tốt hơn với các đối tượng khách hàng tiềm năng của mình.