Digital Marketing
Key message là gì? Ý nghĩa của thông điệp truyền thông trong Marketing
Key message là một trong những yếu tố cốt lõi của chiến dịch Marketing và đây cũng là yếu tố mà doanh nghiệp muốn khách hàng nghe, hiểu và ghi nhớ về những gì doanh nghiệp làm, doanh nghiệp có thể giải quyết được gì cho khách hàng. Vậy làm thế nào để có thể tạo được một key message ấn tượng và thu hút khách hàng? Trước tiên hãy cùng tìm hiểu key message là gì?
Key message là gì?
Key Message hay thông điệp truyền thông, chắc hẳn là thuật ngữ không hề xa lạ với những ai làm truyền thông và quảng cáo, key message xuất hiện trong hầu hết các chiến dịch Marketing. Bên cạnh các yếu tố như: Mục tiêu, ngân sách, kế hoạch truyền thông… thì sự thành công của một chiến dịch sẽ phụ thuộc vào cả yếu tố key message. Vậy bạn đã thực sự hiểu key message là gì?
Có thể hiểu đơn giản key message là thông điệp cốt lõi mà thương hiệu hay doanh nghiệp muốn truyền tải đến với khách hàng với mục đích là khiến họ đã nghe là sẽ nhớ. Thông điệp sẽ chứa đựng những lời hứa hẹn của thương hiệu hay doanh nghiệp về việc họ có thể là gì để giải quyết vấn đề cho khách hàng, tiết lộ lý do tại sao khách hàng nên chọn họ thay vì chọn đối thủ.
Key message cần sử dụng trong những trường hợp nào?
Sau khi đã tìm hiểu về định nghĩa key message là gì. Chúng ta sẽ cùng đi đến một vấn đề xoay quanh thuật ngữ key message cũng có khá nhiều sự quan tâm, đó là key message được sử dụng khi nào? Không phải chờ đợi lâu thêm nữa, bài viết sẽ giải đáp ngay vấn đề đó.
- Khi xây dựng chiến lược nội dung (Content Strategy): Thông điệp truyền thông đóng vai trò như một kim chỉ nam trong quá trình này bằng việc luôn đặt thương hiệu hay doanh nghiệp làm trọng tâm. Với mỗi thông điệp, bạn nên xây dựng chiến lược nội dung cụ thể để thúc đẩy được sự phát triển của thương hiệu hay doanh nghiệp.
- Khi viết quảng cáo (Copywriting): Bạn cũng có thể dùng key message như một thông báo về bài viết của bạn trên website, thông qua email hoặc blog và mạng xã hội.
Ý nghĩa key message là gì?
Thông điệp truyền thông được xem như “linh hồn’ trong các chiến dịch Marketing tổng thể giúp doanh nghiệp và thương hiệu tiếp cận được khách hàng một cách tự nhiên và chân thực, dắt họ đến những câu chuyện của thương hiệu hay doanh nghiệp.
Ngoài ra, key message còn đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy những hành động của khách hàng. Nếu thương hiệu hoặc doanh nghiệp tạo được key message tốt thì đây là bước quan trọng nhằm để:
- Tăng sự tương tác với khách hàng.
- Nâng cao khả năng ghi nhớ của khách hàng về thương hiệu, sản phẩm.
- Tạo sự nhất quán trên tất cả các kênh truyền thông.
Những key message của các thương hiệu nổi tiếng trong và ngoài nước sẽ giúp bạn tìm thấy nhiều ý tưởng sáng tạo qua các ví dụ như:
- Vinamilk: “Vinamilk – Mắt sáng dáng cao” hoặc “Sữa chua Vinamilk nha đam mới – Vị thật ngon, da thật đẹp”.
- Starbucks: “A perfect cup of coffee” hoặc “A good life with a good cup of coffee”.
- Coca Cola: “Share a Coke, connecting friends”.
- Bitis: “Đi để trở về”.
Xem thêm: Thông điệp là gì? Cách tạo nên thông điệp truyền thông ấn tượng
Những tiêu chí của Key message cần đạt được
Trong quá trình sáng tạo key message, bạn cần liên tục đặt câu hỏi cho mình là key message của bạn đã thực sự tạo được ấn tượng hay chưa? Và dưới đây là những tiêu chí bạn cần chú ý, để bạn có thể trả lời câu hỏi những tiêu chí để tạo sự ấn tượng trong key message là gì?
Tiêu chí ngắn gọn
Thông thường một thông điệp truyền thông chỉ có độ dài trong khoảng 12 chữ. Mục đích là truyền tải thông tin ngắn gọn, nhanh chóng và để tạo ra sự ấn tượng giúp khách hàng nhớ ngay sau khi đọc. Với một key message quá dài sẽ khiến khách hàng không đọc hoặc sẽ quên một cách nhanh chóng.
Tạo sự khác biệt
Tiêu chí tiếp theo để đánh giá một key message chính là sự khác biệt. Thông điệp cần phải tạo được sự khác biệt và độc đáo của thương hiệu. Đừng để khách hàng của bạn nhầm lẫn đến một thương hiệu nào khác khi đọc key message. Bạn cần tinh tế trong việc kết hợp những đặc trưng của thương hiệu vào key message, nhằm tạo được những ấn tượng mạnh mẽ và ghi nhớ tốt cho khách hàng.
Yếu tố về mặt cảm xúc
Yếu tố cảm xúc luôn là điều giúp chúng ta chú tâm đến, và yếu tố cảm xúc cũng là yếu tố quan trọng trong việc tạo key message. Để tạo được sự kết nối với khách hàng, bạn cần phải hiểu rõ được đối tượng khách hàng của mình, sử dụng những yếu tố cảm xúc một cách phù hợp trong thông điệp. Yếu tố cảm xúc mang đến sự chân thật và đồng cảm đối với khách hàng.
Tiêu chí về tone giọng
Tiêu chí về tone giọng cũng là một yếu tố quan trọng khi tạo thông điệp truyền thông. Bạn cần phải đưa ra quyết định về việc sử dụng tone giọng nào để truyền tải đến khách hàng, đó có phải là tone hài hước, vui vẻ hay khiêm nhường hoặc trang trọng. Việc đưa ra quyết định này cần phải dựa trên việc đoán định xem khách hàng của bạn muốn nghe thấy tone giọng nào khi tiếp nhận những thông điệp từ thương hiệu.
Ngôn ngữ
Thông điệp truyền thông sẽ được xem là tốt nếu sử dụng ngôn ngữ dễ đọc và tích cực. Việc hạn chế sử dụng các từ ngữ tiếng lóng là cần thiết, để tránh gây ấn tượng không tốt đối với một số nhóm khách hàng. Do đó, khi sáng tạo key message, bạn nên lựa chọn các từ ngữ một cách cẩn trọng.
Cách sáng tạo key message ấn tượng
Trong các kế hoạch tiếp thị, việc tạo thông điệp truyền thông là một phần quan trọng. Ngoài việc đảm bảo key message phải thật sự hay và tạo ấn tượng, bạn cũng cần cung cấp thông tin một cách chính xác, phù hợp với mục tiêu của thương hiệu và doanh nghiệp. Sau đây là 3 bước để sáng tạo key message độc đáo và ấn tượng bạn nên tham khảo.
Xác định đối tượng mục tiêu hướng đến
Sai lầm thường gặp khi sáng tạo key message là bỏ qua bước xác định đúng nhóm đối tượng khách hàng. Nếu bạn không biết chính xác đối tượng khách hàng nào là mục tiêu của bạn, thì bạn không thể tạo được key message thu hút họ. Do đó để tránh mắc sai lầm này, hãy dành thời gian để liệt kê các nhóm khách hàng tiềm năng, suy nghĩ về những chủ đề họ quan tâm để tạo nên key message sáng tạo.
Với GoSELL, bạn có thể dễ dàng phân tích hàng vi cũng như thu thập dữ liệu của nhóm đối tượng khách hàng mục tiêu với những công cụ được tích hợp sẵn trên phần mềm như:
- Công cụ phân tích hành vi người dùng trên website Google Analytics giúp xây dựng bức tranh toàn cảnh về hoạt động của cửa hàng online (bao gồm cả website và app). Với công cụ này, bạn có thể hiểu rõ nhu cầu và mong muốn của khách hàng, để đáp ứng và cải thiện trải nghiệm mua sắm cho họ nhằm nâng cao năng suất bán hàng.
- Google Tag Manager, cho phép bạn gắn tùy ý số thẻ theo dõi trên website và thực hiện đo lường thông qua Google Analytics. Bạn có thể theo dõi và phân tích hành vi khách hàng với quy trình được tối ưu hơn, dự đoán các xu hướng cũng chính xác hơn.
- Facebook Pixel giúp theo dõi hành vi và thu thập dữ liệu khách hàng, đo lường hiệu suất trong quá trình chạy Facebook Ads. Ngoài ra, tính năng này còn cho phép bạn tối ưu hóa chất lượng quảng cáo theo đúng đối tượng khách hàng mục tiêu nhằm nâng cao tỷ lệ chuyển đổi trên Facebook.
Brainstorming xác định mục tiêu truyền thông
Sau khi đã xác định được mục tiêu truyền thông là gì, tiếp đến bạn nên chuyển sang tạo key message. Toàn bộ quá trình sáng tạo key message cần bám sát vào đối tượng khách hàng mục tiêu để key không bị đi chệch hướng.
Tiếp đến, trong quá trình sáng tạo ra một key message ấn tượng. Sau khi đã xác định được nhóm khách hàng mục tiêu thì bạn hãy khám phá xem họ cần gì và muốn nghe gì từ bạn bằng cách trả lời những câu hỏi sau:
- Nội dung mà bạn muốn truyền tải đến khách hàng là gì?
- Nội dung của bạn thực sự quan trọng với khách hàng?
- Tại sao nội dung của bạn lại độc đáo và khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh khác?
- Nội dung có chứa những lợi ích và giá trị thiết thực cho khách hàng không?
Chỉnh sửa hoàn thiện key message
Phát triển mỗi ý tưởng thành một key message trong quá trình sáng tạo. Hãy đảm bảo key message đúng với mục tiêu truyền thông đã đề ra trước đó. Để hoàn thiện key message, hãy đối chiếu nó với những câu hỏi sau:
- Key message có phù hợp với thương hiệu, doanh nghiệp không?
- Khi đọc key message có tạo ra âm thanh trò chuyện không?
- Key message viết đơn giản và ngắn gọn hơn không?
- Key message đủ khả năng thúc đẩy khách hàng hành động không?
Các nền tảng có thể tiếp thị Key Message
Để gửi key message đến đối tượng khách hàng mục tiêu, bạn có thể sử dụng các nền tảng sau đây:
- Nền tảng mạng xã hội: Người tiêu dùng ngày nay phụ thuộc khá nhiều vào các nền tảng Social Media. Mạng xã hội cho phép doanh nghiệp tiếp cận khách hàng tiềm năng theo nhiều cách khác nhau. Chính vì vậy, đây là nền tảng tiềm năng để tiếp thị Key message.
- Việc xây dựng các Landing page cho chiến dịch truyền thông, cũng giúp bạn có thể truyền tải những thông điệp mà mình mong muốn đến khách hàng dễ dàng với chi phí tiết kiệm hơn.
- Xây dựng website với GoWEB: Đây là một kênh giúp doanh nghiệp xây dựng và định vị thương hiệu trong tâm trí khách hàng hiệu. Đặc biệt, với tính năng viết Blogs sẽ giúp những thông điệp của bạn được truyền tải một cách dễ hiểu và nhanh chóng đến người tiêu dùng hơn.
Sáng tạo ra một key message đánh trúng tâm lý của khách hàng không phải là điều đơn giản. Bởi vậy, bạn cần bắt đầu từ việc hiểu rõ key message là gì cũng như cách để sáng tạo key message hiệu quả.
Kết luận
Với bài viết trên, GoACADEMY đã đưa đến cho bạn những thông tin về thông điệp truyền thông hay key message là gì. Đặc biệt đã giới thiệu đến bạn những thông điệp truyền thông ấn tượng, sáng tạo nhất đến từ các thương hiệu. Mong rằng với những thông tin đã giúp bạn không còn bối rối khó khăn khi cần tạo key message cho chiến dịch marketing và tạo được key message đầy thu hút.