Kinh doanh online
Bí kíp chốt trăm đơn khi kinh doanh online trên Shopee
Shopee là nền tảng thương mại điện tử đang rất được lòng thị trường Việt Nam hiện nay. Nơi đây thu hút nhiều người mua và người bán phát triển mạnh mẽ. Kinh doanh online trên Shopee không phải là khó, hãy tham khảo bài viết này cùng GoAcademy để có thêm kinh nghiệm bán hàng tại Shopee nhé.
Shopee là gì?
Shopee được ra mắt tại Singapore vào năm 2015 với định hướng là sàn thương mại điện tử phát triển chủ yếu trên thiết bị di động. Mục đích hoạt động như một mạng xã hội phục vụ nhu cầu mua bán mọi lúc, mọi nơi cho người dùng. Toàn bộ quy trình và hệ thống vận hành, giao nhận và hỗ trợ về khâu thanh toán, Shopee là cầu nối giúp việc mua sắm trực tuyến thuận tiện và an toàn hơn cho người mua và người bán.
Cũng vào năm 2015, Shopee đã nhận giải thưởng “Khởi Nghiệp Của Năm tại Singapore” trong ấn bản thứ hai của tạp chí “Giải thưởng Vulcan”.
Mô hình được định hướng Shopee Việt Nam là C2C (Consumer to Consumer) Marketplace – Trung gian trong quy trình mua bán giữa các cá nhân với nhau. Tuy nhiên, hiện nay Shopee Việt Nam đã trở thành mô hình lai khi có cả B2C (Business to Consumer) giữa doanh nghiệp đến người tiêu dùng.
Ưu điểm khi kinh doanh online trên Shopee
Bán hàng online trên Shopee đem lại rất nhiều lợi ích cho người bán, như:
- Gian hàng đăng bán sản phẩm miễn phí và không giới hạn sản phẩm. Cách tạo và đăng ký bán hàng Shopee nhanh và đơn giản. Bất cứ cá nhân, doanh nghiệp đều có thể đăng ký dễ dàng.
- Dễ dàng tăng nhận diện thương hiệu đến nhiều khách hàng.
- Shopee dẫn đầu nhiều xu hướng marketing mới thu hút rất nhiều lượt khách hàng ghé thăm mỗi ngày, giúp bạn phát sinh đơn hàng dễ dàng.
- Shopee đang sử dụng mô hình “trọn gói”: Người bán chỉ cần đăng bán, người mua đặt hàng, Shopee vận chuyển – nhận tiền từ khách hàng và thanh toán cho người bán định kỳ.
- Thành công với các chiến dịch khuyến mại lớn như Flash sale, sale định kỳ mỗi tháng: 1/1, 2/2, 3/3/… điều này giúp cửa hàng của bạn có thể chốt đơn một cách dễ dàng.
>>Xem thêm:
- Ngồi rung đùi cũng kiếm chục triệu mỗi tháng với tiếp thị liên kết Shopee
- Mẹo bán hàng online trên Shopee hiệu quả, đơn về liên tục
Bí kíp giúp bạn chốt đơn dễ dàng khi kinh doanh online trên Shopee
Chắc hẳn bất kỳ cá nhân, doanh nghiệp nào cũng muốn chốt đơn liên tục trên bất kỳ nền tảng nào mà bạn đang kinh doanh. Dù là Shopee hay Lazada, GoMUA, Tiki… thì bạn đều có thể ứng dụng bí kíp này, hãy cùng xem những cách này là gì nhé.
Gây tò mò thông qua tiêu đề
Cách để gây chú ý dễ nhất ngoài hình ảnh đẹp và bắt mắt thì chính là tiêu đề khiến họ nén lại vài giây để xem chi tiết.
Hãy đặt những tiêu đề mang tính tò mò cho khách hàng hoặc đặt tiêu đề theo trend, ví dụ:
- Mặc áo này ra đường xứng đáng có 10 người yêu.
- Mặc đẹp quan trọng đến thế sao? Vậy thì mua ngay set đồ này.
- Kem dưỡng da Hada Labo có hiệu quả như lời đồn?
Tuy nhiên, trước khi áp dụng hình thức này, bạn sẽ phải định hướng lại khách hàng của mình là ai? Đối tượng như thế nào?… Vì không hẳn cái nào cũng sẽ hợp với đối tượng mục tiêu của bạn.
Hoặc bạn có thể đổi những ý tưởng này vào phần mô tả chi tiết sản phẩm nhé và sau đó bạn có cơ hội giải thích thêm những ý chính tại đây.
Đánh giá sản phẩm rất quan trọng trong bán hàng tại Shopee
Những đánh giá từ những khách hàng mua trước rất quan trọng, giúp những khách hàng đến sau ra quyết định mua hàng nhanh hơn. Khách hàng thường có xu hướng sẽ xem những đánh giá 1 – 3 sao trước để xem sản phẩm có tệ không? Hay tệ như thế nào, có trong mức độ cho phép của họ hay không? Sau đó họ mới xem đến những đánh giá tốt 4 – 5 sao.
Để có được những đánh giá tốt tất nhiên sản phẩm của bạn ngoài chất lượng ra thì bộ phận trả lời tin nhắn hoặc tư vấn khách hàng phải nhanh và chính xác (thời gian phản hồi cũng quyết định tỷ số uy tín của cửa hàng). Hãy kèm quà tặng nhỏ để khuyến khích khách hàng để lại bình luận tốt sau khi đã nhận được hàng. Lấy lòng khách hàng khi bán hàng trên Shopee cũng không quá khó đúng không nào?
Tham gia tất cả chiến dịch khuyến mãi của Shopee
Vào những ngày Flash Sale của Shopee thu hút rất nhiều lượng khách tham gia từ 0h – 23h của ngày đó. Các đơn vị vận chuyển thường quá tải vì lượng đặt hàng tại nền tảng này rất lớn. Hãy tham gia Flash Sale để quảng bá thương hiệu/sản phẩm của mình đến khách hàng, chắc chắn tỷ lệ ra đơn của bạn là rất cao. Từ đó hãy chăm sóc những vị khách được thu hút bởi khuyến mãi này và hướng họ trở thành khách hàng trung thành.
Hashtag giúp khách hàng “lạc” đến cửa hàng của bạn
Thật vậy, hashtag những từ khóa liên quan đến sản phẩm sẽ giúp khách hàng “lạc” đến cửa hàng của bạn một cách tình cờ. Khi họ có nhu cầu mua sản phẩm về làm đẹp như kem dưỡng da, khách hàng sẽ có xu hướng gõ từ khóa kem dưỡng da + tên thương hiệu (Ví dụ: Kem dưỡng da Paula’s Choice) Shopee sẽ hướng họ đến những cửa hàng có bán sản phẩm này và chọn những cửa hàng họ cảm thấy phù hợp nhất.
Ngoài việc thuật toán Shopee sẽ “ưu tiên” hiển thị những cửa hàng có nhiều lượt mua hoặc cửa hàng chính thức (official) Shopee sẽ hiển thị thêm những cửa hàng có hashtag trùng với từ khóa mà bạn chọn. Vì vậy đừng ngừng ngại đặt ra những từ khóa có thể khách hàng sẽ tìm như: #paulaschoice, #kemduongda, #suaduongthe, #chinhhang, #uytin…
Đưa ra mức giá phù hợp có tính cạnh tranh
Với những cửa hàng chưa nổi bật trên Shopee bạn sẽ khó thu hút hoặc gây ấn tượng tới khách hàng về thương hiệu, vậy hãy chọn gây ấn tượng mạnh về giá (những vẫn phải đảm bảo sản phẩm chất lượng). Hãy chọn đặt giá thấp nhất thị trường để cạnh tranh với những thương hiệu khác. Với cách này bạn cũng có thể thu hút được lượng đánh giá sản phẩm từ khách hàng.
Khi đã ổn định hơn, bạn có thể quay về mức giá trung bình hoặc mức giá bạn muốn để thực hiện chiến lược định vị khác.
Như vậy, chúng ta đã lướt qua những cách giúp bạn chốt đơn thành công khi kinh doanh online trên Shopee. Thương trường là chiến trường đừng ngần ngại thử sức và chiến đấu bạn nhé. Hãy tham khảo thêm nhiều bài viết xu hướng kinh doanh trên Shopee tại GoAcademy, chắc chắn bạn sẽ chọn ra được điểm mạnh của sản phẩm của mình. Chúc bạn bán được nhiều hàng hơn!