Câu chuyện kinh doanh
Mô hình kinh doanh là gì? Bất ngờ với mô hình của Google và Facebook
Có bao giờ bạn đặt câu hỏi: việc truy cập Google và Facebook là miễn phí, vậy hai công ty này thu lợi nhuận từ đâu hay không? Mô hình kinh doanh của họ có gì đặc biệt? Bài viết này, GoACADEMY sẽ giúp bạn làm rõ thắc mắc mô hình kinh doanh là gì và khám phá cách mà Google và Facebook thu về lợi nhuận khủng.
Mô hình kinh doanh là gì?
Mô hình kinh doanh (hay còn gọi là Business Model) là một thuật ngữ bắt đầu phổ biến vào những năm 90 của thế kỷ XX. Có nhiều định nghĩa liên quan đến khái niệm này như sau:
“Mô hình kinh doanh của doanh nghiệp là một đại diện đơn giản hóa lí luận kinh doanh của doanh nghiệp đó. Nó mô tả doanh nghiệp chào bán cái gì cho khách hàng, làm sao doanh nghiệp tìm đến và thiết lập quan hệ với khách hàng, qua những nguồn nào, những hoạt động và đối tác nào để đạt được điều đó và cuối cùng là, doanh nghiệp đó tạo ra lợi nhuận bằng cách nào”. (Theo “How to Describe and Improve your Business Model to Compete Better”, 2004 của Alexander Osterwalder).
Hoặc “Mô hình kinh doanh của doanh nghiệp là một kế hoạch hay một hình mẫu mô tả doanh nghiệp đó cạnh tranh, sử dụng những nguồn lực, các quan hệ với khách hàng và lợi nhuận của doanh nghiệp như thế nào để tồn tại và phát triển”. (Theo “Entrepreneurship: Successfully Launching New Ventures”, 2005 của Bruce R. Barringer, R. Duane Ireland).
Mô hình kinh doanh là gì? Có thể hiểu đơn giản nó là kế hoạch kinh doanh của một doanh nghiệp. Trong đó thể hiện việc doanh nghiệp sẽ bán sản phẩm gì, bán làm sao nhằm mục đích tạo ra lợi nhuận.
Xem thêm: Tổng hợp các mô hình kinh doanh đang là xu hướng hiện nay
Các yếu tố cấu thành của mô hình kinh doanh là gì?
Sau khi tìm hiểu về mô hình kinh doanh là gì, bạn cần tìm hiểu về vai trò quan trọng của nó đối với doanh nghiệp. Đây là trung gian kết nối giữa đầu vào kỹ thuật (Technical inputs) và đầu ra kinh tế (Economics outputs). Để có thể làm tốt vai trò này, một mô hình kinh doanh cần có 4 khu vực sau đây:
- Khu vực hoạt động: hoạt động chính, nguồn lực chính và mạng lưới đối tác.
- Phải kể đến khu vực sản phẩm/ dịch vụ: giá trị đề nghị.
- Khu vực khách hàng: khách hàng mục tiêu, kênh phân phối và quan hệ khách hàng.
- Khu vực tài chính: chi phí và doanh thu.
9 yếu tố cơ bản của mô hình kinh doanh
- Hoạt động chính: để xây dựng và triển khai một mô hình kinh doanh, doanh nghiệp phải có những hoạt động chủ chốt.
- Nguồn lực chính: khả năng cung cấp sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Nguồn lực sẽ tạo nên lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp.
- Mạng lưới đối tác: những cá nhân, tổ chức có mối quan hệ hợp tác với doanh nghiệp.
- Giá trị đề nghị: giá trị, lợi ích mà sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp mang lại cho khách hàng.
- Khách hàng mục tiêu: nhóm khách hàng chính mà doanh nghiệp hướng đến. Những khách hàng này sẽ quyết định sự sống còn của doanh nghiệp thông qua hành vi mua hàng.
- Kênh phân phối: là các kênh mà doanh nghiệp thông qua đó để bán sản phẩm, dịch vụ của mình.
- Quan hệ khách hàng: là sự kết nối, tương tác giữa doanh nghiệp với khách hàng.
- Cấu trúc chi phí: các chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra khi vận hành mô hình kinh doanh.
- Doanh thu: nguồn thu mà doanh nghiệp nhận từ khách hàng thông qua việc mang lại giá trị cho khách hàng.
Một số mô hình kinh doanh phổ biến
Với các yếu tố cấu thành kể trên, có rất nhiều mô hình kinh doanh có đặc thù khác nhau được thành lập. Trong khuôn khổ bài viết này, GoSELL sẽ giới thiệu đến bạn một số mô hình phổ biến.
Mô hình tạo doanh thu ẩn (Hidden revenue business model)
Điển hình cho mô hình này chính là Google và Facebook. Hai công ty này cung cấp các ứng dụng và nền tảng miễn phí cho hàng tỷ người trên thế giới. Và họ kiếm tiền từ dữ liệu của những người sử dụng ứng dụng của họ. Gọi là mô hình tạo doanh thu ẩn là vì người dùng hầu như không nhận ra dữ liệu cá nhân của họ được bán cho các nhà quảng cáo.
Cách mà Google và Facebook tạo ra doanh thu chính là họ thu thập thông tin người dùng thông qua các tác vụ được thực hiện trên ứng dụng của họ. Đó có thể là lượt tìm kiếm, lượt Like. Các thông tin sau đó sẽ được bán cho các doanh nghiệp dưới dạng quảng cáo.
Mỗi khi bạn nhấp vào các liên kết trên Google có ký hiệu quảng cáo trực tuyến là bạn đang giúp Google kiếm tiền từ các từ khóa có trong liên kết đó. Còn khi bán hàng trên Facebook, các quảng cáo xuất hiện trên bảng tin người dùng chính là cách họ kiếm tiền.
Mô hình lợi nhuận với các sản phẩm đi kèm
Mô hình kinh doanh này hoạt động dựa trên nguyên tắc: khiến khách hàng trung thành với sản phẩm, dịch vụ của thương hiệu. Sau đó, tận dụng sự trung thành này để bán các sản phẩm, phụ kiện đi kèm.
Case study đại diện cho mô hình này có thể kể đến Apple. Theo đó, “nhà Táo” đã tạo ra các nền tảng như App Store, iTunes nhằm mục đích bán các ứng dụng, phim ảnh, bài hát… với mức giá phải chăng. Tuy nhiên, với các sản phẩm chính như iPhone, iPad… lại có mức giá cao hơn.
Bằng, Apple đã khiến khách hàng bị “mắc kẹt” trong hệ sinh thái của họ. Có nghĩa là, nếu muốn sử dụng các nền tảng như App Store, khách hàng buộc phải mua các sản phẩm của Apple.
Mô hình tiếp thị liên kết (Affiliate Marketing Business Model)
Đây là một mô hình kinh doanh trẻ và có nhiều tiềm năng hiện nay. Mô hình này có sự tham gia của:
- Nhà cung cấp: đơn vị, doanh nghiệp sở hữu sản phẩm, dịch vụ.
- Nhà phân phối: cá nhân có nhu cầu và khả năng bán hàng.
- Khách hàng: người sử dụng sản phẩm, dịch vụ của nhà cung cấp.
- Mạng lưới tiếp thị liên kết: nền tảng kết nối giữa nhà cung cấp và nhà phân phối.
- Chương trình tiếp thị liên kết: hệ thống Affiliate được nhà cung cấp triển khai.
Cách thức triển khai của mô hình này tương đối đơn giản. Theo đó, nhà phân phối sẽ tiếp thị sản phẩm của nhà cung cấp đến người tiêu dùng thông qua các link Affiliate. Khi có người truy cập và đặt hàng thành công từ link này thì người phân phối sẽ nhận được % hoa hồng tương ứng. Mô hình này đã và đang trở thành hình thức kiếm tiền online phổ biến ở Việt Nam.
Xem thêm: Tất tần tật về mô hình kinh doanh Affiliate Marketing
Trên đây GoACADEMY vừa giúp bạn giải đáp câu hỏi mô hình kinh doanh là gì. Với các cá nhân có ý định thành lập doanh nghiệp, bạn hãy cân nhắc đảm bảo đầy đủ các yếu tố cần có trong một mô hình.