Câu chuyện kinh doanh
Kinh nghiệm mở nhà hàng cần lưu ý những gì?
Ngành F&B nói chung và kinh doanh nhà hàng nói riêng là một trong các ngành chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, bởi ăn uống là nhu cầu cơ bản hàng ngày và không thể thiếu. Đó là lý do vì sao ngày càng có nhiều mô hình kinh doanh dịch vụ ăn uống phát triển, và để trụ vững trong lĩnh vực đầy sự cạnh tranh này không phải là điều dễ dàng. Vậy mở nhà hàng cần lưu ý những gì? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp chi tiết đến bạn.
Mở nhà hàng cần lưu ý những gì?
GoACADEMY sẽ gợi ý đến bạn các yếu tố cần có, giúp bạn có câu trả lời chính xác cho câu hỏi: “Mở nhà hàng cần lưu ý những gì?”.
Mở nhà hàng cần lưu ý những gì – Xác định mô hình kinh doanh của nhà hàng
Khi bạn có dự định mở nhà hàng, điều đầu tiên bạn cần xác định là mô hình nhà hàng mà bạn muốn hướng đến. Sau đó, bạn mới có thể đưa ra những chiến lược để thu hút khách hàng. Chẳng hạn như bạn muốn mở nhà hàng chay, hay nhà hàng lẩu, nướng, buffet,..? Phân khúc khách hàng bạn hướng đến là khách hàng cao cấp, hay tầm trung, hay bình dân? Phong cách nhà hàng, bạn muốn theo phong cách Nhật Bản, Trung Hoa, hay Việt Nam?
Ngoài các mô hình kinh doanh gợi ý trên, bạn cũng có thể tự sáng tạo ra một mô hình mang phong cách hoàn toàn riêng biệt để gây ấn tượng với khách hàng. Bởi con người luôn có xu hướng yêu thích và dễ bị thu hút bởi những điều mới lạ.
Xem thêm: Những mô hình kinh doanh nhà hàng phổ biến nhất hiện nay
Nghiên cứu thị trường thật kỹ trước khi mở nhà hàng
Dù kinh doanh bất kỳ mô hình nào, thì nghiên cứu thị trường là bước không thể bỏ qua, đây sẽ là bước quyết định xem nhóm khách hàng mục tiêu bạn muốn hướng đến là ai. Việc xác định được đối tượng khách hàng cũng giúp bạn phục vụ nhóm khách hàng đó tốt hơn.
Trước tiên, bạn cần xây dựng chân dung khách hàng với các yếu tố như giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp, sở thích ăn uống,… Mỗi nhóm khách hàng sẽ có yêu cầu khác nhau khi lựa chọn nơi ăn uống, nên bạn cần dựa trên kết quả nghiên cứu để lên kế hoạch cho phù hợp.
Bên cạnh việc nghiên cứu thị trường, bạn cũng nên dành thời gian nghiên cứu các hoạt động của đối thủ cạnh tranh. Để xem họ đã và đang làm được những gì, như vậy bạn vừa có thể học hỏi, vừa lên kế hoạch chiếm được thị phần.
Mở nhà hàng cần lưu ý những gì – Chuẩn bị nguồn vốn để mở nhà hàng
Với loại hình kinh doanh này, số vốn nhiều hay ít còn phụ thuộc vào quy mô của nhà hàng. Nếu là mô hình nhà hàng cao cấp, hoặc nhà hàng tiệc cưới thì chi phí ban đầu có thể lên đến hàng tỷ đồng. Nếu là mô hình nhà hàng bình dân thì mức vốn ban đầu có thể trong khoảng 200-300 triệu đồng.
Để việc tính toán được cụ thể hơn, bạn nên làm một bảng ước tính các khoản cần chi như thuê mặt bằng, trang trí nội thất, thiết bị, nguyên vật liệu, đội ngũ nhân viên,…
Xem thêm: Bảng dự toán chi phí mở quán ăn, nhà hàng cho người mới bắt đầu.
Lựa chọn vị trí và xác định chi phí thuê mặt bằng
Mở nhà hàng cần lưu ý những gì – Vị trí mở nhà hàng
Địa điểm mở nhà hàng sẽ được xác định dựa vào nhóm đối tượng mục tiêu mà bạn hướng đến. Chẳng hạn như bạn muốn mở nhà hàng phục vụ cho đối tượng nhân viên văn phòng, thì bạn nên chọn các địa điểm ở gần khu cao ốc văn phòng. Hoặc nếu bạn muốn mở nhà hàng phục vụ cho đối tượng học sinh, sinh viên thì bạn nên chọn các địa điểm ở gần trường học, ký túc xá.
Lưu ý khi tìm địa điểm, bạn cần tìm hiểu kỹ khu vực đó đã có mô hình tương tự với mô hình bạn dự định kinh doanh hay chưa. Nếu khu vực đó đã xuất hiện mô hình tương tự thì bạn cũng có thể mở nhà hàng của mình ở khu vực đó để khách hàng có thêm sự lựa chọn. Tuy nhiên, bạn cần phải làm tốt hơn đối thủ thì mới có thể cạnh tranh với họ.
Diện tích mặt bằng nhà hàng
Để khách hàng có được cảm giác thoải mái nhất khi đến nhà hàng, bạn nên chọn mặt bằng thông thoáng và có đủ ánh sáng. Đồng thời, chú ý đến các yếu tố như chỗ để xe phải rộng rãi, khu vực xung quanh nhà hàng phải đảm bảo an ninh tốt,….
Xác định chi phí thuê mặt bằng
Tùy vào vị trí thuê mặt bằng mà sẽ có mức giá tương ứng, nếu bạn thuê ở các khu vực trung tâm thì giá sẽ rất cao, còn nếu ở khu vực ngoài thành thì mức giá sẽ rẻ hơn. Ngoài ra, giá thuê mặt bằng cũng có thể bị ảnh hưởng bởi yếu tố giao thông qua lại vị trí đó có thuận tiện hay không.
Xác định phong cách thiết kế, trang trí không gian nhà hàng
Phong cách thiết kế không gian không chỉ là yếu tố giúp bạn tạo nên nét riêng cho nhà hàng, mà còn giúp nhà hàng trở nên nổi bật hơn so với đối thủ cạnh tranh. Có một thực tế, rất nhiều mô hình nhà hàng không thực sự có những món ăn ngon nhưng lại thu hút khách hàng bởi có phong cách thiết kế độc đáo.
Lưu ý khi thiết kế, bạn cần chú ý cả phần ngoại thất lẫn nội thất, từ kiểu dáng bàn ghế, màu sắc tường, ánh sáng đèn, vật trang trí,… Tất cả đều phải đảm bảo sự hài hòa cho không gian, bởi đây cũng là yếu tố góp phần làm cho món ăn của nhà hàng thêm hấp dẫn.
Xác định phong cách thiết kế menu và cân đối giá món ăn
Mở nhà hàng cần lưu ý những gì – Xác định phong cách thiết kế menu
Thiết kế của menu cũng nên đồng bộ với phong cách thiết kế nhà hàng, lưu ý việc sắp xếp các món ăn trong menu phải thật khoa học và tạo sự tiện lợi cho khách hàng trong quá trình chọn món. Bên cạnh đó, cách đặt tên món cũng là một chiêu thức giúp bạn gây ấn tượng với khách hàng.
Cân đối giá bán cho món ăn
Khác với các sản phẩm bán lẻ, mức giá cho món ăn trong nhà hàng sẽ do chủ nhà hàng quyết định. Cũng chính vì vậy mà đây là bước khiến bạn đau đầu nhất. Vì nếu giá bán không hợp lý, thì bạn sẽ mất đi khách hàng của mình.
Thông thường, giá trên menu sẽ cao hơn giá nguyên vật liệu từ 30-35%. Tuy nhiên, sẽ còn có nhiều yếu tố tác động đến nguồn nguyên vật liệu như mùa vụ, dịch bệnh, chính sách của nhà nước,… Nên bạn cần theo dõi để cập nhật giá bán cho phù hợp.
Song song đó, bạn cũng có thể cân đối về định lượng món ăn. Tránh trường hợp phần ăn quá nhiều sẽ gây lãng phí, nhưng nếu quá ít thì sẽ khiến khách hàng bất mãn và khả năng cao sẽ không quay lại nhà hàng vào lần sau.
Xem thêm: Bí quyết xây dựng thực đơn nhà hàng hoàn hảo, tăng doanh thu
Mở nhà hàng cần lưu ý những gì- Chú trọng đào tạo đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp
Khi tuyển dụng nhân viên nhà hàng, bạn cần xác định những phần việc mà nhân viên đó sẽ đảm nhận. Dù nhà hàng có quy mô thế nào thì cung cách phục vụ của nhân viên vẫn phải luôn thể hiện sự chuyên nghiệp, từ nhân viên phục vụ cho đến đầu bếp, bảo vệ. Bởi chỉ cần một nhân viên có thái độ không tốt, cũng sẽ khiến khách hàng có ấn tượng xấu và không muốn quay lại nhà hàng của bạn.
Đảm bảo an toàn thực phẩm
An toàn thực phẩm là vấn đề cần được đặt lên hàng đầu khi bạn quyết định kinh doanh dịch vụ ăn uống. Bạn cần phải khắt khe trong khâu lựa chọn nguồn cung cấp nguyên liệu đầu vào. Đặc biệt là trong thời buổi công nghệ – truyền thông phát triển như ngày nay, chỉ cần nhà hàng xảy ra một vấn đề nhỏ cũng có thể dẫn đến hậu quả khôn lường.
Đầu tư phần mềm quản lý giúp tiết kiệm thời gian bán hàng
Với những yếu tố mà GoSELL vừa tổng hợp trên, chắc hẳn bạn đã có được 80% câu trả lời cho câu hỏi: “Mở nhà hàng cần lưu ý những gì?”. Tuy nhiên, để việc bán hàng được trơn tru và trải nghiệm khách hàng được nâng cao, bạn có thể sử dụng phần mềm quản lý bán hàng chuyên biệt cho ngành F&B. Trong đó, phần mềm GoF&B là phần mềm chuyên dụng và được đông đảo chủ nhà hàng, quán ăn tin dùng. Bởi các ưu điểm vượt trội như:
Dễ sử dụng và phù hợp với nhiều mô hình
GoF&B được thiết kế thân thiện với người dùng, đảm bảo sự linh hoạt trong việc đăng tải cửa hàng và chỉnh sửa menu nhanh chóng. Hỗ trợ tối ưu quy trình quản lý chặt chẽ, ưu tiên xử lý tốc độ các đơn hàng trong giờ cao điểm nhằm mang đến khách hàng phong cách phục vụ chuyên nghiệp.
Ngoài hỗ trợ cho mô hình kinh doanh nhà hàng, phần mềm còn hỗ trợ cho các mô hình khác như cửa hàng cafe, quán ăn, quán bar,…. từ online đến offline hiệu quả.
Hoạt động mạnh mẽ trên nhiều nền tảng
Nhằm tăng độ phủ cho nhà hàng, tối ưu chi phí và mang đến khách hàng trải nghiệm xuyên suốt, GoF&B hỗ trợ hoạt động trên các nền tảng:
- POS giúp nhân viên ghi nhận yêu cầu gọi món tại quầy hoặc sử dụng thiết bị cầm tay ghi nhận món tại bàn nhanh chóng. Các thông tin sẽ được chuyển đến bộ phận chế biến, tình trạng bàn hoặc khu vực cũng sẽ được cập nhật theo thời gian thực giúp nhân viên phục vụ, thanh toán cho khách hàng kịp thời.
- App đặt món hỗ trợ khách đặt món ngay tại nhà chỉ với vài thao tác đơn giản. Họ có thể tùy ý điều chỉnh số lượng sản phẩm, thêm hoặc xóa sản phẩm khỏi giỏ hàng. Hoặc chủ động gọi món tại bàn thông qua ứng dụng đặt món bằng cách quét mã QR. Như vậy, họ có thể tự lên đơn và chỉ cần đến quầy nhận món mà không cần phải xếp hàng.
- Website bán hàng cho phép bạn tự tay thiết kế một website với giao diện đẹp mắt, kết hợp sử dụng các công cụ marketing online (như SEO, Blogs, Google Analytics,..) để mở rộng tệp khách hàng. Thông qua website, khách hàng có thể đặt bàn trước theo ý muốn. Từ đó, bạn có thể quản lý, sắp xếp bàn một cách chủ động hơn.
- App bán hàng cũng cho phép bạn nhanh chóng tiếp cận đến lượng lớn tín đồ ăn uống. Với giao diện trực quan, khách hàng có thể thêm món vào giỏ hàng trong tích tắc. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng tính năng tích điểm, đổi điểm, tạo mã khuyến mãi, giá bán sỉ, thông báo đẩy,… để tăng tỷ lệ chuyển đổi.
Tối ưu quy trình quản lý nhà hàng với các tính năng hiện đại
Để chủ nhà hàng nắm rõ thông tin và tình trạng đơn hàng, GoF&B tích hợp tính năng quản lý đơn hàng giúp bạn tránh rơi vào tình trạng bỏ sót đơn hàng của khách. Đối với sản phẩm, bạn có thể sử dụng tính năng quản lý sản phẩm, để thuận tiện theo dõi tình trạng sản phẩm và phản hồi đến khách hàng chính xác.
Song song đó, để biết được thời điểm nào nên nhập thêm hoặc xuất tồn kho, thì tính năng quản lý tồn kho sẽ giúp bạn quản lý tồn kho nguyên vật liệu chi tiết. Đồng thời, các thông tin của nhà cung cấp, bạn cũng có thể lưu trữ và quản lý chặt chẽ thông qua tính năng quản lý nhà cung cấp để thuận tiện cho việc liên hệ nhập hàng vào những lần kế tiếp.
Nếu bạn đang phân vân không biết nên xây dựng chiến lược bán hàng sao cho hiệu quả, thì tính năng quản lý khách hàng sẽ giúp bạn lưu trữ và quản lý toàn bộ thông tin khách hàng. Dựa vào các thông tin thu thập được, bạn có thể phân nhóm để xây dựng các chiến lược bán hàng phù hợp và tiết kiệm chi phí nhất.
Tính năng quản lý cửa hàng sẽ giúp bạn theo dõi tổng quan tình hình kinh doanh cũng như hoạt động của cửa hàng/chi nhánh một cách cụ thể. Cùng với tính năng quản lý nhân viên, giúp bạn phân quyền cho từng nhân viên trong nhà hàng hoặc tại nhiều chi nhánh theo chức năng tương ứng. Nhân viên chỉ có thể thao tác trên những chức năng được ủy quyền và không thể xem các thông tin khác của nhà hàng.
Và một số tính năng khác
GoF&B còn hỗ trợ thực hiện chiến dịch marketing bằng các công cụ Email marketing và tạo mã QR code ưu đãi, giúp bạn tiếp cận thêm nhiều khách hàng mới và giữ chân khách hàng cũ. Tích hợp đa dạng phương thức thanh toán và phương thức vận chuyển, tạo thêm sự lựa chọn cho khách hàng.
Hỗ trợ phân tích báo cáo, giúp bạn tổng kết doanh thu, thống kê kết quả kinh doanh chi tiết và theo dõi tổng quan các phiên giao dịch ở bất kỳ chi nhánh tại bất kỳ thời điểm nào để đánh giá hiệu quả hoạt động của nhà hàng rõ ràng nhất.
Tổng kết
Vừa rồi GoACADEMY đã chia sẻ đến bạn kinh nghiệm mở nhà hàng cần lưu ý những gì, hy vọng bài viết sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan về mô hình kinh doanh mà bạn chọn lựa. Nhằm chuẩn bị đầy đủ hành trang, tự tin kinh doanh và đánh bật đối thủ ra khỏi đường đua khốc liệt trong lĩnh vực nhà hàng nói riêng và ngành F&B nói chung. Đừng quên tiếp tục theo dõi các bài viết mới nhất tại GoACADEMY, để liên tục cập nhật các kiến thức bổ ích cho công việc kinh doanh của mình bạn nhé.