Câu chuyện kinh doanh
Mở quán cafe hiệu quả với số vốn chỉ 200 triệu đồng
Xu hướng mở quán cafe đã cực thịnh từ 4-5 năm trước, liệu bây giờ có lỗi thời. Câu trả lời có lẽ là không. Vì phong cách sáng tạo trong kinh doanh cafe ở mỗi người là hoàn toàn khác nhau. Và lượng khách hàng sẵn sàng trải nghiệm dịch vụ ở các quán cafe mới vẫn còn rất nhiều. Tuy nhiên, hãy lưu ý phân bổ cũng như sử dụng nguồn vốn trong quá trình kinh doanh cho thật tốt.
Cách phân bổ ngân sách khi mở quán cafe với 200 triệu đồng
Với số vốn là 200 triệu đồng, bạn đang có ý định mở quán cafe tại nhà, nhưng không biết phân bổ ngân sách như thế nào. Đầu tiên, để tiết kiệm chi phí nhất khi kinh doanh quán cafe, bạn nên tìm mua lại các trang thiết bị từ những cửa tiệm đang thanh lý. Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng trực tiếp nguồn nhân lực từ gia đình của mình để tiết kiệm được chi phí thuê nhân viên.
Ngoài ra, nếu bạn biết có bạn bè hay người thân cũng đang ấp ủ ý định kinh doanh tiệm cafe, hãy kêu gọi họ cùng góp vốn. Tuy nhiên, các bạn nên lựa chọn những người có một xíu kinh nghiệm về kinh doanh và hợp tính với mình để dễ hợp tác.
Xem thêm: Bí quyết kinh doanh đồ uống online thành công
Một số chi phí cần có khi mở quán cà phê
Nếu bạn nào vẫn chưa nắm được các chi phí cần có khi mở quán thì có thể tham khảo ngay các thông tin dưới đây.
- Chi phí thuê mặt bằng: 5 đến 10% tổng số vốn. Mặt bằng dao động từ 10 triệu đến 20 triệu đồng. Không nên thuê mặt bằng quá 20 triệu đồng/tháng. Nếu mặt bằng có giá 20 triệu, bạn phải đảm bảo đó là mặt bằng có tiềm năng lớn.
- Chi phí thiết kế quán: 5 đến 10%, bao gồm thêm sửa chữa cơ bản. Tùy vào tình hình mặt bằng thực tế và mô hình triển khai mà bạn có thể linh hoạt điều chỉnh mức ngân sách này.
- Chi phí đầu tư cơ sở vật chất: chiếm khoảng 30%. Sẽ bao gồm tiền mua nội thất, âm thanh, ánh sáng, điện nước cho quán cafe.
- Chi phí dụng cụ, nguyên liệu: 20 đến 30%. Chi phí này dùng để mua dụng cụ pha chế và nguyên liệu để pha chế đồ uống. Nên mua với số lượng vừa phải và nhập hàng thường xuyên để đảm bảo độ tươi mới của nguyên vật liệu.
- Chi phí phần mềm quản lý bán hàng: 1 đến 2%. Phần mềm đa chức năng như thống kê nguyên liệu tồn, in hóa đơn, tổng kết doanh thu… hỗ trợ vận hành tốt việc kinh doanh.
- Chi phí duy trì: 30%. Mục này gồm chi phí thuê nhân viên, tiền thuê mặt bằng, điện nước, internet, tiền thuế…
- Chi phí phát sinh và dự trù: 10 đến 15%. Khoản này là bắt buộc phải có để chủ động khi quản lý tài chính và khi gặp khó khăn trong quá trình kinh doanh.
Kinh nghiệm mở quán cà phê thành công với tổng số vốn 200 triệu đồng
Địa điểm kinh doanh quán cafe phải có vị trí thu hút
Đất vàng luôn là sự lựa chọn tốt khi muốn mở quán cafe. Có một vị trí tốt, bạn sẽ đỡ lo lắng các khoản quảng bá, marketing, khuyến mãi giảm giá. Các khu vực có mật độ dân cư cao, lưu lượng giao thông lớn, gần tòa nhà văn phòng, trung tâm mua sắm… Diện tích của quán không nhất thiết phải quá rộng, nhưng cần phải thoáng đãng và có chỗ để xe cho khách hàng.
Hãy tránh các địa điểm mở quán cafe thưa thớt cư dân và ở bên cạnh đã có quá nhiều quán nước, quán cafe. Lượng khách hàng phân bổ sẽ thấp trong khi mức cạnh tranh cao sẽ dễ khiến bạn thua lỗ.
Đọc thêm bài viết: 7 lưu ý quan trọng khi mở quán cafe 24h không thể bỏ qua
Lựa chọn mô hình cho quán cafe
Sau khi xác định được số vốn mình bỏ ra để mở một quán cafe là 200 triệu đồng, giờ đã đến lúc bạn phải lên ý tưởng cho quán cafe của mình.
Hiện nay có rất nhiều mô hình quán được ưa chuộng như: style công sở, cafe rooftop – tầng thượng, cafe theo sở thích (bóng đá, sách, âm nhạc….) hoặc những quán cafe truyền thống. Với một thị trường đang tiến vào trạng thái bão hòa như thị trường cafe ở Việt Nam, việc xác định mô hình đúng đắn ngay từ đầu sẽ giúp bạn tồn tại lâu hơn.
Tham khảo thêm bài viết: Top 10 quán cafe đẹp ở Sài Gòn và những bí quyết thành công
Luôn đảm bảo chất lượng đồ uống
Quản lý từ khâu nguyên vật liệu nhập vào. Hãy đảm bảo nhà cung cấp uy tín và đáng tin tưởng. Chất lượng nguyên liệu cần được kiểm tra và bảo quản tốt.
Nguyên liệu tốt sẽ giúp bạn pha chế món đồ uống chất lượng, đúng hương vị. Ngoài ra bảo quản kỹ lưỡng còn giúp bạn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, một yếu tố quan trọng để đánh giá tất cả các nhà hàng, quán ăn, quán cafe.
Đào tạo thái độ phục vụ tốt cho nhân viên
Một việc quan trọng khi thuê mướn nhân viên phục vụ là phải đào tạo tốt về chuyên môn và thái độ. Đặc biệt là thái độ vì nó ảnh hưởng lớn đến bộ mặt của quán.
Nhân viên không niềm nở đón khách, khó chịu khi khách đến gần giờ đóng cửa, khi có xích mích hay hiểu lầm với khách dễ nổi nóng, gây gổ thậm chí đánh nhau,… Những việc trên sẽ kéo đánh giá quán đi xuống có nguy cơ đóng cửa.
Lưu ý về khâu giữ xe và phí giữ xe
Ở thành phố có nhiều xe máy như nước ta, chuẩn bị chỗ giữ xe và người trông xe/ dắt xe cho khách là điều rất cần thiết.
Và việc này nên được cộng sẵn vào phí phục vụ, tiền thức uống… chứ không nên thu riêng. Cũng giống như nhiều bạn trẻ sẵn sàng mua hàng online vài triệu nhưng buồn lòng vì 30,000 đồng phí ship, các khách hàng của quán cũng có thể sẵn sàng bỏ 100,000 đồng cho một ly nước chứ không muốn bị thu thêm 3,000 đồng tiền gửi xe.
Chú ý đến việc vệ sinh quán cafe
Như bao hàng quán khác, phương diện vệ sinh cần được đặt lên hàng đầu. Đặc biệt hơn, nhà vệ sinh là nơi khiến khách hàng đánh giá không tốt về nhà hàng của bạn nếu nó không được vệ sinh sạch sẽ. Nhiều khách hàng sẽ dễ liên tưởng nhà vệ sinh bẩn thì khu vực pha chế cũng không sạch sẽ. Điều này làm mất điểm trong mắt khách hàng và hiếm có người quay lại lần sau.
Vì vậy, ngoài không gian đón khách và phục vụ thức uống, hãy luôn dọn sạch nhà vệ sinh, bồn cầu, bồn rửa, sàn nhà. Bạn nên phân công theo nhóm và có người giám sát/ trưởng nhóm để đảm bảo khu vệ sinh luôn sạch sẽ.
Luôn lắp wifi cho quán cafe
Wifi là một tiện ích không thể thiếu nếu bạn muốn khách hàng gắn bó với quán lâu dài. Nhiều người đến cafe với mục đích chính chỉ để bàn công việc, hay làm việc trên điện thoại hoặc máy tính. Thậm chí khi hẹn hò với bạn bè, nhiều người cũng thường xuyên dùng điện thoại để lên mạng. Vậy nên họ sẽ ưu tiên chọn những quán cafe có wifi.
Mật khẩu wifi có thể in trên bàn, trên hóa đơn. Một số quán giới hạn thời gian sử dụng ứng với từng mật khẩu. Đây cũng là cách hay nếu bạn lo lắng việc một khách ngồi lâu ảnh hưởng đến doanh thu. Cách này có thể khuyến khích khách hàng gọi thêm món ở quán của bạn.
Từ những kinh nghiệm đúc kết trên đây, mong rằng bạn đã trang bị cho mình đầy đủ để có thể tự mở quán cafe của riêng mình. Chúc bạn sử dụng hiệu quả nguồn vốn 200 triệu đồng và kinh doanh thành công.