Câu chuyện kinh doanh

    Modern trade là gì? Cách áp dụng modern trade hiệu quả trong kinh doanh

    05/03/2024

    Modern trade là một trong những thuật ngữ đã quá quen thuộc thuộc lĩnh vực kinh tế. Do sự khác biệt trong hành vi mua hàng và sự phân chia kênh bán hàng mà các doanh nghiệp thường sử dụng Modern trade như một chiến lược điều chỉnh mô hình tiếp cận thị trường. Vậy Modern trade là gì? Và hình thức kinh doanh này có điểm gì khác biệt so với Traditional trade? Hãy cùng GoACADEMY tìm hiểu ngay trong bài viết sau đây nhé!

    Modern trade là gì? Cách áp dụng modern trade hiệu quả trong kinh doanh

    Modern trade là gì?

    Modern trade (thương mại hiện đại) hay còn gọi là kênh phân phối bán hàng hiện đại. Nó được hình thành từ năm 1990, sau hình thức Traditional trade và bắt nguồn từ Ấn Độ rồi nhanh chóng lan ra các nước trên toàn thế giới, đặc biệt là Mỹ và Trung Quốc. 

    Modern trade là hình thức kinh doanh bán hàng thông minh, hướng đến sự tối ưu hóa để giảm thiểu chi phí hơn so với mô hình kinh doanh đang áp dụng của các cửa hàng và siêu thị mini hiện nay. Modern trade tiếp cận thị trường mục tiêu chính xác thông qua việc xây dựng các quy trình chuyên nghiệp để sản phẩm tới tay nhà phân phối, bán lẻ và quản lý hậu cần.

    Hệ thống phân phối thương mại hiện đại mang lại nguồn lợi nhuận cao cho doanh nghiệp khi đóng góp không nhỏ trong quá trình tìm kiếm chính xác đối tượng tiềm năng, hiểu rõ nhu cầu của thị trường để đưa ra chiến lược kinh doanh phù hợp. Do đó, ngày càng có nhiều trung tâm thương mại ra đời và các siêu thị, cửa hàng tiện lợi cũng theo đó mọc lên theo thời gian. 

    Modern trade là gì?

    Sự khác nhau giữa Modern trade và Traditional trade

    Traditional trade (Thương mại truyền thống) là một mạng lưới phân phối phức hợp gồm bao gồm các chuỗi hệ thống các điểm bán lẻ, các đại lý, cửa hàng bán buôn sỉ lẻ,… Thương mại truyền thống được xây dựng trên mối quan hệ cá nhân giữa khách hàng và nhà bán lẻ. Hình thức này tương đối phức tạp và kém tổ chức hơn thương mại hiện đại, đồng thời có nhiều khả năng hết hàng hoặc đẩy các sản phẩm thay thế cho khách hàng.

    Ở hình thức thương mại truyền thống thì các đại lý bán lẻ thường liên kết trực tiếp với nhà sản xuất. Tùy theo từng lĩnh vực kinh doanh mà các doanh nghiệp có thể lựa chọn hình thức phân phối gián tiếp hoặc trực tiếp.

    Đối với hình thức thương mại truyền thống thường cung cấp hàng hóa bằng hình thức mua hàng trực tiếp và thanh toán tiền mặt tại các cửa hàng. Trong khi đó, hình thức thương mại hiện đại mang đến cho khách hàng những trải nghiệm thuận tiên nhất khi kết hợp hình thức bán hàng trực tuyến và thanh toán điện tử.

    Mọi giao dịch mua bán hàng hóa với hình thức thương mại hiện đại có thể diễn ra ở khắp mọi nơi, mọi lúc mà không cần phải phụ thuộc vào thời gian mở đóng cửa hay địa điểm của cửa hàng cung cấp như hình thức thương mại truyền thống.

    Sự khác nhau giữa Modern trade và Traditional trade

    Cách áp dụng Modern trade hiệu quả trong kinh doanh

    Sau khi đã hiểu rõ Modern trade là gì thì hãy cùng GoACADEMY đi sâu vào tìm hiểu cách áp dụng hình thức này hiệu quả trong kinh doanh để giúp doanh nghiệp thu về lợi nhuận cao và hạn chế rủi ro hàng hóa nhé. 

    Tập trung vào các gian hàng bán lẻ

    Hình thức kinh doanh Modern trade tập trung quyền lợi tối đa cho những gian hàng bán lẻ. Và mọi hoạt động mua bán đều phải tuân theo một quy trình chặt chẽ, có tổ chức của điểm bán. 

    Trưng bày kênh Modern trade trong siêu thị đòi hỏi các quản lý của các gian hàng bán lẻ đều phải kiểm soát chặt chẽ từng sản phẩm cũng như chú trọng đến sự tương tác của khách hàng với khu trưng bày sản phẩm để đánh giá chính xác kết quả của các hoạt động kinh doanh. Ngoài ra, bạn cũng cần triển khai những hoạt động để thu hút được sự chú ý của khách hàng nhằm thúc đẩy doanh số bán hàng nhanh chóng. 

    Xem thêm: Cách trưng bày sản phẩm hiệu quả trong ngành bán lẻ

    Xây dựng Mainshelf (kệ chính) nổi bật

    Vị trí kinh doanh là một trong những yếu tố quan trọng tạo nên thành công cho một doanh nghiệp. Tương tự như thế khi trưng bày gian hàng ở trong siêu thị thì vị trí đắc địa cũng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến khả năng tiếp cận khách hàng cũng như lợi nhuận thu về. 

    Đồng thời vị trí trưng bày gian hàng cũng là yếu tố để định vị thương hiệu và sản phẩm trong tâm trí khách hàng. Đây cũng chính là lý do mà thường có những sự cạnh tranh khốc liệt giữa các thương hiệu để tìm vị trí kệ chính lý tưởng.

    Do đó, bạn cần tính toán tốt vị trí, diện tích và thương hiệu khi xây dựng gian hàng trên Mainshelf (kệ chính). Bởi trưng bày những sản phẩm có thương hiệu uy tín sẽ thu hút được sự quan tâm từ người tiêu dùng. Và một diện tích phù hợp cho phép bạn trưng bày đa dạng các sản phẩm, nhằm đáp ứng được nhu cầu thị hiếu của khách hàng, tăng độ chuyên nghiệp và uy tín cho cửa hàng.

    Cách áp dụng Modern trade hiệu quả trong kinh doanh

    Chiến thuật kệ thứ cấp

    Chiến thuật kệ thứ cấp thường được các thương hiệu sử dụng do chi phí thường khá cao và chỉ được thực hiện trong một khoảng thời gian ngắn. Để đạt được hiệu quả cao trong chiến thuật này, bạn cần kết hợp với một số hoạt động Marketing khác. 

    Với chiến thuật kệ thứ cấp, đầu tiên bạn cần thu hút sự chú ý của người tiêu dùng. Sau đó, tạo hứng thú với người mua hàng để tăng tương tác với các sản phẩm của doanh nghiệp. Cuối cùng, hãy đảm bảo rằng khách hàng mua sản phẩm của mình.

    Trong bối cảnh thị trường đang ngày càng cạnh tranh gay gắt như hiện nay thì bạn cần phải làm sao để nổi bật trong vô vàn các thương hiệu để trở thành người chiến thắng trong kênh Modern trade, khiến người tiêu dùng yêu thích và ưu tiên lựa chọn. Muốn làm được điều này, bạn cần phải có chiến lược vừa đảm bảo chất lượng đồng thời và hiệu quả kinh doanh.

    Chú trọng đến số lượng sản phẩm trưng bày

    Để tạo hiệu ứng nổi bật và hấp dẫn khách hàng ghé thăm gian hàng của bạn thì cách bày trí các sản phẩm sao cho khoa học và đẹp mắt đóng vai trò vô cùng quan trọng bên cạnh yếu tố vị trí và diện tích gian hàng. Một gian hàng bố trí nhiều sản phẩm khác nhau đa dạng các mẫu mã thì sẽ được người tiêu dùng chú ý đến nhiều hơn.

    Một điều quan trọng bạn cần lưu ý khi áp dụng Modern trade trong kinh doanh siêu thị đó là số lượng sản phẩm trưng bày. Các sản phẩm được đánh giá cao, chiếm được nhiều thị phần thì cần trưng bày nhiều hơn trên gian hàng. Ví dụ, một sản phẩm trên gian hàng trưng bày có khả năng thu hút khách hàng chiếm thị phần lên đến 25% thì phần thì diện tích trưng bày sản phẩm cũng phải tương đồng là 25% diện tích. 

    Khi trưng bày sản phẩm theo nhu cầu thị hiếu của khách hàng sẽ giúp tránh được sự cung cấp gián đoạn do hết hàng, gây ảnh hưởng đến doanh số bán hàng.

    Tham khảo thêm: Nhu cầu khách hàng là gì? Phân loại khách hàng theo nhu cầu?

    Thực hiện mô hình Modern trade hiệu quả với giải pháp quản lý cửa hàng tiên tiến – GoPOS

    FMCG là ngành hàng có lượng sản phẩm đa dạng mẫu mã, thương hiệu,… Do đó, cần phải có cách quản lý khoa học, chính xác từng mặt hàng, mã sản phẩm thì mới có thể thực hiện chiến lược Modern trade một cách hiệu quả. Với giải pháp quản lý bằng công nghệ như GoPOS sẽ là sự lựa chọn tối ưu nhất cho chủ kinh doanh trong quá trình vận hành và tăng doanh thu nhanh chóng.

    Thực hiện mô hình Modern trade hiệu quả với giải pháp quản lý cửa hàng tiên tiến - GoPOS

    Nếu như trước kia bạn vẫn đang loay hoay trong việc quản lý nhân viên, khởi tạo đơn hàng cho khách, hay theo dõi quá trình giao hàng, thì nay với GoPOS bạn có thể thực hiện quản lý mọi việc tại một hay nhiều chi nhánh cùng lúc chỉ trên một giao diện duy nhất. Phần mềm này không chỉ áp dụng cho cả hình thức Online mà còn áp dụng được cho cả ở cửa hàng Offline. 

    Với phần mềm quản lý bán hàng GoPOS, quản lý hàng tồn kho cũng trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Bạn có thể dễ dàng quản lý chính xác hàng hóa, hàng tồn kho chi tiết đến từng mẫu mã, kích thước, số lượng, loại hàng,… tra cứu và kiểm hàng nhanh chóng mỗi ngày.

    Bên cạnh đó, bạn có thể lấy thông tin khách hàng trong lúc bán hàng để lên kế hoạch chăm sóc khách hàng, Remarketing và bắt đầu xây dựng tệp khách hàng thân thiết. Đồng thời, chuyển đổi khách hàng từ Offline sang Online ở các kênh Website, App bán hàng, Facebook, Zalo, Shopee, Lazada, GoMUA, nhằm tạo ra hệ sinh thái cho doanh nghiệp đa kênh toàn diện. 

    Kết luận

    Với những thông tin mà GoACADEMY vừa chia sẻ về mô hình Modern trade, chúng tôi hy vọng bạn đã hiểu thêm về kênh phân phối này cũng như cách ứng dụng nó vào các hoạt động kinh của mình. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào cần tư vấn thì hãy liên hệ ngay với GoSELL theo số hotline (028)73030800 hoặc gửi email về địa chỉ [email protected] nhé.

    Kết nối với chúng tôi tại đây hoặc truy cập kênh youtube GoSELL VN để cùng thảo luận về những chủ đề hấp dẫn và cập nhật thông tin hữu ích.

    Bạn cũng có thể tìm hiểu về các khóa học đang diễn ra cũng như những thông tin và kiến thức bổ ích tại Go Academy hàng tuần qua đường link sau: https://goacademy.vn/

    Mọi nhu cầu tư vấn và và hỗ trợ về các dịch vụ của GoSell, xin vui lòng liên hệ qua email [email protected] hoặc hotline 02873030800.

    Đăng ký thành viên