Công cụ

    Tổng quan về ngành thương mại điện tử

    20/07/2022

    Thời gian qua, chúng ta đã chứng kiến ngành thương mại điện tử có những cú chuyển mình hết sức tuyệt vời – tạo ra những lợi ích to lớn cho cả người tiêu dùng và các doanh nghiệp. Tuy nhiên trên bình diện chung, vẫn còn một số ít người chưa thấy được hết những hiệu quả mà thương mại điện tử mang lại. Vì vậy, trong bài viết này, GoACADEMY sẽ mang đến bạn một cái nhìn tổng quan về ngành thương mại điện tử mới nhất hiện nay nhé.

    Tổng quan về ngành thương mại điện tử

    Đặc trưng của ngành thương mại điện tử

    Ngành thương mại điện tử gồm 5 đặc trưng phổ biến:

    Sự phát triển của thương mại điện tử và công nghệ thông tin luôn song hành với nhau

    Thương mại điện tử hiện nay ứng dụng công nghệ thông tin trong mọi hoạt động kinh doanh, điều này giúp thúc đẩy thương mại điện tử phát triển vượt bậc. Ngược lại, sự phát triển của thương mại điện tử cũng tạo đòn bẩy cho các lĩnh vực công nghệ phát triển mà cụ thể là mua sắm và thanh toán online.

    Giao dịch không tiền mặt

    Giao dịch thương mại điện tử được thực hiện hoàn toàn qua mạng. Vì vậy nhờ có mạng toàn cầu (internet) giúp các bên tham gia vào giao dịch có thể thực hiện các hoạt động giao dịch, thanh toán hàng hóa nhanh chóng mà không cần phải gặp gỡ trực tiếp.

    Phạm vi hoạt động toàn cầu

    Các chủ thể tham gia hoạt động mua bán trực tuyến không cần phải di chuyển đi bất cứ đâu, vì các hoạt động đều được diễn ra trên toàn cầu và không bị giới hạn khoảng cách địa lý. Ngoài ra các giao dịch cũng được thực hiện trơn tru qua các website, app bán hàng,…

    ngành thương mại điện tử

    Tối thiểu là ba chủ thể tham gia

    Khi tham gia kinh doanh thương mại điện tử thì phải có tối thiểu là ba chủ thể bao gồm: bên bán, bên mua và bên tạo môi trường cho các giao dịch thương mại điện tử. Họ là các cơ quan cung cấp dịch vụ thương mại điện tử, dịch vụ mạng và cơ quan chứng thực. Đồng thời là cầu nối giữa bên bán và bên mua có nhiệm vụ lưu chuyển, bảo mật và đảm bảo độ tin cậy thông tin giữa các bên.

    Không giới hạn thời gian

    Các bên tham gia vào thương mại điện tử sẽ không phải lo lắng về thời gian, có thể tiến hành giao dịch bất cứ lúc nào trong ngày và bất cứ ở đâu chỉ cần phương tiện điện tử (laptop, smartphone) có kết nối với mạng viễn thông.

    Vai trò và tác động của ngành thương mại điện tử đối với doanh nghiệp

    Thương mại điện tử khai sinh mang đến những cơ hội, tác động thế nào đối với doanh nghiệp hiện nay?

    Vai trò của thương mại điện tử

    Tác động đầu tiên của ngành thương mại điện tử đối với doanh nghiệp là giúp doanh nghiệp tiếp cận và mở rộng thị trường tại nhiều khu vực dễ dàng hơn, tiết kiệm chi phí và nguồn lực. Thay vì phải tốn nhiều công sức, thời gian để mở các cửa hàng truyền thống, xây dựng văn phòng mới thì bạn có thể xây dựng và nâng cấp cửa hàng online ngay trên nền tảng thương mại điện tử.

    Tối ưu hoạt động kinh doanh, cụ thể là các loại chi phí như marketing, sản xuất, phân phối, lưu kho và chi phí giao dịch. Bên cạnh đó, bạn cũng có cơ hội kết nối với khách hàng thường xuyên nhằm củng cố và duy trì mối quan hệ với khách hàng. Đồng thời công việc cập nhật thông tin sản phẩm, trao đổi và giao dịch các sản phẩm cũng đơn giản hơn.

    Thương mại điện tử cũng giúp bạn tiếp cận với đa dạng đối tượng khách hàng tiềm năng thông qua website và các hình thức marketing online (chạy quảng cáo, SEO,…) giúp bạn tăng tỷ lệ chuyển đổi và doanh thu hiệu quả.

    Đặc trưng của ngành thương mại điện tử

    Tác động của thương mại điện tử

    Thay vì kinh doanh truyền thống như trước đây thì bạn có thể linh hoạt chuyển sang hình thức kinh doanh online hoặc kết hợp cả hai hình thức (Online và Offline) với nhau.

    Thương mại điện tử cũng giúp doanh nghiệp giải quyết được vấn đề chồng chéo chức năng của các phòng ban, tối ưu nguồn lực và nâng cao năng suất làm việc. Nhờ đó mà cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp có xu hướng được thu gọn, thống nhất và phân bổ nguồn lực hiệu quả hơn.

    Tối ưu các hoạt động marketing như xây dựng thương hiệu, cải thiện quan hệ khách hàng,… Điều này giúp doanh nghiệp nhắm đúng đến đối tượng khách hàng tiềm năng thay vì quảng bá hàng loạt. Ngoài ra, hoạt động marketing cũng giúp doanh nghiệp đo lường hiệu quả của từng chiến dịch, để có sự điều chỉnh cho phù hợp và tối ưu hoạt động marketing tốt nhất.

    Tác động của ngành thương mại điện tử

    Xem thêm: Chiến lược kinh doanh thương mại điện tử bỏ xa đối thủ cạnh tranh 

    Tổng quan về xu hướng của ngành thương mại điện tử hiện nay

    Sự cạnh tranh trong lĩnh vực thương mại điện tử không ngừng tăng vọt, do vậy bạn cần phải chuẩn bị các kiến thức và kinh nghiệm thật vững để không bị bỏ xa trên đường đua này. Xem nhanh 8 xu hướng về ngành thương mại điện tử đang lên ngôi hiện nay.

    Mua sắm bằng thiết bị di động

    Hành vi mua sắm trên các thiết bị di động ngày càng tăng được thể hiện qua các con số cụ thể như sau (nguồn: Statista, 2019):

    • Từ năm 2016 doanh số bán hàng qua thiết bị di động tăng 15%.
    • Dự đoán đến cuối năm 2021, con số này sẽ tăng lên thành 73%.

    Những con số trên cho thấy việc trải nghiệm mua sắm trên thiết bị di động đang được cải thiện dần và sẽ mở ra nhiều cơ hội phát triển hơn cho doanh nghiệp.

    Mua sắm bằng giọng nói

    Cũng theo OC&C Strategy Consultants, 2018 đã thống kê:

    • Có đến 13% người sở hữu loa thông minh của Hoa Kỳ nói rằng họ đã mua hàng bằng giọng nói vào cuối năm 2017.
    • Con số trên được dự đoán sẽ còn tăng lên đến 55% vào năm 2022.

    Xu hướng kinh doanh thương mại điện tử mua sắm bằng giọng nói đã phổ biến từ 2014 – khi Amazon ra mắt loa thông minh. Có thể xu hướng này đang ở giai đoạn đầu của sự phát triển, nhưng với các con số trên thì chúng ta thấy rằng sự thịnh hành của xu hướng này không còn quá xa.

    Vai trò của mạng xã hội ngày càng gia tăng

    Mạng xã hội ngày nay cũng đã được cải tiến khá nhiều, vừa là nền tảng dùng để giải trí vừa là kênh bán hàng – mua sắm tiện lợi. Đặc biệt khách hàng ngày càng dành nhiều thời gian trên các nền tảng Facebook, Instagram, hay Tiktok. Đây cũng là cơ hội giúp doanh nghiệp đánh bóng thương hiệu của mình trên các phương tiện truyền thông xã hội nhằm tăng điểm tiếp xúc với khách hàng tiềm năng.

    Công việc hoàn tất đơn hàng được tự động hóa

    Trước sức ép mong muốn tốc độ nhận hàng nhanh chóng hơn của khách hàng trên các trang thương mại điện tử, nhiều công ty đã chuyển sang sử dụng công nghệ tự động hóa hoàn tất đơn hàng (tiếng anh gọi là Automated Fulfillment). Khi áp dụng hình thức này, việc giao hàng sẽ được thực hiện hỏa tốc trong vòng 2 giờ nhờ đó khả năng xử lý đơn hàng tăng lên đáng kể, kéo theo là chi phí nhân sự, kho bãi và các rủi ro cũng được tối ưu.

    Tác động của ngành thương mại điện tử

    Xu hướng kinh doanh bền vững

    Ngày nay, khách hàng dùng nền tảng kỹ thuật số nói rằng, mối quan tâm về môi trường ảnh hưởng đến quyết định mua sắm của họ. Vì vậy các thương hiệu cần phải nắm bắt chủ nghĩa tiêu dùng xanh để có những chiến lược kinh doanh mới mẻ. Hướng đến các hoạt động sản xuất và phân phối bền vững hơn, đảm bảo từng bước trong quy trình tạo thành sản phẩm nhằm đảm bảo thân thiện với môi trường.

    Trí tuệ nhân tạo (AI)

    AI không còn quá xa lạ với chúng ta, theo BusinessWire, 2018 đã thống kê:

    • Chi tiêu của nhà bán lẻ toàn cầu cho AI vào năm 2022 là 7,3 tỷ đô la mỗi năm.
    • Con số trên tăng từ con số ước tính 2 tỷ đô la vào năm 2018.

    Điều này cho thấy các nhà bán lẻ đang dần tập trung vào việc cải thiện và nâng cấp cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng. Trong đó các công cụ AI chủ yếu là các ưu đãi từ các nền tảng tiếp thị tự động được trang bị sẵn, chatbot trả lời tự động – phản hồi khách hàng tức thì.

    Công nghệ thực tế tăng cường (AR)

    Tính đến hiện tại thì đã có đến 120.000 cửa hàng sử dụng công nghệ thực tế tăng cường (AR), bởi công nghệ mang đến trải nghiệm mua hàng phong phú nhiều hơn. Khách hàng có thể tận mắt nhìn thấy sản phẩm trực tuyến, hình dung rõ hơn về sản phẩm mà họ quan tâm từ đó quyết định mua sắm cũng diễn ra nhanh hơn.

    Cá nhân hóa

    Theo Bazaarvoice, 2018 có đến hơn 50% khách hàng nói rằng họ rất quan tâm đến trải nghiệm mua hàng trực tuyến được cá nhân hóa. Và theo Everything, 2018 thì có 74% các nhà tiếp thị tin rằng, cá nhân hóa có tác động mạnh mẽ trong việc thúc đẩy mối quan hệ giữa khách hàng với thương hiệu hiệu quả hơn.

    >>> Học hỏi thêm Thương mại điện tử và những điều doanh nghiệp cần biết

    Qua những đặc trưng, vai trò và xu hướng được phân tích trên, chúng ta thấy rõ ngành thương mại điện tử không ngừng mở ra cho các doanh nghiệp cơ hội phát triển trong kinh doanh. Tuy nhiên, nếu không nhanh chóng nắm bắt thời cơ thì chắc chắn bạn sẽ bị các đối thủ cạnh tranh bỏ lại khá xa.

    Bạn cần có những chiến lược mở rộng mô hình kinh doanh của mình sang đa kênh – mà cụ thể là mở rộng kênh bán hàng lên các sàn thương mại điện tử. Ngoài ra, cần kết hợp và ứng dụng công nghệ vào công việc quản lý bán hàng để duy trì sự ổn định giữa các kênh. Liệu có phần mềm nào hay công cụ nào có thể đáp ứng được tất cả các điều trên?

    GoSELL – phần mềm kinh doanh Thương Mại Điện Tử – quản lý bán hàng đa kênh toàn diện

    Với phần mềm quản lý bán hàng đa kênh GoSELL cho phép bạn phát triển mô hình OAO (Online And Offline) dễ dàng, giúp theo dõi và quản lý tất cả các kênh bán hàng trực tuyến và ngoại tuyến hiệu quả. Phần mềm được sự tin chọn của hơn 15,000 doanh nghiệp và các nhà bán hàng, là công cụ đắc lực giúp bạn có những bước tiến xa trong việc phát triển và bắt kịp các xu hướng trong ngành thương mại điện tử.

    phần mềm kinh doanh

    Nắm bắt được các xu hướng trên và nhu cầu của doanh nghiệp, GoSELL đã xây dựng một trang quản trị nhằm hỗ trợ doanh nghiệp kết nối và xử lý các thông tin của các sàn ngay trên trang quản trị này tại 1 màn hình duy nhất. Đối với các kênh bán hàng trên sàn thương mại điện tử, GoSELL sẽ giúp bạn:

    • Kết nối cùng lúc nhiều gian hàng Shopee, Lazada và GoMUA trên GoSELL giúp bạn quản lý đồng bộ xuyên suốt.
    • Đồng bộ sản phẩm, danh mục sản phẩm và tồn kho từ các sàn vào GoSELL giúp bạn dễ dàng kiểm soát tồn kho, tiết kiệm thời gian cập nhật thông tin giá cả mà trải nghiệm mua sắm của khách hàng cũng không bị gián đoạn.
    • Đồng bộ và xử lý các đơn hàng từ các sàn thương mại điện tử ngay trên trang quản trị của GoSELL giúp bạn giảm tải nguồn lực quản lý cửa hàng.
    • Thông báo khi có đơn hàng mới hoặc đơn hàng bị hủy trên các sàn.

    Ngoài ra GoSELL cũng cung cấp đến bạn 6 gói dịch vụ bổ trợ cho việc kinh doanh online

    GoSELL cung cấp 6 gói dịch vụ giúp bạn kinh doanh online hiệu quả

    • Xây dựng website bán hàng chuẩn thương mại điện tử với gói GoWEB, tạm biệt chi phí thiết kế, lập trình đắt đỏ.
    • Tạo ứng dụng bán hàng đáp ứng nhu cầu mua sắm trên thiết bị di động của khách hàng ngày nay với gói GoAPP.
    • Quản lý hoạt động kinh doanh đa kênh tiện ích với sự tích hợp hiện đại của máy in hóa đơn và cổng thanh toán nhờ gói GoPOS.
    • Thu thập thông tin khách hàng để có kế hoạch, lên chiến lược marketing phù hợp với thiết kế landing page chỉ trong 10 phút với GoLEAD.
    • Nếu bạn muốn mở rộng kênh bán hàng sang nền tảng mạng xã hội, GoSOCIAL giúp bạn kết nối và đồng bộ Facebook, Zalo để khai thác tối đa hiệu quả bán hàng trên hai kênh kinh doanh giàu tiềm năng này.

    Như vậy, GoACADEMY vừa cung cấp đến bạn một cái nhìn tổng quan về ngành thương mại điện tử hiện nay. Hy vọng sẽ giúp bạn có thêm kiến thức và kinh nghiệm hữu ích, để ứng dụng vào công việc kinh doanh của mình. Đừng quên tiếp tục theo dõi để khám phá thêm nhiều thông tin mới nhất nhé.

    Kết nối với chúng tôi tại đây hoặc truy cập kênh youtube GoSELL VN để cùng thảo luận về những chủ đề hấp dẫn và cập nhật thông tin hữu ích.

    Bạn cũng có thể tìm hiểu về các khóa học đang diễn ra cũng như những thông tin và kiến thức bổ ích tại Go Academy hàng tuần qua đường link sau: https://goacademy.vn/

    Mọi nhu cầu tư vấn và và hỗ trợ về các dịch vụ của GoSell, xin vui lòng liên hệ qua email [email protected] hoặc hotline 02873030800.

    Đăng ký thành viên