Câu chuyện kinh doanh

    Những điều cần biết khi làm nhà phân phối hàng tiêu dùng

    22/11/2023

    Làm nhà phân phối hàng tiêu dùng được xem là một trong những lĩnh vực kinh doanh mang về nguồn lợi nhuận khá ổn. Nhưng với một nhà khởi nghiệp mới chập chững kinh doanh, thì việc tìm được nguồn cung và đầu ra không phải ai cũng thực hiện thành công. Vậy khi làm nhà phân phối hàng tiêu dùng, bạn cần biết những điều gì? GoACADEMY sẽ tiết lộ ngay sau đây.

    Những điều cần biết khi làm nhà phân phối hàng tiêu dùng

    Nhà phân phối hàng tiêu dùng là gì?

    Nhà phân phối hàng tiêu dùng là các đơn vị lấy nguồn hàng đầu vào trực tiếp từ các doanh nghiệp sản xuất ra hàng hóa đó. Sau đó, nhà phân phối sẽ lưu trữ và phân phối hàng hóa cho các đại lý, siêu thị và các cửa hàng bán lẻ. Có thể hiểu đơn giản hơn về khái niệm trên, đây là một đơn vị trung gian giữa các đại lý, các hộ kinh doanh bán lẻ và nhà sản xuất để đưa sản phẩm đến với người tiêu dùng.

    Bên cạnh việc chịu trách nhiệm phân phối hàng hóa, các nhà phân phối còn đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc đưa ra các tư vấn mang tính thực tế nhất nhằm giúp doanh nghiệp phát triển sản phẩm ngày một tốt hơn. Song song đó, đối với doanh nghiệp sản xuất hàng hóa – họ cũng sẽ hỗ trợ các nhà phân phối trong việc truyền thông, tiêu thụ sản phẩm và tìm nơi tiêu thụ trên địa bàn của họ.

    Tùy theo chính sách của từng thương hiệu mà các nhà phân phối hàng tiêu dùng sẽ được doanh nghiệp hỗ trợ về các mảng cũng như chính sách đặc biệt riêng. Do đó, khi bắt đầu làm nhà phân phối, bạn nên đánh giá thật chi tiết các chính sách của doanh nghiệp sản xuất để việc kinh doanh được diễn ra thuận lợi và đảm bảo quyền lợi cho mình.

    Xem thêm: FMCG là gì? Xu hướng kinh doanh trong ngành tiêu dùng Việt Nam hiện nay

    Vậy những mặt hàng phân phối nào có mức độ tiêu thụ cao trên thị trường?

    Khi làm nhà phân phối hàng tiêu dùng, bạn nên cân nhắc đến một số mặt hàng thiết yếu có mức độ tiêu thụ cao trên thị trường. Ngoài ra, bạn cũng nên lập kế hoạch nhập các mặt hàng sao cho phù hợp với quy mô và nguồn vốn mà bạn đang có. Sau đây là các mặt hàng phân phối mà GoACADEMY đã tổng hợp được, giúp bạn đạt được nguồn lợi nhuận cao trong kinh doanh. Cụ thể:

    Vậy những mặt hàng phân phối nào có mức độ tiêu thụ cao trên thị trường?

    Các mặt hàng thực phẩm tiêu dùng hàng ngày

    Những mặt hàng thuộc nhóm thực phẩm tiêu dùng hàng ngày cực kỳ đa dạng về thương hiệu, chủng loại, mức giá cũng như mức độ cạnh tranh trên thị trường. Tuy nhiên, các mặt hàng này gần như sử dụng hàng ngày nên mức độ tiêu thụ cao. Vì vậy, bạn không cần phải quá lo lắng về mức độ cạnh tranh. Một số mặt hàng mà bạn có thể tập trung vào để phân phối như gia vị, đồ ăn vặt, đồ ăn đóng hộp, nước giải khát,…

    Các mặt hàng mẹ và bé

    Các mặt hàng mẹ và bé cũng rất đa dạng về mẫu mã, thương hiệu, chủng loại và giá thành. Trong đó, một số mặt hàng như giấy vệ sinh, giấy ướt, tã, sữa,… có khả năng tiêu thụ rất tốt và đem lại lợi nhuận cao. Bạn có thể làm nhà phân phối hàng tiêu dùng này, nhưng lưu ý bạn nên nhập các sản phẩm có tiếng tăm trên thị trường và đang được người tiêu dùng tin chọn.

    Xem thêm: Tổng hợp nhà phân phối nguồn hàng mẹ và bé chất lượng, giá tốt.

    Các mặt hàng thuộc nhóm nhu yếu phẩm

    Nhóm mặt hàng này sẽ bao gồm nước rửa chén, nước lau sàn, bột giặt,… và các sản phẩm chăm sóc cơ thể như sữa tắm, dầu gội, sữa dưỡng thể,… Bạn cũng có thể tham khảo và làm nhà phân phối. 

    Các mặt hàng đồ gia dụng

    Đây cũng là các mặt hàng có khả năng tiêu thụ cao mà bạn có thể tham khảo, bởi nhóm ngành này đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của tất cả người tiêu dùng. Các sản phẩm trong nhóm này có thể kể đến như bát, đũa, xoong, cốc,….

    Xem thêm: Top 10 mặt hàng đồ gia dụng bán chạy nhất nên kinh doanh

    Các điều kiện để trở thành nhà phân phối hàng tiêu dùng

    Vừa rồi GoACADEMY đã gợi ý đến bạn một số mặt hàng phân phối có mức độ tiêu thụ cao, vậy để trở thành nhà phân phối hàng tiêu dùng bạn cần nắm những điều gì?

    Có kinh nghiệm làm nhà phân phối

    Cũng tương tự như khi phỏng vấn xin việc, kinh nghiệm luôn là tiêu chí hàng đầu mà các nhà tuyển dụng quan tâm đến. Số năm kinh nghiệm làm nhà phân phối hàng tiêu dùng cũng là một trong các điều kiện quan trọng để doanh nghiệp sản xuất hàng hóa đánh giá khả năng của bạn. Bởi thông qua kinh nghiệm, doanh nghiệp sẽ nắm được bạn hiểu thị trường hoạt động ra sao, có những mối quan hệ thế nào,… 

    Hoặc nếu bạn là người mới làm nhà phân phối chưa có kinh nghiệm, thì có thể tham khảo từ những người đã có kinh nghiệm, hoặc tham gia các khóa học online,… Để trang bị đầy đủ kiến thức về ngành này, cũng như giúp bản thân cảm thấy tự tin hơn.

    Khả năng tài chính đủ mạnh

    Ngoài kinh nghiệm thì tài chính cũng là điều bạn nên để ý tới, bởi làm nhà phân phối là một hình thức “ôm hàng” với số lượng lớn. Bên cạnh chi phí nhập hàng, nhà phân phối còn cần có nguồn vốn ổn định để duy trì các chi phí khác như: mặt bằng, lưu kho, nhân công, chi phí tiếp thị đến người dùng và đại lý,…

    Đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp

    Yếu tố tiếp theo mà bạn cũng cần đầu tư, đó là nhà phân phối cũng cần phải có đội ngũ nhân viên bán hàng chuyên nghiệp để giúp bạn tiếp thị, quảng bá sản phẩm ra thị trường. Qua đó, việc tiếp cận khách hàng sẽ trở nên đơn giản hơn và giúp bạn đạt hiệu quả cao trong kinh doanh.

    Nhà phân phối hàng tiêu dùng phải có tư cách pháp nhân

    Để có thể bắt đầu kinh doanh và đáp ứng tốt các yêu cầu nêu trên, bạn cần phải hoàn thành đầy đủ các thủ tục và phải được chứng nhận có đủ điều kiện kinh doanh. Bên cạnh việc đáp ứng các yêu cầu của một thương hiệu để trở thành nhà phân phối của họ, bạn cũng có quyền tự lựa chọn cho mình một nhà sản xuất phù hợp dựa trên những tiêu chí đánh giá mà bạn đặt ra. Nhằm đảm bảo lợi ích và khả năng tiêu thụ hàng hóa cho các kênh phân phối của bạn.

    Nhà phân phối hàng tiêu dùng không nên hợp tác với nhiều thương hiệu bán chung một mặt hàng

    Đây là một trong những điều sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến nhà sản xuất, bởi bạn có thể sẽ hợp tác với một trong các đối thủ của họ. Tất nhiên là sẽ có nhiều thương hiệu không yêu cầu về sự độc quyền, bạn được phép làm nhà phân phối của nhiều thương hiệu và nhiều mặt hàng khác nhau.

    Tuy nhiên, không thể vì lý do trên mà bạn lại làm nhà phân phối của hai thương hiệu cạnh tranh với nhau (chẳng hạn như Pepsi và Coca Cola). Cả hai thương hiệu này sẽ không thích điều đó và có thể dẫn đến trường hợp xấu nhất là họ sẽ hủy hợp đồng với bạn.

    3 tiêu chí giúp nhà phân phối lựa chọn đối tác phù hợp

    Sau khi đã nắm được các điều kiện cần có để trở thành nhà phân phối hàng tiêu dùng, trong phần này GoACADEMY sẽ hé lộ đến bạn 3 tiêu chí đắt giá giúp bạn lựa chọn đối tác phù hợp.

    3 tiêu chí giúp nhà phân phối lựa chọn đối tác phù hợp

    Chọn thương hiệu, sản phẩm có đủ sức cạnh tranh trên thị trường

    Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại hàng hóa với vô số thương hiệu khác nhau để bạn thỏa sức lựa chọn. Tuy nhiên, để khả năng tiêu thụ được đảm bảo, bạn nên chọn một vài thương hiệu nổi bật để làm nhà phân phối hàng tiêu dùng. 

    Theo nhiều nhà nghiên cứu về hành vi người dùng cho thấy: người tiêu dùng thường chỉ nhớ khoảng 3 thương hiệu thuộc cùng một ngành hàng, hay một lĩnh vực. Do đó, bạn hãy nghiên cứu xem loại hàng hóa mà bạn đang quan tâm có ưu điểm gì nổi bật, có được nhiều người dùng yêu thích so với các sản phẩm khác không,…

    Để đánh giá được điều này, bạn cần xem xét, quan sát và đánh giá thị hiếu cũng như nhu cầu của thị trường. Nếu đó thực sự là một sản phẩm tiềm năng, thì bạn có thể cân nhắc lựa chọn. Tuy nhiên, bạn cũng nên kết hợp thực hiện một số chiến lược truyền thông và quảng cáo mạnh mẽ để sản phẩm nhanh chóng tiếp cận đến khách hàng.

    Cân nhắc về mức chiết khấu và chính sách hỗ trợ từ thương hiệu

    Có một thực tế là các sản phẩm hoặc thương hiệu đưa ra mức chiết khấu cao, thường là các sản phẩm mới, chưa có chỗ đứng trên thị trường. Vậy nên những hỗ trợ về thương hiệu hay ngân sách để tiến hành quảng cáo sẽ bị giảm đi đáng kể.

    Vì vậy, muốn trở thành nhà phân phối hàng tiêu dùng thành công, bạn hãy quan tâm đến tính thiết thực và khả năng hỗ trợ của thương hiệu đó. Để cân bằng được tính hiệu quả truyền thông, kinh doanh cũng như lợi nhuận thu về.

    Bởi một doanh nghiệp sản xuất hàng hóa có các chính sách hỗ trợ tốt, thì bạn sẽ có cơ hội được nhận những ưu đãi về các hoạt động tại điểm bán hàng như tổ chức sự kiện truyền thông, biển quảng cáo, chương trình ưu đãi,… trong việc tìm kiếm đại lý, các cửa hàng bán lẻ khác.

    Đánh giá và lựa chọn sản phẩm dựa trên nhu cầu của người tiêu dùng

    Để đảm bảo khả năng tiêu thụ hàng hóa ổn, một trong những kinh nghiệm làm nhà phân phối hiệu quả đó chính là lựa chọn sản phẩm dựa trên nhu cầu của người tiêu dùng. Bởi bạn sẽ không thể nhập bất kỳ một loại hàng hóa nào mà không biết đối tượng sử dụng chính là những ai. Vì vậy, việc bám sát nhu cầu người tiêu dùng sẽ là cách tốt nhất giúp bạn bán được hàng. 

    Đồng thời, là một nhà phân phối hàng tiêu dùng, bạn sẽ có cơ hội được trải nghiệm sản phẩm cũng như tìm hiểu quy trình làm ra sản phẩm đó. Nếu là một người có kinh nghiệm và hiểu rõ nhu cầu người tiêu dùng, bạn sẽ có những đánh giá thực tế và khách quan nhất cho khả năng đón nhận sản phẩm của thị trường. Từ đó, bạn sẽ biết được liệu bạn có nên chọn thương hiệu hay nhập sản phẩm này để kinh doanh hay không.

    Giải pháp quản lý và kiểm soát các vấn đề khi làm nhà phân phối hàng tiêu dùng

    Khi làm nhà phân phối hàng tiêu dùng, bạn sẽ phải kiểm soát rất nhiều vấn đề như sản phẩm, kho hàng, đơn hàng, các đại lý, nhân viên bán hàng,… Nếu các vấn đề trên không được quản lý chặt chẽ, thì bạn sẽ khó có thể đạt được lợi nhuận trong kinh doanh dẫn đến tình trạng thất thoát sản phẩm, thậm chí là phá sản. 

    Để có thể quán xuyến được hết các vấn đề, phần mềm quản lý bán hàng đa GoSELL sẽ cung cấp đến bạn các các công cụ sau. Cụ thể:

    Giải pháp quản lý và kiểm soát các vấn đề khi làm nhà phân phối hàng tiêu dùng

    Hỗ trợ kiểm soát và tối ưu quản lý chỉ trên 1 hệ thống duy nhất

    GoSELL sẽ giúp bạn tối ưu quy trình quản lý chỉ trên một màn hình duy nhất với các tính năng:

    • Quản lý nhà cung cấp giúp doanh nghiệp sản xuất theo dõi danh sách đơn vị cung cấp hàng hóa của mình, gồm: tình trạng hàng hóa, quá trình nhập hàng, lịch sử chuyển hàng,… một cách chi tiết.
    • Quản lý sản phẩm giúp bạn kiểm soát và quản lý tất cả hàng hóa theo nhiều phương thức như mã SKU, mã vạch, mã IMEI và mã seri.
    • Đồng bộ sản phẩm giúp bạn đồng bộ tất cả dữ liệu của sản phẩm (hình ảnh, giá thành, chủng loại,…) trên đa kênh. Từ cửa hàng truyền thống, đến các kênh như website, app, Shopee, Lazada, GoMUA, Facebook, Tiktok Shop, Zalo,…
    • Khởi tạo đơn hàng giúp nhà phân phối chủ động tạo đơn mua cho khách hàng đến mua sắm tại cửa hàng. Từ đó tối ưu được thời gian thiết lập đơn hàng và hạn chế các sai sót trong quá trình xử lý đơn hàng.
    • Quản lý đơn hàng giúp nhà phân phối dễ dàng theo dõi và xử lý các đơn hàng trên đa kênh để không bỏ sót bất kỳ đơn hàng nào. Đảm bảo đơn hàng được giao đến tay người tiêu dùng đúng thời hạn.
    • Quản lý nhân viên hỗ trợ bạn theo dõi và kiểm soát hoạt động bán hàng của từng nhân viên. Đồng thời, quản lý thời gian và năng suất làm việc của nhân viên dễ dàng.
    • Ngoài ra, tính năng sổ quỹ của GoSELL sẽ giúp bạn quản lý các hoạt động thu chi và cập nhật kịp thời các biến động của dòng tiền nhằm giảm thiểu tình trạng thất thoát tài chính tối đa.

    Mở rộng hệ thống bán hàng với tính năng đại lý bán hàng và cộng tác viên bán hàng

    Khi trở thành nhà phân phối hàng tiêu dùng chính thức cho một thương hiệu nào đó, bạn có thể tiếp tục phân phối hàng hóa cho các đại lý hoặc cộng tác viên bán hàng để mở rộng hệ thống bán hàng của mình. Để tiện cho việc quản lý, bạn có thể sử dụng hệ thống quản lý đại lý bán hàng của GoSELL. Tại đây, bạn có thể theo dõi toàn bộ hoạt động diễn ra giữa đại lý và khách hàng. Từ đó, bạn có thể tự tin xây dựng một mô hình bán hàng đa tầng chuyên nghiệp.

    Hoặc nếu bạn muốn xây dựng hệ thống cộng tác viên bán hàng thì bạn có thể sử dụng tính năng Affiliate Dropship. Với tính năng này, bạn có thể quản lý và kiểm tra hiệu quả bán hàng của từng cộng tác viên. Hơn thế nữa, bạn còn có thể mở rộng hệ thống quản lý cộng tác viên theo mô hình đa cấp bậc. Bằng cách khuyến khích cộng tác viên đang tham gia hệ thống chia sẻ đường link, mã giới thiệu,… đến với nhiều người đang có nhu cầu làm cộng tác viên. Mọi dữ liệu về chiết khấu sẽ được lưu trữ chi tiết trên hệ thống GoSELL, giúp bạn quản lý hoa hồng và thanh toán chiết khấu cho từng cộng tác viên dễ dàng.

    Thực hiện các chiến lược tiếp thị, quảng cáo sản phẩm

    Để thu hút các đại lý, cộng tác viên tìm đến bạn cũng như giúp sản phẩm mà bạn phân phối có thể tiếp cận đến người tiêu dùng hiệu quả. Bạn có thể sử dụng các tính năng marketing của GoSELL để xây dựng chiến lược tiếp thị, quảng cáo sản phẩm với chi phí tối ưu nhất:

    • Tính năng tạo trang landing page hỗ trợ dẫn dắt và thuyết phục người đọc thực hiện một mục chuyển đổi cụ thể (như đăng ký ngay, mua ngay,…).
    • Email marketing, thông báo đẩy – các công cụ hỗ trợ bạn tạo ra các thông điệp và gửi đến chính xác đối tượng mục tiêu bạn muốn tiếp cận.
    • Chương trình khách hàng thân thiết giúp bạn tạo nhiều cấp độ khách hàng thành viên và tích lũy điểm thưởng nhằm kích thích hành vi mua sắm của khách hàng.
    • Thiết lập các điều kiện giảm giá với tính năng tạo mã giảm giá, hay tạo chiến dịch giảm giá cực sâu với tính năng Flash Sale, tạo ra trải nghiệm săn deal mới mẻ giúp thu hút khách hàng mua sắm.
    • Đối với các khách hàng muốn mua hàng với số lượng lớn, tính năng tạo giá bán sỉ sẽ giúp bạn thiết lập một mức giá phù hợp. Vừa đảm bảo lợi nhuận cao, vừa khiến khách hàng nhớ đến bạn là một nhà phân phối hàng tiêu dùng uy tín.
    • Bạn cũng có thể thiết lập quảng cáo mua sắm trên Google với Google Smart Shopping. Đây là hình thức quảng cáo giúp thúc đẩy người dùng click vào xem và chọn mua sản phẩm của bạn nhanh chóng.

    Hỗ trợ phân tích và báo cáo doanh thu, lợi nhuận

    Sau một thời gian hoạt động kinh doanh và thực hiện các chiến dịch marketing, bạn có thể xem – phân tích hiệu quả thông qua các công cụ:

    • Phân tích báo cáo để đo lường hiệu quả kinh doanh của mình trong từng khoảng thời gian nhất định. Nhằm dự đoán nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng và đưa ra các quyết định kinh doanh phù hợp.
    • Google Analytics giúp bạn phân tích hành vi người dùng trên website/app, nắm được toàn bộ dữ liệu khách hàng truy cập vào website/app bán hàng của bạn.
    • Google Tag Manager giúp đo lường và theo dõi hiệu suất hoạt động của cửa hàng online một cách dễ dàng.
    • Facebook Pixel giúp theo dõi hành vi và thu thập dữ liệu người dùng, đồng thời đo lường hiệu suất trong quá trình chạy Facebook Ads. 

    Tổng kết

    Trong bài viết vừa rồi, GoACADEMY đã giải đáp đến bạn thắc mắc “Những điều cần biết khi làm nhà phân phối hàng tiêu dùng?”, đồng thời cũng đã bật mí đến bạn một số công cụ công nghệ hỗ trợ bạn khởi nghiệp được thuận lợi. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn, và đừng quên tiếp tục theo dõi các bài viết tại GoACADEMY để không bỏ lỡ các kiến thức bổ ích khác bạn nhé.

    Kết nối với chúng tôi tại đây hoặc truy cập kênh youtube GoSELL VN để cùng thảo luận về những chủ đề hấp dẫn và cập nhật thông tin hữu ích.

    Bạn cũng có thể tìm hiểu về các khóa học đang diễn ra cũng như những thông tin và kiến thức bổ ích tại Go Academy hàng tuần qua đường link sau: https://goacademy.vn/

    Mọi nhu cầu tư vấn và và hỗ trợ về các dịch vụ của GoSell, xin vui lòng liên hệ qua email [email protected] hoặc hotline 02873030800.

    Đăng ký thành viên