Câu chuyện kinh doanh

    Hướng dẫn quy trình phát triển sản phẩm mới từ A đến Z

    29/02/2024

    Phát triển sản phẩm mới là hoạt động cần thiết đối với hầu hết các doanh nghiệp nhằm có những bước đi đúng đắn theo xu hướng của thị trường và người tiêu dùng, đồng thời ảnh hưởng lớn đến doanh thu của doanh nghiệp. Vậy quy trình này bao gồm những bước nào và cách thức thực hiện ra sao? Hãy cùng GoACADEMY tìm hiểu ngay trong bài viết sau đây nhé.

    Hướng dẫn quy trình phát triển sản phẩm mới từ A đến Z

    Sản phẩm mới là gì?

    Sản phẩm mới là các sản phẩm được tạo ra nhằm để đáp ứng, thỏa mãn nhu cầu của khách hàng, đồng thời mang đến những lợi ích riêng biệt và được chào bán trên thị trường với khả năng thu hút sự chú ý mua sắm và tiêu dùng. Được chia thành 2 loại sau đây: 

    • Sản phẩm mới tương đối: Đây là loại sản phẩm được sản xuất và đưa ra thị trường lần đầu tiên. Tuy nhiên, đối với doanh nghiệp hay thị trường thì sản phẩm này không phải là mới hoàn toàn, mang lại cơ hội kinh doanh tốt hơn nhưng cũng gặp phải một số cạnh tranh nhất định.
    • Sản phẩm mới tuyệt đối: Trái ngược với sản phẩm mới tương đối, sản phẩm tuyệt đối là sản phẩm chưa từng xuất hiện lần nào trên thị trường. Đây được xem là dòng sản phẩm tiên phong và đòi hỏi doanh nghiệp sản xuất cần theo dõi và kiểm tra kỹ lưỡng từ quy trình nghiên cứu, thiết kế, sản xuất thì đến thử nghiệm trên thị trường. 

    Sản phẩm mới là gì?

    Tại sao phải phát triển sản phẩm mới?

    Việc phát triển sản phẩm mới có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với các doanh nghiệp bởi: 

    Nhu cầu của người tiêu dùng luôn thay đổi

    Thị hiếu và mong muốn của người tiêu luôn thay đổi theo thời gian, đòi hỏi doanh nghiệp phải thường xuyên lắng nghe và cập nhật trong từng sản phẩm, dịch vụ. Nếu bạn không đáp ứng kịp thời thì khách hàng dễ dàng chuyển sang sản phẩm khác của đối thủ.

    Sự cạnh tranh gia tăng từ các đối thủ

    Rất nhiều sự thay đổi của thị trường thường chỉ diễn ra trong chớp nhoáng. Nếu bạn tận dụng tốt cơ hội này thì sẽ dễ dàng thích ứng và chiếm lấy ưu thế. Vì vậy, rất nhiều doanh nghiệp thường mở rộng danh mục sản phẩm của mình nếu cho rằng chúng tiềm năng và có khả năng sinh lời cao.

    Vòng đời sản phẩm đang ở giai đoạn trưởng thành hoặc giai đoạn cuối

    Nếu sản phẩm đang ở giai đoạn trưởng thành thì bạn cần tiến hành một số điều chỉnh sao cho phù hợp với người tiêu dùng nhằm nâng cao doanh số. Còn nếu sản phẩm đã đạt đến ngưỡng trong vòng đời của nó thì doanh nghiệp cần giới thiệu một số phiên bản mới và cải tiến hơn.

    Vòng đời sản phẩm đang ở giai đoạn trưởng thành hoặc giai đoạn cuối

    Yếu tố công nghệ phát triển

    Công nghệ bùng nổ đem đến các công cụ tiện ích để phát triển và hoàn thiện sản phẩm. Qua đó, doanh nghiệp có thể tối ưu hóa quy trình phát triển sản phẩm mới một cách tốt hơn, đồng thời tiết kiệm thời gian và nhân lực. Bên cạnh đó, bạn cũng nên tận dụng các nguồn lực có sẵn của doanh nghiệp máy móc, vật tư, nhân lực,…) để đa dạng hóa danh mục sản phẩm.

    Tạo nên sự khác biệt cho thương hiệu

    Trên thực tế, khách hàng thường xem những trải nghiệm độc đáo, khác biệt mà sản phẩm mang lại là yếu tố giúp gia tăng giá trị của sản phẩm hoặc thương hiệu. Đặc biệt, nếu bạn có thể mang đến cho thị trường các sản phẩm mới tuyệt đối thì không nghi ngờ gì nữa, bạn đang đứng ở vị trí “tiên phong” trong lĩnh vực mà mình hoạt động.

    Xem thêm: Chiến lược khác biệt hóa: Ưu nhược điểm và cách xây dựng

    Quy trình các bước nghiên cứu phát triển sản phẩm mới

    Lên ý tưởng phát triển sản phẩm

    Bước đầu tiên và vô cùng quan trọng trong quy trình phát triển sản phẩm mới, đó chính là lên ý tưởng cụ thể và rõ ràng. Để làm được điều này, bạn hãy trả lời các câu hỏi sau đây:

    • Ý tưởng phát triển sản phẩm mới này bắt nguồn từ đâu?
    • Bộ phận nào đảm nhận vai trò này?
    • Làm thế nào để phân tích insight khách hàng (từ hệ thống CRM, làm cuộc khảo sát, feedback khách hàng,…)?
    • Các xu hướng tìm kiếm mới nào đang lên ngôi?

    Sàng lọc, lựa chọn ý tưởng

    Trong hàng loạt những ý tưởng bạn vừa thu thập được, hãy sàng lọc và chọn ra những ý tưởng phù hợp nhất. Đây là bước cực kỳ quan trọng giúp bạn vận hành quy trình phát triển sản phẩm trơn tru, hạn chế rủi ro. Để đảm bảo đưa ra sự lựa chọn tối ưu nhất, bạn hãy tham khảo một số yếu tố sau đây:

    • Độ mới của ý tưởng đề xuất.
    • Khả năng thỏa mãn nhu cầu của khách hàng.
    • Mức độ cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.
    • Tính khả thi của ý tưởng phát triển sản phẩm mới.

    Phát triển và thử nghiệm concept

    Bất cứ một ý tưởng mới nào cũng phải trải qua tầng tầng các thử nghiệm thì mới có thể trở thành một sản phẩm hoàn chỉnh. Sự thử nghiệm này sẽ bao gồm khả năng vận hành sản phẩm, độ bền, các tính năng và mức độ chấp nhận của thị trường. Từ những phản ánh chính xác về chi phí, thời gian và nguồn lực tập trung cho sản phẩm mới, các nhà tiếp thị có thể biết được concept nào là phù hợp và tối ưu nhất. 

    Xem thêm: Concept là gì? Yếu tố để tạo dựng Marketing Concept hiệu quả

    Xây dựng chiến lược marketing

    Đây là giai đoạn bạn cần định hình sản phẩm mới trong mắt người tiêu dùng. Một kế hoạch marketing càng bài bản và rõ ràng thì khả năng nắm giữ thế chủ động trên thị trường càng cao. 

    Khi xây dựng chiến lược marketing cho sản phẩm mới, bạn cần phải xác định chính xác thị trường ngách và đối tượng khách hàng mục tiêu, mục tiêu marketing sản phẩm mới theo từng giai đoạn và kế hoạch marketing sản phẩm mới cụ thể (bao gồm cơ cấu giá bán, kênh phân phối, chiến lược xúc tiến,…). 

    Xây dựng chiến lược marketing

    Tham khảo thêm: Cách xây dựng chiến lược marketing cho sản phẩm mới hiệu quả

    Tính toán chi phí, lợi nhuận

    Từ kế hoạch phát triển sản phẩm mới đã vạch ra, doanh nghiệp cần tiến hành dự trù chi phí (sản xuất, vận chuyển, marketing) và tính toán các khoản doanh thu, lợi nhuận sẽ đạt được. Mặt khác tính được số tiền mà doanh nghiệp thu về sau khi trừ đi các chi phí và dự đoán thời gian thu hồi vốn.

    Qua đó, doanh nghiệp sẽ dự đoán được với các khoản chi phí đã bỏ ra có thể thu về lợi tức tương xứng hay không. Điều này vô cùng quan trọng đối với sự thành công một sản phẩm mới khi phân phối ra thị trường vì chẳng ai làm việc không công bao giờ cả.

    Thử nghiệm trên thị trường

    Mục tiêu của giai đoạn này là đánh giá độ chấp nhận, hài lòng của người tiêu dùng đối với sản phẩm mới. Bạn có thể lựa chọn thử nghiệm trên nhiều thị trường khác nhau, kết hợp cùng việc theo dõi hiệu quả chiến dịch của các đối thủ cạnh tranh để đưa ra nhận xét tổng quan nhất. 

    Thương mại hóa

    Để hoàn thiện quy trình phát triển sản phẩm mới, hãy tiến hành thương mại hóa sản phẩm mới, tức là tung một lượng lớn sản phẩm mới ra thị trường. Ở bước này, bạn cần quan tâm đến 2 yếu tố là thời gian và địa điểm.  

    Tuỳ thuộc vào đối thủ cạnh tranh, tình hình nền kinh tế cũng như nhu cầu khách hàng để ra mắt sản phẩm thích hợp. Điều này không chỉ giúp bạn thuận lợi khi phát triển sản phẩm mà còn ít bị cạnh tranh khốc liệt từ đối thủ. 

    Quản lý sản phẩm mới như thế nào là đúng?

    Sau khi phát triển sản phẩm mới, việc theo dõi và quản lý sản phẩm cũng vô cùng quan trọng để doanh nghiệp có thể nắm bắt được khả năng đón nhận của thị trường cũng như khách hàng tiềm năng. Bên cạnh đó, đây cũng là cơ sở để doanh nghiệp kiểm soát số lượng sản phẩm bán ra, sản phẩm tồn, tình hình doanh thu, hoàn hàng,… để có những điều chỉnh cần thiết trong chính sản phẩm hoặc quy trình kinh doanh, tiếp thị đang áp dụng.

    Đối với các nhà sản xuất kết hợp bán lẻ thì việc ứng dụng một phần mềm bán hàng để hỗ trợ quản lý sản phẩm nhanh chóng, hiệu quả và hạn chế tối đa sai sót là hoàn toàn cần thiết. Đặc biệt, với tính Quản lý sản phẩm đến từ nền tảng GoSELL, việc kiểm soát cũng như quản lý sản phẩm hàng hóa của bạn sẽ dễ dàng hơn bao giờ hết.

    Tính năng Quản lý sản phẩm đến từ nền tảng GoSELL

    Tính năng cho phép bạn quản lý sản phẩm theo nhiều phương thức như mã SKU, mã vạch, mã IMEI và mã seri. Từ đó bạn có thể theo dõi số lượng hàng hóa bán ra ở từng thời điểm, từ đó đánh giá khả năng đón nhận sản phẩm của người tiêu dùng. Bên cạnh đó, với tính năng này, người bán còn có thể: 

    Tính năng Quản lý sản phẩm đến từ nền tảng GoSELL

    • Đồng bộ và quản lý sản phẩm đa kênh (website, app bán hàng, Facebook, Zalo, TikTok Shop, Shopee, Lazada, GoMUA) trên cùng một hệ thống.
    • Tạo sản phẩm mới nhanh chóng với các thông tin sản phẩm: tên sản phẩm, hình ảnh, giá và phân loại sản phẩm.
    • Cho phép thiết lập từ khóa SEO cho sản phẩm / bộ sưu tập sản phẩm để nâng cao khả năng tìm kiếm. 
    • Tìm kiếm các sản phẩm dễ dàng trên thanh công cụ có sẵn. 
    • Thiết lập giá vốn cho sản phẩm sau khi người bán nhập hàng thành công.
    • Tùy chỉnh giá sản phẩm (giá vốn, giá niêm yết, giá bán, giá gốc sản phẩm, thuế,…) sau khi nhập hàng thành công. 
    • Cài đặt giá bán sỉ cho từng nhóm đối tượng khách hàng khác nhau.
    • Tự do quy định số lượng sản phẩm tương ứng với đơn vị quy đổi và tự động cập nhật kho chính xác tương ứng khi có biến động.

    Theo dõi báo cáo bán hàng của các sản phẩm với tính năng Phân tích báo cáo

    Phân tích báo cáo là tính năng hỗ trợ người bán dễ dàng theo dõi và đo lường được hiệu quả kinh doanh của mình trong từng khoảng thời gian nhất định nhằm dễ dàng dự đoán được nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng và đưa ra các quyết định kinh doanh một cách chính xác nhất.

    Đặc biệt, tính năng hỗ trợ thống kê những sản phẩm bán chạy nhất theo từng thời điểm nhất định. Từ đó, bạn có thể biết được sản phẩm mới của mình có nhận được sự đón nhận từ khách hàng hay không, là cơ sở cho việc điều chỉnh nhằm nâng cao khả năng tiếp cận của sản phẩm. 

    Hơn thế nữa, người bán có thể dễ dàng theo dõi báo cáo bán hàng trên đa kênh, đa nền tảng, đa chi nhánh. Dễ dàng theo dõi các chỉ số kế toán trên báo cáo (doanh thu, lợi nhuận, lợi nhuận gộp, tổng vốn, tổng đơn hàng, phí giao hàng, giá trị trung bình đơn hàng). 

    Ngoài ra, nền tảng bán hàng GoSELL còn tích hợp rất nhiều tính năng hỗ trợ quản lý bán hàng và marketing khác như Quản lý đơn hàng, Quản lý nhà cung cấp, CRM, Quản lý nhân viên, Tạo mã giảm giá, Tạo giá bán sỉ, Blog, Email marketing,…

    Kết luận

    Như vậy là chúng ta vừa tìm hiểu xong quy trình phát triển sản phẩm mới và phương pháp quản lý sản phẩm mới hiệu quả nhất hiện nay. GoACADEMY hy vọng rằng những kiến thức trên là hữu ích và có thể hỗ trợ bạn ứng dụng vào mô hình kinh doanh thực tế của doanh nghiệp. Chúc bạn may mắn và thành công nhé.

    Kết nối với chúng tôi tại đây hoặc truy cập kênh youtube GoSELL VN để cùng thảo luận về những chủ đề hấp dẫn và cập nhật thông tin hữu ích.

    Bạn cũng có thể tìm hiểu về các khóa học đang diễn ra cũng như những thông tin và kiến thức bổ ích tại Go Academy hàng tuần qua đường link sau: https://goacademy.vn/

    Mọi nhu cầu tư vấn và và hỗ trợ về các dịch vụ của GoSell, xin vui lòng liên hệ qua email hotro@gosell.vn hoặc hotline 02873030800.

    Đăng ký thành viên