Kinh doanh online
Sàn thương mại điện tử và những lưu ý khi bán hàng
Sàn thương mại điện tử (TMĐT) là một kênh kinh doanh online quan trọng mà không doanh nghiệp nào có thể bỏ qua. Những năm gần đây, Việt Nam đã chứng kiến sự bùng nổ mua sắm online với sự xuất hiện của nhiều sàn thương mại điện tử hàng đầu khu vực cũng như trong nước: Lazada, Shopee, Tiki, Sendo, GoMua …Tuy nhiên để thành công khi kinh doanh tại kênh bán hàng đầy cạnh tranh này, doanh nghiệp cần lưu ý một số vấn đề sau.
Kinh doanh các sản phẩm ngách, độc đáo
Thường khi kinh doanh bạn có 2 hướng phát triển là chọn sản phẩm đại trà, phổ thông hoặc sản phẩm ngách.
Với các sản phẩm phổ thông ví dụ hàng tiêu dùng nhanh, mỹ phẩm, thời trang, nước giải khát …sẽ có nhu cầu cao sử dụng hàng ngày. Tuy nhiên bạn sẽ bị cạnh tranh rất lớn với rất nhiều đối thủ cạnh tranh trên sàn TMĐT. Ngoài ra bạn cũng cần phải bỏ lượng vốn lớn để nhập hàng và tổ chức các hoạt động tiếp thị.
Nếu bạn mới khởi nghiệp kinh doanh trên sàn thương mại điện tử. Và có số vốn ít ỏi thì nên tập trung kinh doanh các sản phẩm ngách. Đó là sản phẩm có thị trường bỏ ngỏ, ít hoặc không có đối thủ cạnh tranh. Và có số lượng khách hàng giới hạn nhất định. Kinh doanh sản phẩm ngách bạn ít bị cạnh tranh. Và do đó, có thể có lợi nhuận cao hơn sản phẩm đại trà. Nếu bạn chọn đúng sản phẩm độc đáo, nổi bật trên sàn TMĐT. Đáp ứng nhu cầu còn trống của thị trường thì bạn sẽ dễ dàng thành công hơn.
Xem thêm: Thị trường ngách là gì? Cách tìm kiếm thị trường ngách cho doanh nghiệp
Đầu tư vào hình ảnh và video chất lượng
Đặc điểm của bán hàng online nói chung cũng như trên sàn thương mại điện tử nói riêng là cần đầu tư nhiều về hình ảnh của sản phẩm đăng trên gian hàng. Bởi vì khi mua online, khách hàng không thể đến cửa hàng để trực tiếp cầm nắm, trải nghiệm chất lượng, mẫu mã sản phẩm nên hình ảnh đăng trên gian hàng là thứ duy nhất khiến họ cảm nhận được sản phẩm. Vì thế hãy chụp sản phẩm với chất lượng tốt nhất, hình đủ sáng, không nhòe mờ, chụp ở nhiều góc cạnh để họ cảm nhận sản phẩm như thế nào trong thực tế.
Một số sàn TMĐT có quy định phải chụp ảnh sản phẩm trên nền trắng, do đó bạn cần tách nền, đặt logo ở góc trái hình kèm theo các thông tin về sản phẩm. Có thể đăng từ 5 đến 10 hình ở nhiều góc chụp khác nhau. Sẽ tuyệt vời hơn nếu kèm theo đó là một video quay về cách sử dụng của sản phẩm trong thực tế. Có hình ảnh và video đẹp sẽ giúp gian hàng của bạn thu hút sự chú ý so với đối thủ cạnh tranh.
Bạn có thể thiết lập một khu vực chụp ảnh tại văn phòng với đầy đủ phông nền, đèn chiếu sáng. Việc chụp, thiết kế và chỉnh sửa ảnh có thể thuê nhân viên thiết kế thực hiện. Hoặc thuê thợ chụp hình chuyên nghiệp ở các studio bên ngoài.
Viết mô tả sản phẩm đầy đủ, chứa từ khóa
Người mua hàng trên sàn thương mại điện tử thường tìm hiểu, đọc kỹ thông tin về sản phẩm trước khi quyết định mua hàng. Các sản phẩm của bạn cần viết nội dung mô tả sản phẩm chi tiết và đầy đủ. Giúp khách hàng tin tưởng hơn khi mua sản phẩm. Các thông tin cần có trong phần mô tả sản phẩm bao gồm:
- Kiểu dáng, chất liệu, màu sắc, dung lượng, kích thước, size
- Thông số kỹ thuật, tính năng và lợi ích của sản phẩm
- Thành phần, công dụng của sản phẩm
- Hướng dẫn cách sử dụng, bảo quản sản phẩm
- Nguồn gốc xuất xứ, thời gian bảo hành, thời gian giao hàng
- Chính sách đổi trả, hoàn tiền sản phẩm
- Thông tin về thương hiệu, đơn vị phân phối
- Các cam kết bán hàng, chính sách chăm sóc khách hàng
Cần lưu ý đặt tiêu đề sản phẩm thu hút và có chứa từ khóa. Từ khóa có liên quan đến sản phẩm cũng nên được rải đều trong bài viết mô tả sản phẩm. Để tối ưu SEO, giúp sản phẩm dễ dàng hiển thị khi khách hàng tìm kiếm thông tin trên sàn TMĐT.
Có được nhiều đánh giá tốt từ khách hàng
Các sàn thương mại điện tử đều có phần đánh giá sản phẩm từ các khách hàng xác thực đã mua hàng. Các feedback này được xếp hạng từ 1 đến 5 sao. Kèm theo hình ảnh và bình luận, cảm nhận của các người mua hàng.
Các đánh giá rất quan trọng đối với gian hàng trên sàn thương mại điện tử. Thông thường khách hàng tiềm năng trước khi quyết định mua hàng ở một gian hàng nào đó sẽ vào phần sản phẩm, đọc các bình luận từ các khách mua hàng trước đó. Nếu có nhiều đánh giá tích cực, hàng tốt, chất lượng đảm bảo, giao hàng nhanh và an toàn thì họ sẽ yên tâm. Còn nếu có nhiều đánh giá tiêu cực về chất lượng sản phẩm thì họ sẽ quyết định không mua hàng nữa. Chính vì vậy có được nhiều đánh giá tốt, 5 sao sẽ giúp gian hàng của bạn tăng niềm tin nơi khách hàng, qua đó giúp gia tăng doanh số và tỉ lệ chuyển đổi.
Một mẹo nhỏ mà nhiều gian hàng hay áp dụng để tăng review và đánh giá 5 sao, đánh giá tốt trên gian hàng là nhờ người thân, bạn bè mua hàng sau đó đánh giá 5 sao và bình luận tốt về sản phẩm. Ngoài ra một cách tối ưu khác được nhiều gian hàng áp dụng là trao đổi review chéo từ các gian hàng với nhau. Hoặc bạn bán hàng với giá gốc cho người có nhu cầu, sau đó đổi lại, yêu cầu họ phải để lại bình luận và đánh giá tốt trên gian hàng của bạn.
Nhanh chóng phản hồi các bình luận và câu hỏi của khách hàng tiềm năng
Trên các sàn thương mại điện tử đều có phần thống kê “tỉ lệ phản hồi” và “ thời gian phản hồi”. Shop của bạn nên tìm cách tăng các tỉ lệ này càng cao càng tốt. “Tỉ lệ phản hồi” nên giữ ở mức trên 90% và “thời gian phản hồi” chỉ nên trong vài giờ. Đừng kéo dài thời gian phản hồi lên đến 24 hoặc 48h, điều này sẽ ảnh hưởng đến hình ảnh và sự chuyên nghiệp của bạn trong mắt khách hàng tiềm năng. Dẫn đến họ sẽ không mua hàng của bạn.
Thông thường người mua hàng muốn được trả lời nhanh chóng khi họ hỏi mua hàng hoặc có thắc mắc nào đó cần giải đáp. Bạn hãy trả lời tất cả các câu hỏi của khách trong thời gian sớm nhất và trả lời mọi câu hỏi dù khen hay chê của khách hàng tiềm năng.
Khi khách hàng khen sản phẩm tốt thì bạn hãy cảm ơn họ đã ủng hộ sản phẩm. Nếu khách hàng chê hàng giao chậm, bao bì, đóng gói hỏng, hoặc chất lượng sản phẩm kém, không giống như mô tả thì bạn nên xin lỗi hoặc hứa đổi sản phẩm khác cho khách.
Nhiều cửa hàng mắc sai lầm khi bán hàng trên các sàn thương mại điện tử là không đào tạo hoặc quản lý nhân viên kỹ. Khi có khách hàng bình luận hoặc đánh giá xấu thì nhân viên vào nói những từ khó nghe hoặc chửi mắng, đổ lỗi và tìm cách ăn thua đủ với khách. Điều này cực kỳ tối kỵ trong kinh doanh. Nó sẽ gây ấn tượng xấu đối với các khách hàng tiềm năng khi họ xem đánh giá và bình luận này.
Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO)
SEO là cách tiếp thị miễn phí nhưng lại cực kỳ hiệu quả. Cũng như SEO trên Google thì các sàn thương mại điện tử cũng có bộ máy tìm kiếm của riêng mình. Nó cho phép khách hàng tìm các sản phẩm mà họ mong muốn giữa hàng nghìn gian hàng trên sàn. SEO là một công cụ mạnh mẽ để giúp sản phẩm của bạn trở nên nổi bật giữa nhiều sản phẩm khác nhau và thu hút sự chú ý từ khách hàng tiềm năng.
Bạn nên sử dụng công cụ nghiên cứu từ khóa tích hợp sẵn trên sàn TMĐT Shopee hoặc Lazada, sao đó tìm các từ khóa mà người dùng hay tìm kiếm có liên quan đến sản phẩm của bạn. Sao đó tối ưu và sử dụng từ khóa đó trong tiêu đề và bài viết mô tả sản phẩm. Điều này sẽ tăng cơ hội sản phẩm bạn xuất hiện khi khách hàng tìm kiếm sản phẩm theo từ khóa.
Ngoài ra bạn cũng có thể bỏ tiền ra để đấu thầu từ khóa trên các sàn TMĐT. Các sàn TMĐT đều có các gói quảng cáo từ khóa cho các nhà bán hàng, tuy nhiên mức phí không hề rẻ. Bạn cũng nên bỏ tiền học các khóa đào tạo về bán hàng online trên sàn TMĐT để tối ưu được chi phí khi chạy quảng cáo.
Xem thêm: SEO là gì? Tại sao SEO quan trọng với website bán hàng của bạn?
Tối ưu các chỉ số quan trọng trên các sàn thương mại điện tử
Các sàn thương mại điện tử đều có các chỉ số riêng để đánh giá các gian hàng và sản phẩm quan trọng để đưa họ ra đầu trang tìm kiếm hoặc gợi ý sản phẩm cho khách hàng có nhu cầu. Sau đây là các chỉ số quan trọng mà gian hàng của bạn phải đạt được để duy trì vị trí nổi bật so với đối thủ trên sàn:
- Sản phẩm có nhiều lượt đánh giá tốt, 5 sao
- Sản phẩm, gian hàng có lượt người xem nhiều
- Tỉ lệ % xử lý đơn hàng và giao hàng nhanh
- Tỉ lệ % phản hồi và thời gian phản hồi nhanh chóng
- Tỷ lệ hủy đơn hàng ít
- Có nhiều lượt khách hàng mới và lượt theo dõi
Ngoài ra nếu kinh doanh trên sàn TMĐT Shopee thì bạn cần nhanh chóng đạt được chỉ tiêu “ Shop yêu thích” trong thời gian ngắn nhất có thể. Shop của bạn cần thỏa các tiêu chí sau để được xét duyệt thành “Shop Yêu Thích” trên Shopee.
- Doanh số bán hàng tốt
- Phản hồi Chat nhanh và có dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt
- Xử lý đơn hàng nhanh chóng và đúng hạn
- Tuân thủ chính sách bán hàng của Shopee và không có điểm phạt Sao Quả Tạ
- Có lượng đánh giá Shop và đánh giá sản phẩm tốt
Ngoài ra đối với các sản phẩm có doanh số bán cao, sẽ được ưu tiên hiển thị trong mục “ tìm kiếm hàng đầu” trên Shopee. Do đó bạn nên tập trung quảng cáo, phát triển doanh số một sản phẩm chủ lực, có doanh số cao để tạo lực hút, gây chú ý cho khách hàng tiềm năng.
Tích cực tham gia các sự kiện, chương trình khuyến mãi của các sàn thương mại điện tử
Trên các sàn thương mại điện tử thường tổ chức các chương trình khuyến mãi giảm giá sốc vào ngày đôi, miễn phí vận chuyển hoặc flash sales … Thường các sàn gửi thư mời tham gia sự kiện cho một số gian hàng nổi bật, đáp ứng các điều kiện về doanh số hoặc ngành hàng nào đó. Bạn nên chủ động và tích cực tham gia các sự kiện khuyến mãi này vì đây là cơ hội tốt để quảng bá thương hiệu của mình đến với hàng ngàn khách hàng mới và tăng doanh số bán hàng.
Các sàn TMĐT thường quảng cáo rầm rộ trên tivi, tổ chức chương trình ca nhạc hoặc quảng cáo banner online cho các sự kiện, khuyến mãi của mình. Qua đó doanh nghiệp của bạn sẽ được hưởng lợi khi có thể bán được nhiều hàng hơn mà không phải bỏ ra chi phí quảng cáo khủng.
Xem thêm: Ưu nhược điểm khi bán hàng trên các sàn thương mại điện tử
GoSELL giúp bạn đồng bộ và kinh doanh thành công trên các sàn thương mại điện tử
Như vậy qua bài viết trên bạn đã tìm hiểu qua 8 bí quyết có thể giúp bạn bán hàng thành công trên các sàn thương mại điện tử. Ngoài bán hàng trên sàn TMĐT, bạn nên triển khai bán hàng đa kênh để tối ưu doanh thu, và tăng cơ hội tiếp cận khách hàng.
Bạn nên triển khai thêm kênh website, tạo app bán hàng hoặc bán hàng qua mạng xã hội Facebook, Zalo, Landing page hoặc mở thêm cửa hàng truyền thống. Việc phối hợp đồng bộ khi kinh doanh đa kênh không hề dễ dàng. Điều đó chỉ có thể thực hiện được khi bạn sử dụng các phần mềm quản lý bán hàng chuyên nghiệp như GoSELL.
GoSELL có thể giúp bạn tạo website thương mại điện tử, sau đó đồng bộ dữ liệu kinh doanh, thông tin, đơn hàng từ các sàn TMĐT Shopee, Lazada, GoMUA về một nền tảng quản lý duy nhất. Qua đó giúp bạn đỡ mất công đăng nhập và sử dụng nhiều nền tảng khác nhau, mất thời gian và tốn kém chi phí.
Chỉ cần đăng nhập GoSELL bạn có thể theo dõi doanh số, đơn hàng từ đa kênh: website, app bán hàng, sàn thương mại điện tử, mạng xã hội Facebook, Zalo, hoặc cửa hàng truyền thống. Hệ thống còn có các phân tích và báo cáo doanh thu, lợi nhuận, mặt hàng bán chạy, nhân viên bán tốt … cho đa kênh, chuỗi cửa hàng theo thời gian thực, chính xác và chuyên nghiệp.
Hệ sinh thái đa dạng giải quyết được nhiều vấn đề trong kinh doanh trên các sàn thương mại điện tử
GoSELL có hơn 40 tính năng hỗ trợ toàn diện hoạt động quản lý tồn kho, quản lý bán hàng, thực hiện các hoạt động tiếp thị và chăm sóc khách hàng – CRM. Các tính năng sẽ liên tục được cập nhật và phát triển mới miễn phí hàng quý. GoSELL có đa dạng các gói giải pháp có thể giúp bạn kinh doanh đa kênh như
- GoWEB: Thiết kế website thương mại điện tử chỉ trong 10 phút.
- GoAPP: Thiết kế app bán hàng mang thương hiệu riêng trên 2 hệ điều hành Android và iOS.
- GoPOS: Phần mềm quản lý cửa hàng và chuỗi cửa hàng.
- GoLEAD: Thiết kế Landing page đẹp mắt và không giới hạn.
- GoSOCIAL: Quản lý bán hàng trên Facebook và Zalo OA.
- GoCALL: Tổng đài bán hàng telesales và chăm sóc khách hàng trực tuyến.
- Gói OAO: Quản lý kinh doanh đa kênh (Omnichannel) tất cả trong một hệ thống.
Chúc bạn kinh doanh thành công trên các sàn thương mại điện tử khi áp dụng các giải pháp công nghệ số của GoSELL. Nhớ theo dõi GoACADEMY để cập nhật các thông tin hữu ích nha.