Digital Marketing
Search intent là gì? Phương pháp thu hút traffic nhờ tối ưu search intent
Việc truy vấn của người dùng cho một từ khóa luôn không ngừng thay đổi. Vì vậy, cập nhật search intent, tức ý định tìm kiếm của họ, là điều bắt buộc và ảnh hưởng trực tiếp đến việc tối ưu SEO cho website bán hàng của doanh nghiệp. Vậy search intent là gì và cách để tăng traffic một cách hiệu quả nhờ vào việc tối ưu search intent là gì? Cùng GoACADEMY tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.
Search Intent là gì?
Đầu tiên, bạn sẽ cần nắm rõ Search Intent là gì. Theo đó, Search Intent, hay còn được gọi là User Intent hoặc Keyword Intent, là khái niệm nghiên cứu ý định tìm kiếm cuối cùng của người dùng khi họ thực hiện truy vấn trên các công cụ tìm kiếm, đặc biệt là Google.
Có thể hiểu một cách đơn giản Search Intent là việc nghiên cứu mục đích, ý định hoặc câu hỏi mà người dùng đang tìm kiếm. Khi họ có nhu cầu hay ý muốn cụ thể, họ sẽ gõ những từ khóa vào thanh công cụ tìm kiếm của Google. Các kết quả tìm kiếm trên Google sẽ ghi nhận lại những Search Intent này từ người dùng.
Khi các trang web nghiên cứu và hiểu rõ các User Intent này, sau đó ứng dụng vào nội dung của họ, thì website sẽ thu hút nhiều lượt xem hơn, cung cấp trải nghiệm người dùng tốt hơn và giúp bài viết đạt được thứ hạng cao hơn trên các công cụ tìm kiếm.
Sự khác nhau giữa Insight khách hàng và Search Intent là gì?
Tính chất khác biệt giữa Search Intent và Insight người dùng nằm ở mức độ tác động vào việc hiểu ý muốn của người thực hiện tìm kiếm:
- Search Intent: Thể hiện ý định hiện hữu trong đầu người dùng khi thực hiện truy vấn. Ví dụ, khi người dùng tìm kiếm “Serum trị mụn”, thì User Intent ở đây là tìm kiếm các loại serum chuyên dụng để giải quyết vấn đề da mụn.
- Insight người dùng: Thể hiện những mong muốn sâu thẳm khiến người dùng tiến đến Search Intent. Đôi khi, người dùng có thể không nhận biết rõ những mong muốn đó là gì. Ví dụ đơn giản, khi người dùng tìm kiếm “Serum trị mụn”, họ có thể mong muốn là có được làn da đẹp hơn, tự tin hơn.
Để tăng tỷ lệ chuyển đổi với khách hàng, khi xây dựng nội dung trên trang web, bạn cần đáp ứng cả hai yếu tố Intent và Insight. Đây cũng là một trong những yếu tố giúp bạn tối ưu hóa SEO để đưa website lên top Google một cách dễ dàng.
Có thể bạn quan tâm: Insight khách hàng là gì? Cách xác định insight khách hàng hiệu quả trong kinh doanh
Tầm quan trọng của Search Intent đối với SEO
Search Intent đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong chiến lược tối ưu SEO cho website bán hàng của doanh nghiệp. Điều này giúp cung cấp kết quả tìm kiếm phù hợp hơn với người dùng. Những lợi ích mà doanh nghiệp có thể nhận được khi tối ưu Search Intent bao gồm:
- Giảm tỷ lệ thoát: Khi người dùng nhận được thông tin chính xác cho truy vấn, họ sẽ ở lại trang web của bạn lâu hơn, giảm tỷ lệ thoát và tăng thời gian lưu trú trên trang.
- Tăng lượt xem: Việc đáp ứng đúng truy vấn người dùng thúc đẩy khách hàng thực hiện các tương tác khác trên trang web của bạn, như link điều hướng, đăng ký tư vấn,…
- Xuất hiện trong rich snippet: Nội dung chất lượng và phù hợp với truy vấn giúp trang web của bạn có cơ hội xuất hiện trong Google featured snippet cho các từ khóa cụ thể.
- Tăng phạm vi tiếp cận: Google có khả năng phân tích và xử lý nhiều truy vấn có cùng mục đích và chủ đề. Điều này dẫn đến việc trang web của bạn có thể xuất hiện cho nhiều truy vấn liên quan hơn khi đã tối ưu hóa search intent.
Việc tối ưu hóa search intent luôn được các doanh nghiệp kinh doanh trên website bán hàng đánh giá cao bởi hiệu quả nâng cao hiệu quả SEO của website, tăng lượng traffic và thu hút khách hàng tiềm năng đến với website của doanh nghiệp.
Xem thêm: Tổng hợp những xu hướng SEO mà bạn không nên bỏ qua
Các dạng Search Intent phổ biến hiện nay
Thông thường, người làm SEO chia Search Intent thành hai loại chính, dựa trên ý định của người dùng khi truy cập vào website hoặc thông qua giao dịch và thông tin cụ thể từ khách hàng.
Theo sự phát triển của nghiên cứu về Search Intent, Google đã chia lĩnh vực này thành 9 loại User Intent dựa trên nhiều yếu tố khác nhau:
- Nghiên cứu thông tin: Người dùng tìm kiếm thông tin về sản phẩm, học tập các mẹo trong cuộc sống và các nội dung tương tự.
- Tìm câu trả lời nhanh: Một số người chỉ muốn tìm câu trả lời ngắn gọn mà không cần phải truy cập vào trang web.
- Ý định mua hàng: Truy vấn về sản phẩm, dịch vụ trên các trang thương mại điện tử.
- Tìm kiếm địa điểm (Local): Người dùng tìm kiếm các địa điểm cụ thể và kết quả trả về thường là các gói kết quả địa điểm với các điểm đánh dấu.
- Tìm kiếm hình ảnh: Người dùng tìm kiếm thông tin và câu trả lời thông qua hình ảnh.
- Cách tìm kiếm video: Người dùng tìm kiếm thông tin qua các kết quả video, thường kèm theo thumbnail và đoạn mô tả.
- Tin tức (News): Người dùng tìm kiếm thông tin về các tin tức, sự kiện hiện tại.
- Tìm hiểu thương hiệu: Người dùng muốn tìm hiểu về một thương hiệu, công ty, tổ chức nào đó khi thực hiện truy vấn.
- Tìm kiếm hỗn hợp: Đây là các truy vấn có tính bao quát cao, chứa nhiều ý định tìm kiếm khác nhau.
Các loại Search Intent này đóng vai trò quan trọng trong chiến lược SEO, giúp tối ưu hóa nội dung trang web và thu hút đúng đối tượng người dùng.
Cách xác định Search Intent cụ thể
Vậy làm thế nào để xác định Search Intent? Hiện nay, có nhiều phương pháp để xác định ý định tìm kiếm, chẳng hạn như:
- Nghiên cứu từ khóa: Phân tích các từ ngữ và từ khóa mà khách hàng sử dụng trong truy vấn để tìm kiếm thông tin.
- Xem kết quả SERPs: Nhận biết User Intent thông qua định dạng của trang kết quả tìm kiếm (SERPs). Tận dụng thông tin từ Google Search Features, sơ đồ tri thức, quảng cáo Google AdWords, hay các gợi ý như People Also Ask – Mọi người cũng tìm kiếm hay kết quả tìm kiếm Video…
- Sử dụng Google Trends: Tra cứu xu hướng tìm kiếm trên Google Trends để hiểu rõ hơn về các từ khóa và chủ đề đang được tìm kiếm phổ biến.
- Điều hướng Navigational Search Intent: Xem các kết quả tìm kiếm liên quan đến định hướng, thường là khi người dùng tìm kiếm những trang web cụ thể.
- Kết quả SERPs cho Commercial Search Intent: Nghiên cứu kết quả tìm kiếm liên quan đến ý định mua hàng, thường xuất hiện các trang web thương mại điện tử.
Với 9 loại Search Intent khác nhau, bạn nên dựa vào đặc thù của từng loại để nghiên cứu User Intent một cách hiệu quả.
Cách để tối ưu Search Intent hiệu quả
Việc tối ưu Search Intent mang lại rất nhiều lợi ích khác nhau cho doanh nghiệp. Do đó, thực hiện những cách sau đây chắc chắn sẽ giúp website bán hàng tiếp cận tốt hơn với các đối tượng khách hàng tiềm năng của mình.
Nghiên cứu ý định tìm kiếm của người dùng thông qua từ khóa
Để nghiên cứu ý định tìm kiếm của người dùng thông qua từ khóa, bạn cần tập trung vào việc khám phá các từ khóa, cụm từ và câu hỏi mà người dùng thường tìm kiếm để cải thiện trải nghiệm của họ. Hãy nghiên cứu chi tiết thông tin và tích hợp những từ khóa và truy vấn này vào bài viết của bạn.
Đặc biệt, nên mở rộng phạm vi từ khóa của bạn trên nhiều khía cạnh khác nhau. Khi viết về Search Intent, hãy đưa ra nội dung liên quan đến nhiều vấn đề trong lĩnh vực này. Ví dụ như:
- “Search Intent là gì (What is Search Intent).”
- “Có mấy loại Search Intent.”
- “Phân loại User Intent hiện nay.”
- “Làm thế nào để nhận biết Search Intent.”
- “Cách tối ưu Keyword Intent.”
- “Nghiên cứu Search Intent là gì…”
Có thể bạn quan tâm: Các yếu tố ảnh hưởng đến việc xếp hạng từ khóa của Google
Tăng trải nghiệm người dùng trên website
Để tối ưu Search Intent, bạn cần giảm tỷ lệ thoát trang của người dùng xuống mức thấp nhất có thể. Khi tỷ lệ thoát trang giảm, tỷ lệ chuyển đổi sẽ tăng lên. Dưới đây là một số kỹ thuật để tối ưu trải nghiệm người dùng và hỗ trợ cho Search Intent:
- Thêm tiêu đề phụ cho mỗi bài viết để làm cho nội dung trở nên mạch lạc hơn và dễ theo dõi.
- Phân bổ các tiêu đề (Heading 2, Heading 3 và Heading 4) một cách chi tiết để tạo sự cấu trúc rõ ràng trong bài viết.
- Tăng kích cỡ phông chữ lên mức 14 hoặc phù hợp để làm cho chữ viết to và dễ đọc hơn với người đọc.
- Chèn các liên kết học thuật một cách thông minh, có thể in đậm hoặc làm nổi bật những câu chữ quan trọng trong bài viết.
- Đầu tư vào hình ảnh và video nhúng có chất lượng cao để làm cho bài viết trở nên hấp dẫn và sinh động hơn.
Để đem lại một trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng của mình, bên cạnh việc thiết kế một website chuyên nghiệp với đầy đủ các tính năng, việc tối ưu các thành phần SEO cho bài viết cũng là điều vô cùng cần thiết. Hiểu được điều đó, GoSELL hỗ trợ mang đến các tính năng, giải pháp giúp tối ưu trải nghiệm của khách hàng trên website, tăng lượng truy cập cũng như đơn hàng một cách hiệu quả.
Thiết kế website bán hàng chuyên nghiệp với giải pháp GoWEB của GoSELL
Để tạo nên một website bán hàng chuyên nghiệp, chất lượng để tiếp cận với khách hàng tiềm năng, GoSELL cung cấp cho doanh nghiệp một giải pháp mang tên GoWEB. GoWEB cho phép doanh nghiệp tự mình tạo nên một website bán hàng với giao diện phù hợp với ngành nghề kinh doanh, góp phần xây dựng thương hiệu và tiếp cận với khách hàng.
Với GoWEB, doanh nghiệp có thể tạo nên website hoàn chỉnh với homepage, trang sản phẩm, dịch vụ, tin tức hay trang blogs chia sẻ thông tin hữu ích. Bên cạnh đó, GoWEB còn hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng một website bán hàng tối ưu với băng thông không giới hạn, được miễn phí Hosting, SSL và được bảo mật an toàn. Các tính năng hỗ trợ bán hàng và quản lý bán hàng hiệu quả của GoSELL cũng được tích hợp trên website được thiết kế bởi GoWEB.
Là một giải pháp được cung cấp bởi GoSELL, doanh nghiệp khi thiết kế và vận hành website bán hàng của mình cũng có thể quản lý đồng bộ với các kênh, nền tảng bán hàng khác mà mình đang kinh doanh. Đây là một điểm cộng so với các nền tảng khi cho phép doanh nghiệp bán hàng và quản lý bán hàng đa kênh toàn diện, tập trung.
Hơn nữa, GoWEB còn mang đến cho doanh nghiệp rất nhiều tính năng phần mềm được tích hợp trên website cũng như hỗ trợ quá trình bán hàng trên website của doanh nghiệp. Trong đó, việc tối ưu SEO được xem là một trong những điểm cộng lớn, giúp doanh nghiệp hoàn thiện các nội dung của mình để phù hợp với search intent của người dùng.
Tối ưu SEO cho website bán hàng để tiếp cận tốt hơn với các đối tượng khách hàng tiềm năng
Để những nội dung mà bạn đang tải lên website phù hợp với ý định tìm kiếm của người dùng, việc tối ưu SEO luôn đóng vai trò quan trọng hàng đầu. Càng cung cấp những nội dung thân thiện với các công cụ tìm kiếm, doanh nghiệp càng tiếp cận nhiều hơn với các đối tượng khách hàng tiềm năng, gia tăng đơn hàng một cách đáng kể.
Theo đó, hệ thống của GoSELL cho phép doanh nghiệp thiết lập nhiều từ khóa SEO cho nội dung mà mình đăng tải để tối ưu SEO bằng cách đặt dấu phẩy giữa mỗi từ khóa trong mục từ khóa của hệ thống. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng có thể thêm tiêu đề, tiêu đề phụ, mô tả, link sản phẩm… cho những nội dung của mình trước khi cập nhật lên website. GoSELL luôn sắp xếp những mục này một cách hợp lý nhất có thể giúp người dùng có thể thao tác một cách dễ dàng.
Bên cạnh các trang bán hàng, doanh nghiệp cũng có thể xây dựng trang Blogs chia sẻ thông tin để tiếp cận khách hàng và nâng cao lưu lượng truy cập cho website. Hệ thống của GoSELL cũng cho phép doanh nghiệp tối ưu SEO bài viết để tăng thứ hạng tìm kiếm trên Google. Đây là một trong những cơ sở giúp doanh nghiệp gia tăng hiệu quả các chiến dịch marketing, tiếp cận khách hàng.
Ngoài tính năng tối ưu SEO cho website bán hàng, GoSELL còn mang đến cho doanh nghiệp rất nhiều các tính năng, giải pháp hiệu quả giúp tối ưu quy trình bán hàng và quản lý bán hàng của doanh nghiệp.
Các tính năng, sản phẩm mà phần mềm quản lý bán hàng GoSELL đang cung cấp
Phần mềm GoSELL hiện nay cung cấp gói giải pháp toàn diện hỗ trợ các doanh nghiệp tối ưu quy trình bán hàng và quản lý bán hàng đa kênh bao gồm:
- GoWEB: Thiết kế website bán hàng chuyên nghiệp, chuẩn thương mại điện tử một cách nhanh chóng và phù hợp.
- GoAPP: Tạo app bán hàng trên điện thoại, có mặt trên cả Android và iOS, giúp thu hút khách hàng quay lại mua sắm nhiều hơn.
- GoPOS: Quản lý bán hàng tại quầy, lên đơn nhanh chóng, quản lý tồn kho chi tiết đến từng chi nhánh.
- GoSOCIAL: Hỗ trợ bán hàng trên nền tảng mạng xã hội Facebook và Zalo. Đồng bộ tin nhắn, tạo kịch bản trả lời và tạo đơn hàng ngay khi chat.
- GoLEAD: Tạo Landing Page chuyên nghiệp, giúp thu thập thông tin khách hàng và đẩy mạnh tỷ lệ chuyển đổi cũng như chốt Sales.
- GoCALL: Hệ thống tổng đài ảo, giúp doanh nghiệp xây dựng đội ngũ telesales và chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp.
Bên cạnh tính năng hỗ trợ tối ưu SEO cho website bán hàng, GoSELL còn mang đến cho doanh nghiệp rất nhiều tính năng toàn diện khác như quản lý đơn hàng, quản lý sản phẩm, kho hàng, quản lý khách hàng, quản lý nhân viên, chi nhánh, các tính năng hỗ trợ các chiến dịch marketing,… Đây các chắc chắn là cơ sở để doanh nghiệp có thể bán hàng và quản lý bán hàng đa kênh hiệu quả hơn từ cửa hàng đến website, app bán hàng, các sàn TMĐT hay nền tảng mạng xã hội mà mình hoạt động.
Kết luận
Bài viết trên chắc chắn đã giúp bạn nắm được cụ thể search intent là gì? Việc tối ưu search intent của người dùng là cách để doanh nghiệp có thể đến gần hơn với các đối tượng khách hàng tiềm năng của mình. Sở hữu một website bán hàng chuyên nghiệp được tối ưu SEO luôn là một trong những yêu cầu quan trọng để doanh nghiệp có thể đạt được những mục đích của mình.