Kinh doanh online

    Top 3 sàn thương mại điện tử lớn nhất hiện nay

    29/10/2022

    Bán hàng online trên sàn thương mại điện tử không chỉ là xu hướng mà còn là giải pháp cho mùa dịch. Hiện nay ở Việt Nam có không ít các sàn TMDT, nhưng nổi bật và được nhiều người sử dụng nhất là 3 sàn: Shopee, Lazada và Tiki. Vậy 3 sàn này có đặc điểm gì, giống hay khác nhau như thế nào?

    So sánh 3 sàn thương mại điện tử lớn nhất hiện nay Shopee, Lazada và Tiki

    Sàn thương mại điện tử Shopee

    Shopee là ứng dụng mua sắm trực tuyến và có trụ sở đặt tại Singapore, thuộc sở hữu của tập đoàn SEA (trước đây là Garena). Hiện nay Shopee đã có mặt tại 8 quốc gia: Singapore, Malaysia, Thái Lan, Đài Loan, Indonesia, Việt Nam, Philippines và Brazil.

    Shopee đang phát triển rất mạnh mẽ và tăng trưởng tích cực về mặt người dùng. Đây là sàn sở hữu thị phần lớn nhất ở Việt Nam về kinh doanh online. Vì sức hấp dẫn đó, Shopee càng thu hút được nhiều khách hàng và người bán.

    Sàn thương mại điện tử SHOPEE
    Shopee

    Ưu điểm:

    • Giao diện bắt mắt, dễ nhìn, được đông đảo khách hàng yêu thích.
    • Chiến dịch Marketing, khuyến mãi nhiều và thường xuyên, khuyến khích khách hàng mua sắm.
    • Đối tượng khách hàng phần nhiều là người trẻ, đa dạng nhu cầu và sở thích, dễ thích ứng với các sản phẩm mới lạ.
    • Quy trình mở gian hàng đơn giản, nhanh chóng, chỉ cần xác minh email, số điện thoại.
    • Phí mở gian hàng miễn phí, phí hoa hồng kinh doanh 0% hiện tại với shop thông thường.
    • Chính sách ưu đãi, trợ phí vận chuyển cực tốt, khuyến khích mua hàng cao.
    • Liên kết với những đối tác vận chuyển lớn, thời gian giao hàng nhanh từ 2 – 5 ngày với các đơn hàng tiêu chuẩn.
    • Tương tác tốt với khách hàng dễ dàng qua khung chat.
    • Có phương án giao nhanh tùy chọn theo ý khách hàng mà không cần đăng ký thêm.

    Nhược điểm

    Sàn thương mại điện tử SHOPEE
    Sàn thương mại điện tử SHOPEE
    • Mức độ cạnh tranh rất cao do càng ngày càng có nhiều người bán tham gia Shopee.
    • Shopee vẫn chưa quản lý được vấn đề bán phá giá và chưa kiểm soát tốt chất lượng sản phẩm. 
    • Quy định kiểm duyệt sản phẩm ngày càng khắt khe, thời gian kiểm duyệt lâu và thường xuyên kiểm duyệt lại với các sản phẩm cũ.
    • Có các điều kiện bất lợi cho người bán khi có tranh chấp giữa shop và khách.
    • Điều kiện trợ phí vận chuyển khá cao, giá trị đơn hàng từ 200.000đ/shop rất khó đáp ứng với các shop bán hàng giá trị thấp.
    • Thường có chính sách mới tạo thêm chi phí cho người bán.

    Xem thêm: Bí kíp tạo mã giảm giá Shopee thu hút khách hàng

    Sàn thương mại điện tử Lazada

    Lazada là sàn TMDT trực thuộc tập đoàn Alibaba. Với thế mạnh có sẵn về tài chính và kỹ thuật, Lazada đã từng giành được thị phần rất lớn ở Việt Nam, trước khi các đối thủ cạnh tranh xuất hiện ngày càng nhiều và mạnh mẽ hơn. 

    Tính đến 2014, Lazada đã có mặt tại 6 quốc gia: Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan, và Việt Nam.

    Sàn thương mại điện tử LAZADA
    Sàn thương mại điện tử LAZADA

    Ưu điểm 

    • Phí đăng ký và duy trì gian hàng hiện tại đang miễn phí.
    • Mức hoa hồng khá ưu đãi cho người bán như sau: 5% cho sản phẩm điện tử – công nghệ, 10% với sản phẩm thời trang, 8% cho các sản phẩm khác.
    • Hoạt động marketing năng động, mạnh mẽ, nhiều khuyến mãi thu hút người dùng.
    • Dịch vụ khách hàng khá tốt, chính sách bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tạo niềm tin mua sắm cho khách hàng.

    Nhược điểm 

    Sàn thương mại điện tử LAZADA
    Sàn thương mại điện tử LAZADA
    • Giao diện không bắt mắt, tông màu kém hấp dẫn hơn các đối thủ cạnh tranh khác.
    • Chi phí về logistics (lấy hàng, vận chuyển) khá cao.
    • Thủ tục đăng ký gian hàng khá phức tạp, phải hoàn thành khóa học online của Lazada và khai báo CMND, giấy khai sinh, giấy phép kinh doanh… để mở gian hàng.
    • Thời gian dự kiến giao hàng khá lâu (từ 2 – 8 ngày với giao hàng tiêu chuẩn) làm tăng tỉ lệ rớt đơn hàng.
    • Chỉ là kênh tăng doanh thu, khó phát triển và mở rộng bởi chính sách tập trung vào người mua và các quy định khắt khe với người bán hàng.

    Xem thêm: Hướng dẫn đồng bộ sản phẩm từ Shopee, Lazada trên GoSELL

    Sàn thương mại điện tử Tiki

    Tiki được thành lập tháng 3/2010 và điều hành bởi ông Trần Ngọc Thái Sơn. Với khởi điểm chỉ bán sách, Tiki nhanh chóng lấy lòng được nhiều khách hàng nhờ dịch vụ tốt, qua đó thu hút được lượng lớn người bán tham gia. Hiện nay, Tiki đã mở rộng ra nhiều lĩnh vực khác, trở thành 1 trong những sàn TMDT lớn ở Việt Nam.

    Sàn thương mại điện tử TIKI

    Ưu điểm:

    • Chính sách bán hàng khắt khe: Các gian hàng được kiểm định kỹ lưỡng về quy cách nguồn gốc chất lượng sản phẩm, đảm bảo hàng hóa chính hãng, có trong danh mục hàng hóa được phép lưu thông trên thị trường. Vì vậy, niềm tin mua sắm trên Tiki của người tiêu dùng cao hơn hẳn so với các sàn tmdt khác.
    • Tỉ lệ đổi trả, hoàn hàng thấp dưới 1% (Theo công bố của Tiki).
    • Chiết khấu cho mặt hàng sách khá cao, có thể tới 30%- 35%.
    • Chính sách đổi trả hàng theo quy định, tạo điều kiện thuận lợi cho người mua.
    • Chính sách giao hàng ưu đãi, tạo động lực mua sắm cho khách hàng
    • Chính sách bảo mật thông tin khách hàng rất tốt, thái độ làm việc chuyên nghiệp.
    • Hàng thường được lưu trong kho của Tiki nên tốc độ giao nhanh. Dù khách đặt từ nhiều shop khác nhau vẫn được gói và giao chung.

    Nhược điểm:

    Sàn thương mại điện tử TIKI

    • Khó mở gian hàng trên Tiki, yêu cầu cho người bán là doanh nghiệp và phải có giấy phép đăng ký kinh doanh.
    • Các mặt hàng còn ít, chưa đa dạng.
    • Thời gian dự kiến giao hàng khá lâu (từ 4-10 ngày làm việc với các đơn hàng tiêu chuẩn), tăng tỉ lệ rớt đơn hàng.
    • Người bán phải tốn phí cố định và phí hoa hồng khi bán hàng.
    • Chính sách khuyến khích lưu hàng trong kho của Tiki phần nào khiến người bán ít được lựa chọn.
    • Để được đặt hàng giao nhanh, khách phải đăng ký thêm gói dịch vụ gây tốn kém và chỉ được dùng trong thời hạn nhất định.

    Nhìn chung, mỗi sàn thương mại điện tử đều sẽ có ưu và khuyết riêng. Cần cân nhắc nhiều yếu tố như khách hàng, các chính sách của sàn, chính sách thanh toán, vận chuyển, đổi trả hàng… từ đó lựa chọn kênh kinh doanh phù hợp với mình. Cũng sẽ là bình thường nếu bạn muốn tạo shop trên nhiều kênh, nhưng hãy lưu ý vấn đề quản lý để đảm bảo tất cả các shop ấy nhé!

    Kết nối với chúng tôi tại đây hoặc truy cập kênh youtube GoSELL VN để cùng thảo luận về những chủ đề hấp dẫn và cập nhật thông tin hữu ích.

    Bạn cũng có thể tìm hiểu về các khóa học đang diễn ra cũng như những thông tin và kiến thức bổ ích tại Go Academy hàng tuần qua đường link sau: https://goacademy.vn/

    Mọi nhu cầu tư vấn và và hỗ trợ về các dịch vụ của GoSell, xin vui lòng liên hệ qua email hotro@gosell.vn hoặc hotline 02873030800.

    Đăng ký thành viên