Câu chuyện kinh doanh
So sánh giữa chi phí biến đổi và chi phí cố định
Chi phí biến đổi (biến phí) và chi phí cố định (định phí)) là những khái niệm quen thuộc về những khoản chi phí trong kinh doanh mà doanh nghiệp sẽ cần quản lý. Việc nhận diện đúng 2 loại chi phí này sẽ giúp nhà quản trị đưa ra được các quyết định quan trọng trong kinh doanh. Do đó, cùng GoACADEMY tìm hiểu và phân biệt chi phí đổi và chi phí cố định ngay trong bài viết dưới đây.
Chi phí biến đổi là gì?
Chi phí biến đổi (Variable cost – VC) hay còn gọi là biến phí là các khoản chi phí thường có xu hướng tăng lên cùng với mức độ hoạt động. Mức độ hoạt động có thể biểu hiện thông qua số lượng sản phẩm sản xuất, số lượng sản phẩm tiêu thụ, số giờ máy vận hành,…
Đặc điểm của chi phí biến đổi là:
- Tổng biến phí thay đổi khi mức độ hoạt động thay đổi.
- Biến phí đơn vị (là biến phí chi ra để sản xuất 1 đơn vị sản phẩm) không đổi khi thay đổi mức độ hoạt động.
- Biến phí bằng 0, nếu không có hoạt động.
Các loại chi phí biến đổi
Chi phí biến đổi hiện nay bao gồm các loại khác nhau như: chi phí biến đổi tuyến tính, chi phí biến đổi cấp bậc và chi phí biến đổi dạng cong. Trên thực tế, các loại chi phí biến đổi có thể chuyển từ dạng này sang dạng khác mà không có quy luật chung, nó phụ thuộc vào hoạt động sản xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp.
Chi phí biến đổi tuyến tính
Chi phí biến đổi tuyến tính là loại biến phí có quan hệ tỉ lệ thuận với mức độ hoạt động, kinh doanh của doanh nghiệp. Loại chi phí này thường sẽ bao gồm các loại chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, lao động trực tiếp và hoa hồng bán hàng.
Để kiểm soát chi phí biến đổi tuyến tính một cách tốt nhất, doanh nghiệp không chỉ kiểm soát tổng số biến phí mà còn phải kiểm soát tốt biến phí trên một đơn vị mức độ hoạt động (định mức biến phí) ở các mức độ khác nhau. Xây dựng và hoàn thiện định mức biến phí tỷ lệ là cơ sở của biện pháp tiết kiệm chi phí.
Chi phí biến đổi cấp bậc
Chi phí biến đổi cấp bậc là những chi phí thay đổi chỉ khi mức độ hoạt động có sự thay đổi lớn và rõ rệt. Khi mức độ hoạt động thay đổi ít hoặc những thay đổi không đáng kể, loại chi phí này sẽ không thay đổi. Một số ví dụ cho chi phí biến đổi theo cấp bậc là các chi phí lao động gián tiếp, chi phí bảo trì máy móc,…
Nói cách khác, biến phí cấp bậc là những biến phí mà sự thay đổi của chúng chỉ xảy ra khi mức độ hoạt động đạt đến một giới hạn, phạm vi nhất định. Biến phí cấp bậc thay đổi theo từng bậc. Khi mức độ hoạt động thay đổi ít, chưa đạt đến giới hạn thì tổng biến phí không thay đổi. Khi mức độ hoạt động thay đổi nhiều, đạt đến một giới hạn, phạm vi nhất định mới làm thay đổi loại chi phí này.
Có thể bạn quan tâm: Chi phí cơ hội là gì? Cách tính chi phí cơ hội và ứng dụng trong thực tế
Chi phí biến đổi dạng cong
Trong quá trình nghiên cứu các chi phí biến đổi, chúng ta giả định có một quan hệ tuyến tính thật sự giữa chi phí biến đổi và sản lượng sản xuất của doanh nghiệp. Các chuyên gia kinh tế học đã chỉ ra rằng có nhiều chi phí biến đổi thực tế được thể hiện theo một dạng cong, không thể hiện mối quan hệ tuyến tính giữa chi phí và mức độ hoạt động.
Chi phí cố định là gì?
Định phí hay chi phí cố định (Fixed cost – FC) là những chi phí thường không thay đổi trong phạm vi giới hạn của quy mô hoạt động. Khác với chi phí biến đổi, chi phí cố định không bị ảnh hưởng bởi mức độ kinh doanh, hoạt động của doanh nghiệp.
Đặc điểm của chi phí cố định:
- Tổng định phí không đổi khi thay đổi mức độ hoạt động trong phạm vi quy mô phù hợp.
- Định phí tính trên một đơn vị sản phẩm sẽ giảm dần khi tăng mức độ hoạt động.
- Tổng định phí vẫn tồn tại ngay cả khi không hoạt động.
Có thể hiểu rằng biến phí là chi phí xét về mặt tổng số thay đổi cùng chiều với sự biến động của mức độ hoạt động, còn định phí là chi phí xét về mặt tổng số sẽ không thay đổi khi mức độ hoạt động thay đổi.
Các loại chi phí cố định
Chi phí cố định thường được phân biệt bởi 2 loại chính là chi phí cố định bắt buộc và chi phí cố định tùy ý với những đặc điểm riêng biệt.
Chi phí cố định bắt buộc
Định phí bắt buộc là loại chi phí không thể biến mất cho dù mức độ hoạt động của doanh nghiệp có giảm xuống hay thậm chí là ngừng hoạt động. Định phí bắt buộc có bản chất sử dụng lâu dài và rất khó thay đổi. Chẳng hạn như khi hoạt động bán hàng suy giảm thì một số khoản chi phí vẫn không thay đổi như chi phí tiền lương của bộ phận kế toán, nhân sự; chi phí khấu hao tài sản cố định thuộc khối văn phòng của doanh nghiệp…
Chính vì tính chất của khoản chi phí cố định này mà trước khi đưa ra quyết định chi cho loại định phí này, chủ doanh nghiệp cần phải cân nhắc một cách kỹ lưỡng. Khi một bộ phận trong tổ chức không hoạt động nữa thì định phí vẫn phát sinh, chúng không thể nhanh chóng bị cắt giảm trong một thời gian ngắn.
Chi phí cố định tùy ý
Chi phí cố định tùy ý là loại định phí có thể được thay đổi nhanh chóng thông qua các quyết định của ban lãnh đạo, chủ doanh nghiệp như chi phí marketing, quảng cáo, đào tạo nhân viên… Quyết định cho định phí tùy ý có thể được đưa ra hàng năm và có thể nhanh chóng thay đổi, cắt giảm trong các trường hợp cần thiết.
Có thể bạn quan tâm: Chiến lược chi phí thấp là gì? Các yếu tố để triển khai hiệu quả
So sánh chi phí biến đổi với chi phí cố định
Chi phí cố định
- Ý nghĩa: Là khoản chi phí vẫn giữ nguyên, bất kể khối lượng, hoạt động sản xuất tăng hay giảm.
- Thiên nhiên: Liên quan đến thời gian.
- Phát sinh khi: Chi phí cố định là xác định, chúng phát sinh cho dù các đơn vị được sản xuất hay không.
- Đơn giá: Thay đổi chi phí cố định theo đơn vị, nghĩa là khi các đơn vị sản xuất tăng, chi phí cố định trên mỗi đơn vị giảm và ngược lại, do đó chi phí cố định trên mỗi đơn vị tỷ lệ nghịch với số lượng sản phẩm được sản xuất.
- Hành vi: Nó không đổi trong một khoảng thời gian nhất định.
- Sự kết hợp: Chi phí sản xuất cố định, chi phí quản lý cố định và chi phí bán hàng và phân phối cố định.
- Ví dụ: Khấu hao, cho thuê, tiền lương, bảo hiểm, thuế, vv.
Chi phí biến đổi
- Ý nghĩa: Chi phí thay đổi theo sự thay đổi của hoạt động sản xuất, các yếu tố ảnh hưởng.
- Thiên nhiên: Liên quan đến khối lượng sản xuất.
- Phát sinh khi: Chi phí biến đổi chỉ phát sinh khi các đơn vị được sản xuất.
- Đơn giá: Chi phí biến đổi vẫn giữ nguyên, trên mỗi đơn vị.
- Hành vi: Nó thay đổi với sự thay đổi ở mức đầu ra.
- Sự kết hợp: Nguyên liệu trực tiếp, lao động trực tiếp, chi phí trực tiếp, chi phí sản xuất biến, chi phí bán hàng và phân phối thay đổi.
- Ví dụ: Vật liệu tiêu thụ, tiền lương, hoa hồng bán hàng, chi phí đóng gói, v.v.
Các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí cố định và chi phí biến đổi của doanh nghiệp
Dù là chi phí cố định hay chi phí biến đổi thì các thay đổi trong hoạt động của doanh nghiệp cũng tạo nên những tác động không nhỏ đến các khoản phí này.
Tổ chức sản xuất và sử dụng lao động
Lao động luôn là một nhân tố không thể thiếu trong quá trình sản xuất và nó cũng ảnh hưởng trực tiếp đến các khoản chi phí của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có những biện pháp tổ chức lao động phù hợp, sử dụng lao động hợp lý sẽ phát huy được thế mạnh của lao động trong doanh nghiệp, góp phần khuyến khích, thúc đẩy sản xuất, nâng cao năng suất lao động.
Việc tổ chức lao động một cách khoa học, phát huy được sức mạnh của lao động trong doanh nghiệp là yếu tố then chốt trong việc giảm chi phí, bao gồm cả biến phí và định phí. Bên cạnh đó, biến phí và định phí trong doanh nghiệp còn có thể bị chi phối bởi sự biến động giá cả trên thị trường, các yếu tố bất thường như thiên tai, dịch bệnh,…
Tổ chức quản lý tài chính, quản lý chi phí trong doanh nghiệp
Trình độ tổ chức quản lý tài chính và quản lý chi phí là hai yếu tố tác động mạnh mẽ đến chi phí cố định và chi phí biến đổi trong doanh nghiệp. Việc tổ chức và quản lý vốn chặt chẽ, xây dựng cơ chế quản lý tài chính hợp lý sẽ góp phần hạn chế tình trạng tổn thất và thất thoát trong quá trình sản xuất. Khi doanh nghiệp có cơ chế quản lý tài chính và chi phí chặt chẽ sẽ hạn chế được tối đa tình trạng thất thoát, lãng phí nguyên vật liệu, góp phần giảm biến phí trong doanh nghiệp.
Sự tiến bộ của công nghệ
Với sự tiến bộ nhanh chóng của khoa học kỹ thuật đã thúc đẩy các doanh nghiệp đầu tư vào máy móc thiết bị hiện đại dần thay thế sức lao động của con người trong công việc. Những khoản chi đầu từ vào máy móc đã làm thay đổi quá trình sản xuất theo hướng chuyên môn hóa, nâng cao chất lượng và số lượng sản phẩm sản xuất ra.
Hơn nữa, sự ra đời của các trang thiết bị công nghệ hiện đại không chỉ hạ thấp về chi phí tiền lương, tiền công mà còn giảm được mức tiêu hao nguyên vật liệu sản xuất. Đây là yếu tố giúp doanh nghiệp hạ thấp cả chi phí cố định lẫn chi phí biến đổi trong quá trình vận hành kinh doanh. Một yếu tố khác ảnh hưởng đến chi phí cố định chính là việc mua sắm trang thiết bị, dây chuyền hiện đại đòi hỏi nguồn lực tài chính để đầu tư lớn từ doanh nghiệp.
Và để quy trình kinh doanh, bán hàng tối ưu nhất có thể, việc sử dụng các giải pháp quản lý bán hàng hiện đại được xem là ưu tiên của các doanh nghiệp trong giai đoạn chuyển đổi số. Ở đó, phần mềm GoSELL sẽ mang đến cho doanh nghiệp một giải pháp quản lý bán hàng đa kênh hiệu quả và toàn diện. Cùng tìm hiểu chi tiết ngay sau đây.
GoSELL – Phần mềm quản lý bán hàng toàn diện dành cho doanh nghiệp
GoSELL là một phần mềm quản lý bán hàng toàn diện hướng đến mục tiêu tối ưu quy trình kinh doanh đa kênh của doanh nghiệp. Với hệ thống của GoSELL, doanh nghiệp có thể đồng bộ quản lý sản phẩm của mình ở tất cả các kênh một cách hiệu quả. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng được hỗ trợ tính năng quản lý đơn hàng, kho hàng, chi nhánh, quản lý nhân viên, khách hàng hay các công cụ hỗ trợ marketing toàn diện.
GoSELL luôn được biết đến là giải pháp quản lý bán hàng đa kênh hiệu quả, giúp doanh nghiệp tối ưu quy trình bán hàng tại cả cửa hàng trực tiếp lẫn các kênh bán hàng online. Với GoSELL, doanh nghiệp có thể điều hành và quản lý toàn bộ hoạt động kinh doanh, bán hàng đa kênh trên cùng một trang quản trị duy nhất.
Quản lý bán hàng đa kênh cùng những sản phẩm của GoSELL
Cụ thể, giải pháp GoSELL hỗ trợ doanh nghiệp quản lý bán hàng hiệu quả từ website, app bán hàng, các sàn thương mại điện tử (Shopee, Lazada, GoMUA, TikTok Shop) cho đến nền tảng mạng xã hội (Fanpage Facebook, Zalo OA). Đến với GoSELL, doanh nghiệp có thể nhận được sự hỗ trợ toàn diện từ các sản phẩm mà GoSELL đang cung cấp như:
- GoWEB: Thiết kế website bán hàng chuẩn thương mại điện tử chuyên nghiệp và nhanh chóng, với đầy đủ các tính năng hiện đại.
- GoAPP: Tạo app bán hàng trên điện thoại, có mặt trên cả Android và iOS, giúp thu hút khách hàng quay lại mua sắm nhiều hơn.
- GoPOS: Quản lý bán hàng tại quầy, lên đơn nhanh chóng, quản lý tồn kho chi tiết đến từng chi nhánh.
- GoSOCIAL: Hỗ trợ bán hàng trên nền tảng mạng xã hội Facebook và Zalo. Đồng bộ tin nhắn, tạo kịch bản trả lời và tạo đơn hàng ngay khi chat.
- GoLEAD: Tạo Landing Page chuyên nghiệp, giúp thu thập thông tin khách hàng và đẩy mạnh tỷ lệ chuyển đổi cũng như chốt Sales.
- GoCALL: Hệ thống tổng đài ảo, giúp doanh nghiệp xây dựng đội ngũ telesales và chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp.
Với mục tiêu hướng đến sự tối ưu trong quá trình hỗ trợ bán hàng và quản lý bán hàng của doanh nghiệp, GoSELL sẽ không ngừng cập nhật những tính năng mới và hiệu quả nhất. Có thể nói, GoSELL chắc chắn sẽ là người bạn đồng hành không thể thiếu giúp doanh nghiệp tối ưu hiệu quả kinh doanh, hạn chế các chi phí biến đổi và đem về lợi nhuận tối đa.
Kết luận
Chi phí biến đổi và chi phí cố định luôn tồn tại và thay đổi song hành với những chuyển động của của doanh nghiệp. Việc quản lý bán hàng hiệu quả luôn được xem là các tốt nhất đối với doanh nghiệp để tối ưu các khoản chi phí cần bỏ ra trong suốt quá trình kinh doanh.