Digital Marketing
Social Content là gì? Cách xây dựng chiến lược nội dung Social đỉnh cao
Social Content là một trong những phần không thể thiếu trong các chiến lược Marketing trên các kênh mạng xã hội. Nhưng làm sao để xây dựng một chiến lược Social toàn diện và để lại ấn tượng với khách hàng là điều không dễ thực hiện được. Để biết được cách để thiết kế được một chiến lược Social đỉnh cao nhắm đúng đối tượng thì trước tiên cần phải hiểu rõ được Social Content là gì nhé!
Social Content là gì?
Social Content chính là thuật ngữ nói về các nội dung được xây dựng và sáng tạo trên các trang mạng xã hội như: Facebook, Instagram, TikTok, Youtube… với những nội dung phù hợp với đối tượng khách hàng mục tiêu dựa trên hai tiêu chí sau đây:
- Nội dung tạo được ấn tượng với khách hàng, ghi dấu ấn khó phai trong tâm trí của họ.
- Nội dung phải đầy đủ các thông tin bổ ích cho khách hàng, thuyết phục họ mua sắm và sử dụng sản phẩm/ dịch vụ của bạn.
Khi xây dựng content trên các nền tảng mạng xã hội bạn có thể dễ dàng kiểm sát và đánh giá được hiệu quả qua tương tác với bài viết (Like – Share – Comment) một cách dễ dàng. Khi đó, các nhà quản trị sẽ có các điều chỉnh và cải tiến để chiến dịch Social đạt hiệu quả cao nhất.
Những loại Social Content được sử dụng phổ biến trên các nền tảng mạng xã hội có thể kể đến như:
- Chữ viết (Text): Thông qua bài viết người đọc sẽ hiểu được thông điệp mà người viết muốn truyền đạt.
- Video: Đây là một dạng tiếp thị nội dung bằng video truyền tải thông tin đến khách hàng.
- Hình ảnh (Infographic): Sử dụng hình ảnh giúp doanh nghiệp lan truyền các thông tin tới khách hàng một cách trực quan và sinh động nhất.
Bên cạnh đó, còn một số dạng Content Social khác như: Podcast, Ebook, biểu mẫu…
Xem thêm: Khái niệm, tầm quan trọng và các kênh social network phổ biến hiện nay
Cách xây dựng chiến lược nội dung Social đỉnh cao
Để phát triển và xây dựng một chiến lược Social Content thành công, bạn sẽ cần phải tìm hiểu và tạo ra nội dung cũng như lựa chọn nền tảng mạng xã hội phù hợp với định hướng phát triển của mình. Sau đây là các bước xây dựng chiến lược Social mà bạn có thể tham khảo:
Xác định mục tiêu và đối tượng hướng đến
Bước đầu tiên bạn cần phải đặt ra được mục tiêu cho nội dung quảng bá của doanh nghiệp. Bước này đòi hỏi bạn phải nghiên cứu kỹ về các giá trị thương hiệu cũng như đối tượng khách hàng mục tiêu. Một chiến dịch truyền thông trên mạng xã hội cần phải đáp ứng được các mục tiêu như sau:
- Nâng cao khả năng nhận thức của khách hàng về thương hiệu.
- Thu hút và hấp dẫn đối tượng khách hàng tiềm năng.
- Cải thiện và tăng trưởng doanh thu bán hàng.
- Tăng khả năng tương tác giữa doanh nghiệp với khách hàng.
Mục tiêu quảng bá càng chi tiết và rõ ràng thì bạn sẽ càng dễ dàng đưa ra được hướng điều chỉnh và cải thiện nội dung Social phù hợp đáp ứng được các mục tiêu đã đề ra.
Song song đó, bạn cũng cần phải xác định được đối tượng tiềm năng và phân khúc khách hàng cụ thể để có thể nhìn nhận sâu sắc và rõ ràng về khách hàng của mình, tăng khả năng đón nhận của khách hàng khi chạy chiến dịch Marketing.
Xem thêm: Marketing đa kênh là gì? Cách tiếp thị đa kênh hiệu quả cho doanh nghiệp
Xác định nền tảng truyền thông phù hợp
Chọn lựa kênh truyền thông đúng với mục tiêu và quy mô kinh doanh thật sự rất quan trọng. Chính vì khi phát triển một chiến dịch Social Content, không phải lúc nào độ phủ sóng ở nhiều nền tảng khác nhau cũng hiệu quả như mong muốn. Việc lựa chọn kênh truyền thông để phát triển nội dung sẽ tùy thuộc vào tính chất sản phẩm/dịch vụ mà doanh nghiệp đang kinh doanh. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng có thể lựa chọn kênh truyền thông cho chiến dịch Marketing dựa trên việc phân tích và đánh giá năng suất của các chiến dịch đã phát triển trước đó.
Xây dựng chiến lược phát triển nội dung
Khi xây dựng chiến lược nội dung bạn cần phải quan tâm đến việc đa dạng hóa các nội dung để đạt hiệu quả tiếp thị. Một công thức phát triển nội dung phổ biến thường được ứng dụng vào việc xây dựng chiến dịch Social Content đó chính là quy tắc 80/20, cụ thể là:
- 80% các bài đăng trên nền tảng xã hội phải là những nội dung mang thông điệp hữu ích đến với khách hàng. Nội dung quảng bá cần phải có thông tin đúng đắn, cần thiết cũng như những giải pháp phù hợp giải đáp các vấn đề khách hàng đang gặp phải hoặc nội dung có tính giáo dục, giải trí…
- 20% còn lại bạn cần phải quảng bá trực tiếp hình ảnh thương hiệu, tạo ra dấu ấn đẹp trong tâm trí khách hàng.
Ngoài ra, để chiến dịch Social đạt hiệu quả tốt nhất, bạn cần phải xác định được loại hình sản xuất nội dung phù hợp. Để tiếp cận khách hàng, bạn cần phải cân nhắc khi nào nên sử dụng văn bản và hình ảnh, khi nào nên ứng dụng video/livestream kêu gọi mua hàng. Từ đó tối ưu thời gian và chi phí Marketing và tăng hiệu quả đạt được nhanh chóng.
Sắp xếp lịch lên Social Content
Việc lên lịch cho các bài viết Social sẽ giúp bạn tiết kiệm được thời gian và chi phí để giữ được chất lượng xuất bản mỗi khi đăng bài. Nội dung cho mỗi bài đăng Social được lên lịch cần đáp ứng được những tiêu chí sau:
- Xác định thời gian: Khi xuất bản bài viết? (Cụ thể: ngày, giờ, tháng, năm cho mỗi bài).
- Chủ đề: Nội dung của bài đăng là gì? (Nên tập trung theo quy tắc 80/20 đã nói ở trên).
- Mô tả cụ thể: Một đoạn giới thiệu ngắn gọn mô tả về hình ảnh, video,… cần có trong bài đăng.
- Định dạng: Xuất bản nội dung dưới dạng bài viết, hình ảnh, video hoặc kết hợp cả hai.
- Kênh truyền thông: Đăng tải nội dung ở đâu? (Facebook, Instagram, TikTok, Zalo…).
- Người phụ trách: Ai là người lên ý tưởng và trình bày nội dung?
Khi có một lịch đăng bài hoàn chỉnh cho chiến dịch Social bạn sẽ có thể quản lý chặt chẽ các nội dung của mình xuyên suốt quá trình chạy chiến dịch.
Quảng bá và phân phối nội dung
Chiến lược Social không chỉ liên quan tới việc lập kế hoạch và xây dựng nội dung chất lượng mà còn liên quan đến việc phân phối nội dung để tiếp cận và hấp dẫn khách hàng. Điều quan trọng cần chú ý rằng khi chia sẻ hay xuất bản bất kỳ nội dung gì với khách hàng thì bạn cần phải cung cấp thông điệp thật sự giá trị đối với họ, đồng thời phải liên quan trực tiếp đến thương hiệu mà bạn đang kinh doanh.
Theo dõi và đo lường kết quả đạt được
Đây là bước cuối cùng nhưng vô cùng quan trọng trong chiến lược Social là theo dõi và đo lường kết quả. Do đó bạn cần phải xác định rõ các chỉ số sử dụng để có thể theo dõi và đo lường hiệu quả của chiến dịch. Theo dõi và đánh giá hiệu quả đúng cách là cơ sở để tạo ra một chiến lược có tuổi thọ. Ba chỉ số truyền thông xã hội để bạn có thể theo dõi và đo lường kết quả bao gồm:
- Chỉ số nhận thức: Số lần người đã xem nội dung của bạn theo số lần hiển thị và phạm vi tiếp cận.
- Chỉ số tương tác: Lượt like, lượt bình luận và lượt chia sẻ nội dung.
- ROI: Tỷ lệ chuyển đổi và giới thiệu từ các nguồn bên ngoài.
Nắm bt được số liệu chi tiết trên sẽ giúp bạn có thể điều chỉnh và cải thiện kế hoạch của mình theo thời gian.
Tăng hiệu quả kinh doanh trên các nền tảng Social với GoSOCIAL
Khi thực hiện thành công chiến lược nội dung social thì chắc hẳn bạn sẽ phải đối mặt với số lượng lớn tin nhắn đặt hàng, tư vấn của khách hàng và đương nhiên sẽ không thể tránh khỏi việc quản lý quá tải, mất kiểm soát, gây ảnh hưởng xấu đến trải nghiệm khách hàng. Chính vì vậy, bạn nên cân nhắc sử dụng thêm giải pháp bán hàng hiệu quả trên nền tảng social – GoSOCIAL để dễ dàng kiểm soát được khách hàng, hàng hóa và tình hình kinh doanh trên Facebook và Zalo một cách tối ưu nhất.
Các tính năng GoSOCIAL sở hữu
Để có thể khai thác tối đa hiệu quả bán hàng và chăm sóc khách hàng tốt nhất sau khi đăng bài Social Content thu hút thì không thể không sử dụng nền tảng GoSOCIAL – Nền tảng cho phép kết nối đến 5 fanpage Facebook và 1 Zalo Official Account và quản lý đồng nhất trên cùng một trang quản trị.
Quản lý tin nhắn giúp lên đơn hàng nhanh chóng
- Khả năng đồng bộ tin nhắn của khách hàng lên đến 5 Fanpage Facebook và 1 Zalo OA: Có thể quản lý tất cả các trang bán hàng trên mạng xã hội chỉ cần đăng nhập vào GoSELL để không bỏ lỡ bất cứ tin nhắn nào từ Facebook và Zalo OA.
- Cho phép tạo đơn hàng nhanh chóng ngay tại cửa sổ Chat: Giúp tiết kiệm thời gian trong việc “chốt đơn” bằng cách chọn vào “Tạo đơn hàng” ngay bên cạnh cửa sổ chat, tìm kiếm sản phẩm khách đặt hàng, ghi chú thông tin chi tiết của khách hàng (địa chỉ, số điện thoại…) và đơn hàng sẽ được khởi tạo ngay sau đó.
- Phân quyền cho nhân viên: Để nhân viên có thể chăm sóc một số lượng khách hàng tương ứng. Từ đó mà không phải lo lắng bỏ lỡ tin nhắn của khách nữa.
- Tích hợp các đơn vị vận chuyển GHN/GHTK/AhaMove để dễ dàng bàn giao việc vận chuyển cho các đơn vị giao hàng uy tín chất lượng.
- Được phép lọc các cuộc trò chuyện, chat với khách hàng theo thẻ (tag) trên Zalo và Facebook.
Quản lý khách hàng giúp triển khai Marketing và Remarketing đến đúng đối tượng
- Hỗ trợ gắn thẻ và phân loại khách hàng: Ghi nhận lại hành vi mua sắm của mỗi khách để có kế hoạch chăm sóc và quảng cáo sản phẩm phù hợp. Bên cạnh đó, tính năng này còn cho phép lưu trữ những khách hàng từng “boom” hàng, để từ đó có cách xử lý đúng đắn và phù hợp.
- Quản lý khách hàng: Hỗ trợ thu thập dữ liệu khách hàng một cách chi tiết trong quá trình trao dịch. Những dữ liệu này sẽ được lưu trữ vào hệ thống CRM và trở thành nguồn tài nguyên quý giá cho doanh nghiệp được xem là cơ sở để triển khai các kế hoạch marketing phù hợp và thu hút.
- Tạo chatbot (tin nhắn tự động) không giới hạn cho các chiến dịch: Đây được xem là công cụ đắc lực hỗ trợ tự động gửi ra hàng loạt tin nhắn thu hút đến người dùng giúp thúc đẩy thành công cho chiến dịch viral.
- Tính năng Facebook broadcast cho phép gửi tin nhắn hàng loại đến hàng ngàn khách hàng trên Facebook chỉ trong nháy mắt.
Liên hệ với GoSELL để kinh doanh trên Zalo và Facebook đạt hiệu quả tối đa ngay bây giờ nhé.
Mong rằng qua bài viết trên GoACADEMY sẽ giúp bạn hiểu được Social Content là gì cũng như cách xây dựng chiến lược Social như thế nào rồi. Chúc bạn kinh doanh thành công.