Câu chuyện kinh doanh

    Tổng hợp các chiến lược phát triển thị trường phổ biến nhất hiện nay

    31/01/2024

    Chiến lược phát triển thị trường là một trong những cách giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường kinh doanh một cách mạnh mẽ cũng như nâng cao lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ cùng ngành. Mỗi một doanh nghiệp chỉ có khả năng chiếm giữ được một phần nhỏ thị trường và việc gia tăng khả năng chiếm giữ thị phần sẽ mở ra cơ hội để doanh nghiệp tăng trưởng hiệu quả hơn.

    Tổng hợp các chiến lược phát triển thị trường phổ biến nhất hiện nay

    Phát triển thị trường là gì?

    Phát triển thị trường (Market Development Strategy) là toàn bộ các kế hoạch, hoạt động của doanh nghiệp nhằm mục đích xác định các thị trường tiềm năng và phát triển các sản phẩm hiện tại của doanh nghiệp sang các thị trường mới. Một khi đã tiến hành chiến lược phát triển thị trường, doanh nghiệp sẽ có thể tiếp cận và bán hàng đến với các đối tượng khách hàng tiềm năng mới mà không nằm trong phân khúc hiện tại.

    Để tiến hành một chiến lược phát triển thị trường, doanh nghiệp mở rộng thị trường tiềm năng thông qua việc xác định khách hàng tiềm năng từ các phân tích nhân khẩu học, địa lý hay tâm lý… Một chiến lược phát triển thị trường thành công đòi hỏi doanh nghiệp lên kế hoạch và thực hiện theo 2 bước: nghiên cứu thị trường và thâm nhập thị trường.

    Khi tiến hành nghiên cứu thị trường, doanh nghiệp cần đánh giá các phân khúc thị trường tiềm năng trong thời gian ngắn hạn để lựa chọn đâu là địa điểm để doanh nghiệp đầu tư vào sản phẩm, dịch vụ nhằm mục đích mở rộng phạm vi tiếp cận khách hàng. Sau khi đã xác định được phân khúc thị trường tiềm năng, doanh nghiệp cần triển khai các kế hoạch marketing để giúp thâm nhập thị trường một cách phù hợp và hiệu quả.

    Phát triển thị trường là gì?

    Quy trình phát triển thị trường cho doanh nghiệp

    Để triển khai một chiến lược phát triển thị trường hiệu quả, doanh nghiệp cần triển khai quy trình cụ thể với các bước như sau:

    Bước 1: Xác định mục tiêu cho chiến lược

    Trong bất cứ chiến dịch nào, việc xác định mục tiêu chính luôn đóng vai trò quan trọng hàng đầu, ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả của chiến dịch. Chủ doanh nghiệp hoặc người quản lý cần phải đưa ra được mục tiêu dài hạn cho một chiến lược tổng thể. Một số mục tiêu chính của một chiến dịch phát triển thị trường như mục tiêu nâng cao và tối ưu doanh số bán hàng, duy trì mối quan hệ với khách hàng cũ hay tìm kiếm khách hàng tiềm năng mới, tăng cường mức độ nhận diện của doanh nghiệp trên thị trường.

    Có thể bạn quan tâm: Thị trường mục tiêu là gì? Cách xác định thị trường mục tiêu phù hợp

    Bước 2: Phân tích thị trường tiềm năng

    Sau khi đã xây dựng được mục tiêu cho chiến lược, lúc này doanh nghiệp cần tiến hành phân tích tình thế của thị trường nhằm mục đích kết nối các khía cạnh của môi trường vào quá trình ra quyết định. Khi phân tích thị trường tiềm năng, doanh nghiệp có thể sử dụng một số công cụ để xác định điểm mạnh cũng như điểm yếu của nội tại doanh nghiệp từ đó giảm thiểu các nguy cơ xảy ra trong quá trình phát triển thị trường.

    Bước 3: Xác định nguồn lực cho chiến lược

    Để có thể phát triển thị trường hiệu quả không thể thiếu đến nguồn lực nội bộ của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần quan tâm và lên kế hoạch chi tiết cho việc phân bổ nguồn nhân lực, ngân sách sao cho phù hợp với chính sách phát triển thị trường.

    Bước 4: Lựa chọn chiến lược phát triển thị trường phù hợp

    Lựa chọn chiến lược phát triển thị trường phù hợp

    Để thực hiện chiến lược phát triển thị trường, các doanh nghiệp hiện nay có thể lựa chọn hướng phát triển theo chiều rộng hoặc phát triển theo chiều sâu của thị trường.

    Chiến lược phát triển theo chiều rộng là hướng đi mà doanh nghiệp mở rộng quy mô theo đối tượng người dùng hay khu vực địa lý. Với việc phát triển theo người dùng doanh nghiệp phải đảm bảo sản phẩm, dịch vụ của mình phải đủ sức thu hút khách hàng mới, với phát triển theo địa lý thì phải đảm bảo đạt tiêu chuẩn nhất định tại khu vực thị trường mới.

    Còn đối với chiến lược phát triển theo chiều sâu, doanh nghiệp sẽ cần nâng cao chất lượng hiệu quả của thị trường. Điều này được đánh giá theo một vài tiêu chí như sự uy tín của doanh nghiệp, tỷ suất lợi nhuận, doanh thu, khả năng thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. Để thực hiện chiến lược này, doanh nghiệp cần nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ khách hàng hay hệ thống phân phối.

    Khi đã lựa chọn được chiến lược phù hợp với mục tiêu của tổ chức, doanh nghiệp cần đi vào thực thi chiến lược với các chính sách về sản phẩm, chính sách giá, xúc tiến thương mại…

    Bước 5: Đánh giá kết quả

    Bất cứ chiến dịch nào cũng cần được đánh giá kết quả một cách chi tiết. Sau khi thực thi chiến lược phát triển thị trường, doanh nghiệp cần đưa ra các chỉ số để đánh giá mức độ hiệu quả của chiến dịch, so sánh với các tiêu chuẩn với từng mục tiêu đề ra. Nếu có bất kỳ vấn đề nào xảy ra trong quá trình thực hiện chiến dịch, doanh nghiệp sẽ tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra phương án giải quyết nhanh chóng để đảm bảo chiến lược diễn ra thành công.

    Các chiến lược phát triển thị trường thông dụng

    Trong giai đoạn hiện nay, các doanh nghiệp có thể lựa chọn 4 chiến dịch phát triển thị trường chính bao gồm: 

    Các chiến lược phát triển thị trường thông dụng

    Thâm nhập thị trường 

    Mục đích của chiến lược thâm nhập thị trường chính là để tăng doanh số của sản phẩm và dịch vụ hiện có trên thị trường, từ đó tăng thị phần của doanh nghiệp. Để làm điều này, doanh nghiệp có thể thu hút khách hàng của đối thủ, đảm bảo rằng khách hàng sử dụng sản phẩm, dịch vụ của mình thường xuyên hơn.

    Chiến lược này có thể được thực hiện bằng cách giảm giá, khuyến mại, cải thiện kênh phân phối, mua lại đối thủ, hoặc chỉnh sửa sản phẩm ở mức độ vừa phải.

    Xem thêm: Các chiến lược thâm nhập thị trường tốt nhất hiện nay

    Phát triển thị trường

    Chiến lược phát triển thị trường nhằm mục đích tăng doanh số của sản phẩm, dịch vụ tại các thị trường chưa được khai phá. Mở rộng thị trường là phân tích cách để sản phẩm hiện tại của công ty có thể bán được ở thị trường mới hoặc phát triển thị trường hiện tại.

    Các phương pháp bao gồm phân loại thị trường khác, bán cho doanh nghiệp những đồ vốn bán cho cá nhân, bán ở vùng địa lý khác (trong và ngoài nước).

    Phát triển sản phẩm

    Mục tiêu là ra mắt sản phẩm, dịch vụ mới tại thị trường hiện tại. Sản phẩm mới được ra mắt với hy vọng bán được cho khách hàng hiện tại để tăng doanh số.

    Các phương pháp phát triển sản phẩm mới có thể đến như đầu tư vào nghiên cứu và phát triển sản phẩm, mua lại quyền sản xuất sản phẩm của bên khác, mua sản phẩm của bên khác và làm thương hiệu cho nó, cộng tác với doanh nghiệp cần kênh phân phối và thương hiệu của công ty.

    Phát triển sản phẩm

    Đa dạng hóa

    Đây là chiến lược mạo hiểm nhất khi ra mắt sản phẩm mới ở thị trường mới.

    Chiến lược đa dạng hóa sản phẩm được chia ra thành 4 loại nhỏ:

    Đa dạng hóa theo chiều ngang (Horizontal diversification)

    Với đa dạng hóa theo chiều ngang được hiểu là một phương pháp đa dạng hóa sản phẩm nhằm bổ sung các sản phẩm mới không liên quan đến dòng sản phẩm sẵn có vào dây chuyền của công ty nhằm phục vụ khách hàng hiện tại.

    Đa dạng hóa theo chiều dọc (Vertical diversification)

    Công ty sản xuất những sản phẩm liên quan đến lĩnh vực của tổ chức mà nhà cung cấp hoặc khách hàng cần. Một ví dụ cho dạng này là công ty xây dựng bán sơn và vật liệu xây dựng khác.

    Đa dạng hóa đồng tâm (Concentric diversification)

    Đa dạng hóa đồng tâm bao gồm việc phát triển dòng sản phẩm, dịch vụ mới có những đặc điểm kỹ thuật, thương mại giống với dòng sản phẩm cũ. Dạng đa dạng hóa này thường được sử dụng bởi các nhà sản xuất hàng tiêu dùng nhỏ như tiệm bánh…

    Đa dạng hóa hỗn hợp (Conglomerate diversification) 

    Chiến lược này chủ yếu liên quan đến việc cung cấp các sản phẩm hoặc dịch vụ mới cho khách hàng mới. Nó được sử dụng như một chiến lược để phát triển trên thị trường và thu hút khách hàng mới, những người không quan tâm đến các dịch vụ hiện tại.

    Để đa dạng hóa sản phẩm thành công, việc quản lý tối ưu các sản phẩm được kinh doanh là yêu cầu bắt buộc đối với doanh nghiệp. Hiểu được điều đó, phần mềm quản lý bán hàng của GoSELL hiện nay mang đến cho tính năng quản lý sản phẩm đa kênh hiệu quả, hạn chế tối đa những sai sót trong quá trình kinh doanh. Cùng tìm hiểu chi tiết ngay sau đây.

    Quản lý tối ưu sản phẩm kinh doanh trên phần mềm quản lý bán hàng GoSELL

    Với tính năng quản lý sản phẩm của GoSELL, việc kiểm soát cũng như quản lý hàng hóa của bạn sẽ dễ dàng hơn bao giờ hết. Hệ thống cho phép bạn quản lý sản phẩm theo nhiều phương thức như mã SKU, mã vạch, mã IMEI và theo mã seri. Nhờ đó, bạn có thể nắm được tình trạng sản phẩm có trong kho hàng chính xác, duy trì quy trình kinh doanh diễn ra thuận lợi.

    Cụ thể, doanh nghiệp có thể trực tiếp thêm các sản phẩm mới với đầy đủ các thông tin về tên sản phẩm, hình ảnh, giá và phân loại sản phẩm trên hệ thống của GoSELL. Sau khi hoàn tất, doanh nghiệp có thể đồng bộ sản phẩm lên các kênh bán hàng. Tất cả các sản phẩm được bán lưu trữ trên cùng một trang quản trị duy nhất, giúp lọc và tìm kiếm sản phẩm trở nên dễ dàng hơn.

    Quản lý tối ưu sản phẩm kinh doanh trên phần mềm quản lý bán hàng GoSELL

    Hơn nữa, GoSELL cho phép doanh nghiệp tạo bộ sưu tập sản phẩm giúp dễ dàng tìm kiếm và nhận biết theo đặc tính sản phẩm. Doanh nghiệp có thể tạo bộ sưu tập theo hình thức thủ công hoặc tự động cập nhật vào bộ sưu tập thỏa các điều kiện đã thiết lập.

    Ngoài ra, tính năng quản lý sản phẩm của GoSELL còn hỗ trợ doanh nghiệp quản lý tồn kho đơn giản với nhiều cách như sử dụng mã SKU, mã IMEI hay mã Barcode. Doanh nghiệp cũng có thể thiết lập giá sản phẩm, thiết lập đơn vị quy đổi giúp bạn dễ dàng hơn trong việc quản lý sản phẩm theo đơn vị đặc biệt.

    Kết luận

    Xây dựng chiến lược phát triển thị trường là một phần quan trọng trong xuyên suốt quá trình kinh doanh của doanh nghiệp. Không chỉ giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường, đây còn là cách giúp tiếp cận khách hàng, gia tăng doanh thu một cách hiệu quả. Và ở đó, việc quản lý tối ưu các sản phẩm được kinh doanh là cách giúp doanh nghiệp phát triển thị trường theo hướng đa dạng hóa sản phẩm.

    Kết nối với chúng tôi tại đây hoặc truy cập kênh youtube GoSELL VN để cùng thảo luận về những chủ đề hấp dẫn và cập nhật thông tin hữu ích.

    Bạn cũng có thể tìm hiểu về các khóa học đang diễn ra cũng như những thông tin và kiến thức bổ ích tại Go Academy hàng tuần qua đường link sau: https://goacademy.vn/

    Mọi nhu cầu tư vấn và và hỗ trợ về các dịch vụ của GoSell, xin vui lòng liên hệ qua email [email protected] hoặc hotline 02873030800.

    Đăng ký thành viên