Câu chuyện kinh doanh
Bán lẻ online và offline | Phương thức bán hàng đa kênh siêu lợi nhuận trong tương lai
Mô hình bán lẻ online và offline ngày càng phổ biến trong những năm gần đây. Tiêu biểu các nhà bán lẻ hàng đầu thế giới như Walmart, Amazon hay alibaba. Ở Việt Nam mô hình này đang dần phát triển và đem đến nhiều lợi nhuận trong kinh doanh.
Xu hướng bán lẻ offline và online trên thế giới
Walmart là công ty vận hành chuỗi các đại siêu thị và cửa hàng bách hóa của Mỹ. Từ mô hình offline Walmart đã lấn sang bán kler online và đứng TOP 1 trong ngành. Từ khi áp dụng kinh doanh bán lẻ online và offline song song doanh số của Walmart đã tăng hơn 50% so với các kỳ trước. Không những hoạt động tại Mỹ công ty còn mở rộng cổ phần cho hãng bán lẻ trực tiếp Flipkart ở Ấn Độ nhằm tạo thêm sức mạnh cạnh tranh trên sàn thương mại điện tử toàn cầu.
Khổng chỉ có Walmart, năm 2017 Amazon đã thâu tóm Whole Food Market với giá 13,7 tỷ USD. Có thể thấy ngoài sức mạnh kinh doanh bán lẻ online thì qua chiến lược này Amazon đã nắm gần hết cửa hàng trên khắp Bắc Mỹ và Anh.
Đối với trang thương mại điện tử khổng lồ thì đã đầu tư 3.6 tỷ USD để nâng cổ phần kiểm soát tại các siêu thị. Chiến lược kinh doanh kết hợp này vừa gia tăng doanh số cho sàn thương mại điện tử mà còn định vị thương hiệu vững mạnh trên thị trường.
Xem thêm: Cách bán hàng online qua app giúp gia tăng doanh thu
Tiềm năng tăng trưởng mạnh mẽ của thị phần bán lẻ
Việt Nam được xem là một trong những quốc gia có thị trường thương mại điện tử phát triển nhất khu vực Đông Nam Á. Bên cạnh đó Việt Nam còn là quốc gia có tăng trưởng mạnh về lượng truy cập website thương mại điện tử so với Indonesia.
Các hình thức bán lẻ online thành công trên thương mại điện tử Lazada, Shopee và Tiki đã hợp tác với các ứng dụng đặt hàng Grab, Chopp, Now và BAEMIN nhằm phát triển kinh doanh kết hợp. So với các sàn thương mại điện tử đấy thì trong lĩnh vực bán lẻ Bách Hóa Xanh lên chiến dịch thực hiện bán lẻ online và offline một cách rất hiệu quả. Họ đã đặt ra mục tiêu mua hàng online chiếm 20-30% doanh thu cũng đang kỳ vọng và tập trung nguồn lực để phát triển mảng online.
Bán lẻ online đa phần hiện đang phục vụ cho các sản phẩm là nhu cầu không thiết yếu với tần suất mua hàng cao như mỹ phẩm, quần áo, du lịch… Thế nhưng nhu yếu phẩm lại chiếm 50% mô hình kinh doanh bán lẻ, 25 phần trăm đồ tiêu dùng và mặt hàng nhu cầu hằng ngày. Vì vậy để thúc đẩy bán lẻ offline và online được tích hợp nhất cần tập trung vào phục vụ các sản phẩm thiết yếu.
Tham khảo thêm bài viết: Bí quyết đột phá doanh thu mùa dịch với mô hình chuyển đổi OAO
OAO – Giải pháp tốt nhất cho doanh nghiệp bán lẻ
Bán hàng OAO là gì? Là sự kết hợp giữa 2 mô hình online và offline. Mô hình này giúp người mua có nhiều lựa chọn, tối ưu hóa được nhu cầu của người tiêu dùng. Đây là xu hướng mới trong ngành bán lẻ hiện nay, khi các sàn thương mại điện tử lớn đang tập trung kết hợp trải nghiệm mua sắm trực tuyến và truyền thống thông qua việc áp dụng công nghệ dữ liệu lớn.
Tại Việt Nam đây là hướng đi được nhiều người bắt tay vào áp dụng thành công. Như mô hình công ty Crowns đã rất thành công trong hệ thống bán lẻ offline. Thông qua sự thành công ở các kênh bán hàng hiện tại đã giúp Crown tận dụng lợi thế hạ tầng bán lẻ hiện có để tiếp cận gần khách hàng hơn, tiết kiệm được phần lớn thời gian, chi phí cho dịch vụ chuyển phát chặng cuối và hoàn tất đơn hàng.
Sự kết hợp giữa bán hàng online và offline sẽ là nền tảng để các doanh nghiệp phát triển vững mạnh. Nếu web bán hàng là nơi tạo ra doanh thu thì cửa hàng là không gian để giúp giữ chân khách hàng. Vì vậy để thực hiện tốt kế hoạch kinh doanh cho các doanh nghiệp bán lẻ thì bán hàng OAO là một giải pháp hoàn toàn đúng đắn.
Nói tóm lại một mô hình kinh doanh bán lẻ online và offline có thể mang lại lợi ích cho các thành viên khác nhau. Mô hình này giúp khách hàng mua sắm khi họ có thời gian rảnh rỗi và không online hoặc với những người có sở thích mua hàng trên web mua sắm.