Hot News

    Thương mại điện tử: Xu hướng và giải pháp cho doanh nghiệp hiện nay

    25/07/2021

    Thương mại điện tử hiện đang phát triển vô cùng mạnh mẽ. Nó là một phần không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Bài viết dưới đây, GoAcademy sẽ giới thiệu đến bạn các xu hướng của TMĐT cũng như lợi ích mà nó mang lại cho doanh nghiệp.

    Thương mại điện tử

    1. Xu hướng thương mại điện tử trong kinh doanh hiện nay

    Khi thương mại điện tử dần trở nên phổ biến thì các nền tảng, mô hình kinh doanh càng mở rộng và canh tranh lẫn nhau. Vậy xu hướng đó là gì?

    Xu hướng thương mại điện tử trong kinh doanh hiện nay 

    Bán hàng đa kênh

    Bán hàng đa kênh có thể hiểu đơn giản là sản phẩm, dịch vụ của bạn được bày bán trên nhiều nền tảng khác nhau, cả offline lẫn online. Điều này sẽ giúp sản phẩm tiếp cận được nhiều khách hàng hơn, từ đó bán được hàng nhiều hơn.

    Bán hàng đa kênh trở thành việc cần thiết đối với doanh nghiệp khi mà người tiêu dùng đã có sự chuyển đổi trong hành vi tiêu dùng. Họ thích mua sắm trên các kênh thương mại điện tử hơn vì sự tiện lợi mà nó mang lại. Bạn có thể thấy các sàn TMĐT hiện nay như Shopee, Lazada… đang cực kỳ phát triển.

    Xem thêm: Kinh nghiệm bán hàng trên sàn thương mại điện tử Shopee

    Ngoài ra, việc mua hàng trên các trang mạng xã hội như Facebook, Instagram, Zalo cũng trở nên thịnh hành. Lý do là vì số lượng người dùng các mạng xã hội này lớn và họ dễ bị tác động bởi các thông tin cũng như quảng cáo về sản phẩm, dịch vụ.

    Thanh toán khi nhận hàng (COD)

    Hiện nay có rất nhiều hình thức thanh toán hiện đại. Có thể kể đến như: Thanh toán qua ngân hàng, thanh toán bằng ví điện tử, thanh toán khi nhận hàng (COD)… Trong số đó, COD vẫn là phổ biến nhất trong các giao dịch. Lý do là bởi người Việt có thói quen “tiền trao, cháo múc”. Thanh toán khi nhận hàng khiến họ an tâm, phòng tránh các rủi ro mất tiền.

    Tốc độ giao hàng cải thiện trải nghiệm khách hàng

    “Khách hàng là thượng đế”, điều này vẫn luôn đúng trong kinh doanh và các loại hình dịch vụ. Có thể thấy, người tiêu dùng rất có tiếng nói trong nền kinh tế số hiện nay. Những đánh giá, phản hồi của khách hàng có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Nhất là khi thị trường Việt Nam có nhiều sự cạnh tranh lẫn nhau, doanh nghiệp nào cũng muốn mang đến dịch vụ tốt nhất, làm hài lòng khách hàng.

    Tốc độ giao hàng cải thiện trải nghiệm khách hàng

    Một trong những yếu tố giúp cải thiện trải nghiệm khách hàng hiện nay chính là tốc độ giao hàng đến tay người tiêu dùng. Rõ ràng với tâm lý háo hức sau khi đặt hàng, ai cũng muốn nhận được hàng sớm nhất có thể. Và xu hướng thương mại điện tử giải quyết rất tốt về tốc độ giao hàng. Nhiều đơn vị giao hàng có thể giao ngay trong ngày, thậm chí là sau 2 – 3 giờ đồng hồ sau khi đặt.

    Xem thêm: Top đối tác giao hàng tốt nhất cho kinh doanh thương mại điện tử

    Trợ lý ảo

    Trợ lý ảo

    Trợ lý ảo được hiểu là các phần mềm được phát triển dựa trên trí thông minh nhân tạo (AI). Nó có khả năng thực hiện các tác vụ cho cá nhân người sử dụng. Hiện nay, Chatbot hay AI đã được các doanh nghiệp sử dụng rộng rãi. Theo số liệu của Chatbot Magazine, có đến 34% khách hàng cảm thấy thoải mái trong việc giao tiếp với Chatbot khi mua hàng.

    Mặc dù còn nhiều điểm cần được cải thiện, song Chatbot vẫn là một trong những xu hướng thương mại điện tử hiện nay. Các Chatbot CSKH sẽ ngày càng “giống người” hơn, có thể dẫn dắt khách hàng thực hiện quy trình mua hàng một cách mượt mà.

    Phần mềm ứng dụng trên điện thoại thông minh (Mobile Apps)

    Với sự bùng nổ của Internet và điện thoại thông minh, người dùng có xu hướng chuyển đổi từ việc sử dụng máy tính, laptop sang một chiếc smartphone. Rõ ràng, một chiếc điện thoại nhỏ gọn, đầy đủ chức năng và có thể đem theo bên mình là tiện lợi hơn cả.

    Phần mềm ứng dụng trên điện thoại thông minh (Mobile Apps)

    Cũng chính vì sự bùng nổ về việc sử dụng smartphone mà Mobile Apps đang trở thành xu hướng người tiêu dùng dùng để mua hàng. Các số liệu đã chỉ ra rằng:

    • Có tới 82% người dùng sử dụng điện thoại trước khi quyết định mua một thứ gì đó.
    • 90% thời gian sử dụng điện thoại di động là dành cho các Apps.
    • ⅔ traffic của các nền tảng thương mại điện tử đến từ thiết bị di động cầm tay và Mobile Apps.

    Điều các doanh nghiệp cần cải thiện đó là có một thiết kế chuẩn trên Mobile để đáp ứng trải nghiệm của khách hàng, tăng tỷ lệ chuyển đổi.

    Xem thêm: Thiết kế app bán hàng chuyên nghiệp, tiết kiệm chi phí

    2. Lợi ích khi doanh nghiệp tham gia thị trường thương mại điện tử

    Thương mại điện tử không còn là mục tiêu dài hạn nữa, mà đã trở thành vấn đề cấp bách các doanh nghiệp cần hướng đến. Trong bối cảnh chuyển đổi số và sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp càng tăng cao, các doanh nghiệp khi tham gia vào thị trường TMĐT sẽ có được nhiều lợi ích.

    Tiếp thị cho thị trường toàn cầu với chi phí thấp

    Internet và TMĐT giúp doanh nghiệp dễ dàng quảng bá thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ đến toàn thế giới. “Biên giới” là khái niệm không tồn tại trong thị trường thương mại điện tử. Đây là nơi mà bạn có thể mua bán hàng hóa ở bất kỳ đâu trên thế giới chỉ bằng một cú click chuột. Chính vì vậy mà các doanh nghiệp có thể tiếp thị đến rộng rãi đến người tiêu dùng mà vẫn đảm bảo về chi phí.

    Dịch vụ tốt hơn cho khách hàng

    Với thương mại truyền thống, việc tương tác khách hàng chỉ có thể thông mặt đối mặt và phạm vi kinh doanh bị giới hạn trong phạm vi cụ thể. Điều này gây nhiều hạn chế trong việc chăm sóc khách hàng.

    Trong khi đó, với thương mại điện tử, doanh nghiệp có thể tương tác với khách hàng thông qua màn hình, phạm vi kinh doanh là không bị giới hạn. Điều này cho phép doanh nghiệp có thể cung cấp nhiều dịch vụ tốt hơn đến cho khách hàng.

    Dịch vụ tốt hơn cho khách hàng 

    Bạn có thể gửi đến khách hàng các thông báo đẩy, giới thiệu về sản phẩm, gửi bảng giá, các chương trình khuyến mãi… một cách dễ dàng. Việc mua hàng trên mạng cũng trở nên dễ dàng hơn với các dịch vụ thanh toán, giao hàng và chính sách hậu bán hàng chuyên nghiệp.

    Tăng doanh thu

    Khi doanh nghiệp mở rộng được các kênh bán hàng, lượt tiếp cận của người tiêu dùng đến sản phẩm của bạn cũng cao hơn. Khi có số lượng khách hàng lớn, việc tăng doanh thu là hiển nhiên.

    Giảm chi phí

    Nếu như trước đây, hình dung về việc mở cửa hàng, người ta sẽ nghĩ ngay đến việc phải thuê mặt bằng, thuê nhân viên… Chỉ như vậy thôi cũng khiến không ít người “chùn chân” và từ bỏ ý định.

    Tuy nhiên, với TMĐT, bạn thậm chí không phải tốn các chi phí như trên mà vẫn có thể sở hữu cho mình một gian hàng trực tuyến để buôn bán. Kinh doanh TMĐT thực sự trở thành cơ hội cho những ai có sản phẩm muốn bán.

    Thương mại điện tử giúp tăng lợi thế cạnh tranh

    Việt Nam là một nước đang phát triển. Có rất nhiều doanh nghiệp cả cũ lẫn mới được thành lập. Trong cùng một lĩnh vực sẽ có sự cạnh tranh lẫn nhau rất lớn. Để vượt qua được sức ép này, buộc các doanh nghiệp phải tiếp cận và áp dụng các nền tảng, xu hướng kinh doanh mới. Và TMĐT chính là một trong các xu hướng hiện nay.

    Tóm lại, thương mại điện tử là xu hướng và giải pháp cho các doanh nghiệp hiện nay để tồn tại và phát triển. Đây không còn là mục tiêu dài hạn, mà đã là vấn đề cấp bách cần được tiến hành càng sớm càng tốt. Bài viết trên, GoAcademy hy vọng mang lại thông tin bổ ích đến với các doanh nghiệp và người kinh doanh, đừng quên theo dõi những bài viết tiếp theo của chúng tôi nhé!

    Kết nối với chúng tôi tại đây hoặc truy cập kênh youtube GoSELL VN để cùng thảo luận về những chủ đề hấp dẫn và cập nhật thông tin hữu ích.

    Bạn cũng có thể tìm hiểu về các khóa học đang diễn ra cũng như những thông tin và kiến thức bổ ích tại Go Academy hàng tuần qua đường link sau: https://goacademy.vn/

    Mọi nhu cầu tư vấn và và hỗ trợ về các dịch vụ của GoSell, xin vui lòng liên hệ qua email [email protected] hoặc hotline 02873030800.

    Đăng ký thành viên