Câu chuyện kinh doanh

    Brand activation là gì? Ý tưởng kích hoạt thương hiệu cho mọi mô hình kinh doanh

    11/10/2023

    Mỗi ngày, khách hàng đều phải tiếp nhận hàng nghìn thông điệp từ các kênh truyền thông như tivi, báo chí online, social media,… Tuy nhiên, việc tiếp nhận quá nhiều thông tin dễ khiến họ nhàm chán, mơ hồ trong mớ thông tin dẫn đến thừa mứa. Vì vậy, để thông điệp của doanh nghiệp không còn mông lung, trở thành hình hài cụ thể giúp khách hàng có thể cảm nhận, trải nghiệm rõ ràng hơn. Thì brand activation chính là công cụ mà doanh nghiệp đang tìm kiếm.

    Brand activation là gì

    Brand activation là gì?

    Quảng cáo chỉ để nói nhưng không đủ thuyết phục, thương hiệu cần kèm theo hành động cụ thể hơn để chứng minh những điều mình nói đến khách hàng. Đó chính là lý do bạn cần sử dụng brand activation.

    Brand activation (kích hoạt thương hiệu) gồm các hoạt động marketing nhằm mang thương hiệu đến với cuộc sống thực tế của khách hàng, thông qua việc tăng cường trải nghiệm khách hàng với thương hiệu. Một số hoạt động tương tác phổ biến như tài trợ, ra mắt mẫu sản phẩm dùng thử, tổ chức sự kiện,…

    Nhờ đó, brand activation giúp khách hàng thay đổi cách nhìn – hành vi – tác động đi đến quyết định mua sắm. Một ví dụ điển hình có thể kể đến như trong chiến dịch Coca Cola Happiness Truck, thương hiệu đã thiết kế một chiếc xe tải bán nước tự động cùng với thông điệp “Where will happiness strike next?”.

    Chiếc xe tải không chỉ mang Coke mà còn tặng nhiều món quà ý nghĩ khác đến cho mọi khách hàng, lan tỏa niềm vui, hạnh phúc đến cho họ đúng như thông điệp mà thương hiệu đã truyền tải.

    Brand activation là gì?

    Một số hình thức brand activation cơ bản

    • Experiential marketing là hình thức kích hoạt thương hiệu giúp khách hàng có thể tận mặt nhìn thấy sản phẩm của thương hiệu. Bạn có thể tổ chức các buổi thử nghiệm sản phẩm để thu hút khách hàng ghé đến xem.
    • Sampling campaigns là hình thức giới thiệu sản phẩm trực tiếp đến khách hàng và cho họ trải nghiệm thử. Từ đó, bạn có thể thu thập ý kiến, phản hồi của khách hàng nhanh chóng.
    • In-store brand activation là hình thức kích hoạt thương hiệu ngay tại cửa hàng để tương tác, hiểu được nhu cầu và hành vi mua sắm của khách hàng trực tiếp. Giúp tiết kiệm thời gian, công sức và chi phí bỏ ra.
    • Digital marketing campaigns là hình thức kích hoạt thương hiệu trên nền tảng trực tuyến thu hút nhiều nhóm khách hàng mục tiêu cam kết hơn. Trong môi trường kỹ thuật số, bạn có thể thực hiện cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng, dễ dàng nghiên cứu hành vi của họ.
    • Promotional marketing là hình thức kích hoạt bằng cách tiếp thị quảng cáo. Quảng cáo này có thể là các cuộc thi, chương trình khuyến mãi, ưu đãi, chương trình khách hàng thân thiết,… 
    • Social Media Engagement là hình thức kích hoạt thương hiệu bằng những nội dung mà bạn truyền tải nền tảng mạng xã hội (Facebook, Instagram, Twitter,…). Hình thức giúp bạn nắm được số lượt tương tác với post trên trang mạng xã hội.

    Các ý tưởng giúp bạn brand activation cho mô hình kinh doanh của mình

    Sau khi hiểu rõ khái niệm và các hình thức brand activation cơ bản, tiếp theo GoACADEMY sẽ tiết lộ đến bạn một số ý tưởng brand activation phổ biến hiện nay:

    Các ý tưởng giúp bạn brand activation cho mô hình kinh doanh của mình

    Tập trung nâng cao trải nghiệm khách hàng

    Ý tưởng đầu tiên được nhắc đến và bạn có thể thực hiện là tập trung nâng cao trải nghiệm khách hàng. Tiếp thị trải nghiệm là một trong các hoạt động thiết yếu của kích hoạt thương hiệu. Bạn nên làm điều gì đó mà khách hàng chưa từng thấy hoặc chưa từng làm trước đây.

    Chẳng hạn tổ chức một buổi trải nghiệm sản phẩm tại doanh nghiệp, đây là cơ hội giúp bạn thu hút sự chú ý của khách hàng. Cũng là cơ hội để bạn thu thập ý kiến đóng góp của họ sau quá trình trải nghiệm sản phẩm.

    Song để duy trì trải nghiệm khách hàng, thì việc lưu trữ các ý kiến đóng góp từ họ cũng rất quan trọng. Thay vì trước đây được lưu trữ bằng giấy, bút dễ bị thất lạc, thì GoSELL đã phát triển tính năng quản lý khách hàng để thực hiện công việc này. 

    Tính năng hỗ trợ bạn tạo và lưu trữ mọi thông tin của khách hàng không giới hạn. Khi thông tin khách hàng được lưu trữ trên hệ thống, bạn có thể dễ dàng xem xét phân nhóm đối tượng khách hàng dựa trên các tiêu chí bạn đề ra (theo sở thích, giới tính, ngày sinh,…). 

    Điều này sẽ giúp cho việc đáp ứng nhu cầu cũng như quá trình chăm sóc khách hàng được diễn ra xuyên suốt và trở nên chuyên nghiệp hơn, góp phần thúc đẩy doanh thu cho doanh nghiệp.

    Xem thêm: Trải nghiệm khách hàng là gì? Tầm quan trọng của trải nghiệm khách hàng

    Đi thẳng vào trọng tâm vấn đề mà khách hàng đang gặp phải

    Mỗi khách hàng sẽ gặp một vấn đề khác nhau và bạn sẽ là người giải quyết vấn đề đó cho khách hàng thông qua sản phẩm mà bạn cung cấp. Bạn không nên nghe một cách thụ động, mà cần phải nắm rõ khách hàng đang gặp vấn đề như thế nào?

    Chẳng hạn: hiểu rõ tầm quan trọng của website đối với các doanh nghiệp trong thời đại số ngày nay, GoSELL đã cho ra mắt sản phẩm thiết kế website chuẩn SEO – GoWEB. 

    GoWEB được phát triển dành cho mọi ngành nghề, lĩnh vực và dành cho những ai muốn tự tay thiết kế một website hoàn chỉnh, mà không đòi hỏi biết lập trình phức tạp. Đáp ứng tiêu chi dễ sử dụng, thân thiện với người dùng và tối ưu chi phí hiệu quả cho doanh nghiệp.

    Việc chỉnh sửa giao diện, tích hợp các tiện ích như phương thức thanh toán, vận chuyển,… cũng dễ dàng hơn. Bạn chỉ cần thực hiện các thao tác kéo thả để có được một website bán hàng như mong muốn.

    Nhạy cảm với xu hướng thịnh hành

    Nhạy cảm với xu hướng cũng là ý tưởng đột phá cho việc brand activation, giúp bạn tạo được ấn tượng tốt với khách hàng, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường. Bên cạnh đó, khi nắm bắt xu hướng, thay vì chật vật quảng bá nhỏ lẻ sản phẩm, bạn chỉ cần quảng bá thương hiệu sẽ dễ dàng hơn nhiều.

    Để tăng độ phủ cho thương hiệu, bạn có thể tham khảo và áp dụng một số tính năng của GoSELL như: tạo mã giảm giá, tạo flash sale cho sản phẩm bạn cung cấp,… Từ đó, kích thích hành vi mua sắm của khách hàng, nâng cao chất lượng dịch vụ và duy trì lòng trung thành từ họ.

    Tìm hiểu thêm: Xu hướng thay đổi trong hành vi của người tiêu dùng thương mại điện tử

    Giới thiệu lịch sử hình thành thương hiệu

    Giúp khách hàng hiểu nhiều hơn về thương hiệu của bạn, bằng cách cho họ biết lịch sử hình thành, lý do thương hiệu được thành lập, sứ mệnh của thương hiệu,… Đây là cách giúp thương hiệu của bạn có vị trí vững chắc trong lòng khách hàng.

    Sử dụng tính năng viết Blogs, bạn có thể thỏa sức truyền tải thông điệp, kiến thức hữu ích hay thông tin về thương hiệu của bạn đến khách hàng truy cập, nhằm chuyển đổi họ thành khách hàng tiềm năng.

    Cộng tác với các Influencer

    Việc hợp tác với những người có sức ảnh hưởng để quảng bá thương hiệu là một ý tưởng tuyệt vời. Vì đối với khách hàng, các phát ngôn của người ảnh hưởng được họ xem như nguồn tin đáng tin cậy. Hay nói cách khác, người ảnh hưởng chính là hình mẫu mà khách hàng luôn muốn hướng đến.

    Influencer cũng được xem như những người cộng tác viên bán hàng, hỗ trợ quảng bá thương hiệu của bạn rộng rãi đến khách hàng. Vì vậy để tránh tình trạng tốn quá nhiều thời gian và công sức trong việc tính toán chiết khấu cho cộng tác viên, tiết kiệm chi phí thuê nhân viên cố định. 

    Hệ thống cộng tác viên bán hàng của GoSELL sẽ là cánh tay phải của bạn. Việc quản lý các cộng tác viên, đơn hàng từ cộng tác viên,… cũng được tối ưu. Khi bạn cần tra cứu hay lọc thông tin cộng tác viên cũng sẽ nhanh chóng hơn, tiết kiệm thời gian tìm kiếm và xử lý thông tin cần thiết.

    Khi cộng tác với các influencer, bạn cần 

    Xây dựng mối quan hệ giữa doanh nghiệp và khách hàng

    Để mối quan hệ giữa bạn và khách hàng ngày càng gắn bó, bạn có thể tạo sự kiện tương tác thương hiệu. Ví dụ: IKEA đã tổ chức một câu lạc bộ ăn uống, tham gia câu lạc bộ khách hàng có thể chuẩn bị bữa ăn thịnh soạn cho gia đình nhờ sự hỗ trợ của các đầu bếp chuyên nghiệp.

    Hoặc có thể lên kế hoạch khuyến khích khách hàng tạo thẻ thành viên, tích điểm vào mỗi lần mua sắm để nhận được ưu đãi tương ứng. Từ đó, kích thích hành vi mua sắm của khách hàng, duy trì lòng trung thành từ họ để gia tăng doanh số và quảng bá thương hiệu thành công.

    Xây dựng mối quan hệ giữa doanh nghiệp và khách hàng

    Song song đó, để tăng tính hiệu quả – thúc đẩy mối quan hệ giữa bạn và khách hàng thêm bền chặt, bạn có thể kết hợp sử dụng tính năng khách hàng thân thiết của GoSELL để:

    • Tạo và phân chia cấp độ thành viên, nếu khách hàng thỏa mãn các điều kiện mà bạn thiết lập trước đó thì cấp độ thành viên sẽ tự động tăng.
    • Xây dựng chương trình khuyến mãi phù hợp với từng cấp độ thành viên giúp giữ chân khách hàng trung thành và tăng độ nhận diện thương hiệu.
    • Khách hàng có thể theo dõi số điểm tích lũy chi tiết và quy đổi thành tiền để chốt những đơn hàng kế tiếp. Số điểm tích lũy sẽ được cộng dồn tự động cho khách hàng mỗi khi giao dịch thực hiện thành công.

    Kết luận

    Vừa rồi, GoACADEMY đã tổng hợp đến bạn khái niệm cùng ý tưởng thực hiện brand activation cho mọi mô hình kinh doanh. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích và giúp bạn kích hoạt thương hiệu hiệu quả, có thể truyền tải thông điệp rõ ràng đến khách hàng để doanh thu đạt đến mức tăng trưởng bền vững.

    Đừng quên tiếp tục theo dõi các bài viết mới nhất tại GoACADEMY, để không ngừng cập nhật liên tục các kiến thức, kinh nghiệm giúp công việc kinh doanh của bạn ngày một phát triển.

    Kết nối với chúng tôi tại đây hoặc truy cập kênh youtube GoSELL VN để cùng thảo luận về những chủ đề hấp dẫn và cập nhật thông tin hữu ích.

    Bạn cũng có thể tìm hiểu về các khóa học đang diễn ra cũng như những thông tin và kiến thức bổ ích tại Go Academy hàng tuần qua đường link sau: https://goacademy.vn/

    Mọi nhu cầu tư vấn và và hỗ trợ về các dịch vụ của GoSell, xin vui lòng liên hệ qua email [email protected] hoặc hotline 02873030800.

    Đăng ký thành viên