Câu chuyện kinh doanh

    Cách áp dụng mô hình scamper để lên ý tưởng sản phẩm mới

    06/02/2024

    Sáng tạo một ý tưởng mới là việc luôn khiến chúng ta gặp những khó khăn và thách thức trong suốt quá trình tìm ý tưởng mới. Do đó, đôi khi chúng ta cần tìm ra cách để phát triển ý tưởng và tạo được những đột phá mới. Mô hình Scamper là một công cụ hữu ích giúp bạn lên ý tưởng sản phẩm mới một cách hiệu quả.

    Cách áp dụng mô hình scamper để lên ý tưởng sản phẩm mới

    Khái niệm về mô hình Scamper là gì?

    Scamper là mô hình được nhà quản lý giáo dục xây dựng và phát triển Robert F. Eberle phát triển vào đầu những năm 1970. Mô hình này dựa trên cơ sở sự khởi xướng của Alex Osborn. Vậy Scamper nghĩa là gì? 

    Hiểu đơn giản, Scamper là một phương pháp tư duy sáng tạo, nó giúp cho người dùng có thể giải đáp hàng loạt các vấn đề dựa trên việc áp dụng kỹ thuật động não, với mục tiêu tổng hợp nhiều ý tưởng mới mẻ càng tốt.

    Cụ thể hơn, trong lĩnh vực kinh doanh mô hình này được biết đến như công cụ tư duy hiệu quả nhằm khởi tạo các ý tưởng, sáng kiến mới. Qua đó, các doanh nghiệp có thể cải thiện hoặc đảm bảo khâu dự định phát triển tốt sản phẩm/dịch vụ của mình. Cũng nhờ đó mà góp phần đạt được những mục tiêu đã đề ra.

    Khái niệm về mô hình Scamper là gì?

    Mô hình Scamper áp dụng như thế nào?

    Để các vấn đề được giải quyết một cách tối ưu và hiệu quả, bạn nên tổng hợp các ý tưởng xuất hiện trong mỗi bước triển khai. Qua đó có thể đưa ra giải pháp phù hợp, việc ứng dụng Scamper sẽ giúp những ý tưởng được hình thành dựa trên cơ sở thúc đẩy tầm nhìn theo nhiều chiều hướng khác nhau. Dưới đây là cách ứng dụng Scamper với 7 chiều hướng sao cho hiệu quả:

    Mô hình Scamper áp dụng như thế nào?

    S – Substitute (Thay thế)

    Với phương pháp này, bạn sẽ tìm được khá nhiều giải pháp hữu ích và khiến mọi thứ khả thi hơn. Cụ thể, bạn cần tập trung xem xét việc thay thế sản phẩm/dịch vụ bằng một sản phẩm/dịch vụ khác, hoặc thay thế quá trình, con người, địa điểm lẫn cảm xúc.

    Những câu hỏi dưới đây sẽ là sự gợi ý tuyệt vời dành cho bạn:

    • Có thể thay thế quy trình đơn giản hơn không?
    • Ai hoặc cái gì có thể được thay thế?
    • Có thể thay thế thời gian hoặc địa điểm?
    • Liệu có thể thay thế bằng thiết bị hiện đại hơn không?
    • Có thể thay đổi cảm xúc hoặc thái độ không?

    C – Combine (Kết hợp)

    Khi muốn thay đổi thị trường mới thì việc kết hợp hai sản phẩm khác nhau hoặc kết hợp các tính năng của chúng để tạo ra một sản phẩm mới. Trong nhiều trường hợp, điều này sẽ dẫn đến sự bùng nổ sức mạnh thị trường và hướng đến khách hàng tiềm năng.

    Một số câu hỏi hướng dẫn để bạn tìm được hướng đi tốt nhất:

    • Bạn có thể hợp nhất hai bước của một quy trình không?
    • Có thể kết hợp những sản phẩm, tính năng, thành phần nào?
    • Có thể kết hợp những yếu tố nào giúp giảm thiểu chi phí sản xuất?
    • Liệu có thể kết hợp nguồn lực công ty với một đối tác khác không?

    A – Adapt (Thích nghi)

    Đây là một trong những kỹ thuật để giải quyết vấn đề thông qua cải tiến các yếu tố đang có. Có nghĩa là mục tiêu chính mà là thực thi ý tưởng đó để sản phẩm phù hợp hơn với yêu cầu khách hàng.

    Một số câu hỏi đặt ra khi bạn giải quyết về yếu tố thích nghi:

    • Có thể thay đổi đặc tính của một thành phần không?
    • Có thể mượn những ý tưởng nào từ sản phẩm khác?
    • Cần thay đổi những gì để đạt kết quả tốt hơn?
    • Bằng cách nào có thể cải thiện quy trình hiện có?

    M – Modify (Điều chỉnh)

    Cách đơn giản và hiệu quả mà hiệu quả chính là áp dụng những ý tưởng mới đó là xác định đối tượng và bắt đầu điều chỉnh chúng. 

    Hãy trả lời các câu hỏi sau trước khi điều chỉnh bất kỳ điều gì:

    • Điều chỉnh tính năng có mang lại sự tối ưu cho sản phẩm?
    • Độ nhận diện cần được điều chỉnh để thế nào sản phẩm bùng nổ trên thị trường, ví dụ như hình dạng, màu sắc và tên gọi,…?
    • Việc điều chỉnh quy trình có mang lại kết quả tốt hơn không?

    P – Put to other uses (Sử dụng cho mục đích khác)

    Một đối tượng không chỉ có duy nhất một mục đích, ý nghĩa. Bản chất của chúng không thay đổi nhưng nếu đặt trong một hoàn cảnh, môi trường khác thì lại mang ý nghĩa khác.

    Sử dụng cho mục đích khác sẽ là một cách tuyệt vời để mang lại sự đổi mới cho sản phẩm/dịch vụ của bạn.

    • Có cách nào khác để sử dụng sản phẩm không?
    • Nhóm khách hàng nào sẽ quan tâm đến sản phẩm này?
    • Nó có ảnh hưởng gì đến các khách hàng mục tiêu ban đầu không?
    • Sản phẩm có mang lại lợi ích nếu sử dụng trong lĩnh vực khác?

    E – Eliminate (Loại bỏ)

    Trong trường hợp, các bộ phận hoặc các khâu không cần thiết trong quy trình sẽ làm gia tăng áp lực trong việc đổi mới và sáng tạo. Đừng ngại ngần mà hãy loại bỏ chúng để tập trung vào các chức năng cần thiết để tập trung vào cải thiện sản phẩm. 

    Tham khảo các câu hỏi dưới đây để có quyết định “loại bỏ” dễ dàng:

    • Điều gì có thể xảy ra nếu loại bỏ bộ phận này?
    • Chức năng nào có thể loại bỏ mà không ảnh hưởng quy trình?
    • Điều gì là cần thiết và không cần thiết?
    • Đối tượng này có thể được đơn giản hóa không?
    • Có thể cắt giảm chi phí không?

    R – Rearrange, Reverse (Thay đổi trật tự/Lật ngược vấn đề)

    Sự sáng tạo sẽ ít nhiều xuất phát từ những thay đổi về trật tự, cấu trúc của những điều đã biết để tạo ra những điều mới. Việc thay đổi trật tự sẽ mang đến vô số tiềm năng đổi mới và những kết quả sáng tạo hơn.

    Những khi muốn lật ngược vấn đề, hãy đặt câu hỏi:

    • Sẽ như thế nào nếu quy trình được đảo ngược?
    • Có thể trao đổi các bộ phận không?
    • Có thể thay đổi tốc độ và lịch trình không?
    • Liệu có thể sắp xếp lại thứ tự vận hành không?

    Xem thêm: Cách xây dựng chiến lược marketing cho sản phẩm mới hiệu quả

    Ví dụ chi tiết cách áp dụng mô hình SCAMPER trong việc lên ý tưởng sản phẩm

    Để có cái nhìn rõ ràng về cách áp dụng mô hình Scamper trong việc lên ý tưởng mới cho sản phẩm.

    McDonald’s được biết đến là tập đoàn về hệ thống thức ăn nhanh. Đây là thương hiệu nổi tiếng với nhiều người tiêu dùng trên thế giới. Hơn 50 năm phát triển, để đạt được vị thế như hiện nay thì McDonald đã gặp không ít khó khăn. Người xây dựng và phát triển thương hiệu là Ray Kroc đã áp dụng mô hình Scamper như thế nào để vượt qua khó khăn?

    Ví dụ chi tiết cách áp dụng mô hình SCAMPER trong việc lên ý tưởng sản phẩm

    Substitute: Thay thế

    Năm 1998, McDonald’s đã cải tiến và đại tu các hệ thống chuẩn bị thức ăn tại tất cả các nhà hàng tại Hoa Kỳ. Hệ thống điều hành vừa đúng lúc JIT đã được áp dụng với tên gọi “made for you” nhằm cung cấp các món ăn tươi ngon và nóng giòn đến khách hàng. 

    Combine: Kết hợp

    Kết hợp hai hoặc nhiều ý tưởng để tạo ra sản phẩm tốt hơn. McDonald đã kết hợp McDrive và McCafe để tạo thành một chuỗi quán cafe được đồng bộ với các nhà hàng McDonald.

    Adapt: Thích nghi

    Tinh chỉnh một sản phẩm hoặc dịch vụ nhằm đạt được kết quả tốt hơn. McDonald đã triển khai hệ thống đặt hàng tự động tại quầy để cải thiện giao hàng. Và việc đặt món trở nên linh hoạt hơn cho khách hàng. 

    Modify: Điều chỉnh 

    Điều chỉnh, thay đổi để tạo ra những sản phẩm phù hợp. McDonald đã điều chỉnh thực để để phù hợp với từng nhóm khách hàng dựa trên khu vực địa lý.

    Put to other uses: Sử dụng cho mục đích khác

    Sử dụng sản phẩm hiện tại vào một mục đích khác hoặc tối ưu sản phẩm để giải quyết vấn đề. Vào năm 1974, McDonald thành lập tổ chức từ thiện “Ronald Mcdonald House”, với hình ảnh đại diện là linh vật Ronald Mcdonald.

    Eliminate: Loại bỏ

    Xác định các bộ phận có thể loại bỏ để cải thiện sản phẩm. Vào năm 2008 McDonald đã loại bỏ việc sử dụng dầu ăn có chất béo chuyển hóa sang dầu ăn không chứa chất béo chuyển hóa cho món khoai tây chiên. Điều này góp phần giúp thực đơn của họ trở nên lành mạnh hơn cho sức khỏe người dùng.

    Reverse: Lật ngược vấn đề

    Khám phá tiềm năng đổi mới khi thay đổi thứ tự trong dây chuyền sản xuất. Thay đổi điển hình chính là việc yêu cầu khách hàng trả tiền trước khi họ thưởng thức món ăn đã mua. 

    Lưu ý khi triển áp dụng mô hình Scamper cho sản mới, sau khi đã có một ý tưởng mới cho sản phẩm thì bạn cần có những phương thức để triển khai ý tưởng mới đó một cách hiệu quả, cũng như kiểm tra hiệu quả của chiến lược sản phẩm mới đó. Để xây dựng chiến lược sản phẩm mới cho doanh nghiệp hiệu quả hơn, việc ứng dụng các phần mềm vào hỗ trợ là điều không nên bỏ qua. 

    Xem thêm: Kế hoạch tung sản phẩm mới ra thị trường ấn tượng và hiệu quả nhất

    Ứng dụng công nghệ để triển khai ý tưởng sản phẩm mới hiệu quả 

    GoSELL là một trong những giải pháp hỗ trợ kinh doanh đa kênh toàn diện. Không chỉ cung cấp các tính năng hỗ trợ tối ưu quy trình quản lý bán hàng đa kênh mà GoSELL còn tích hợp các công cụ hỗ trợ marketing, giúp doanh nghiệp quảng bá sản phẩm mới hiệu quả hơn. Dưới đây là những gợi ý về việc triển khai sản phẩm mới, cũng như những công cụ giúp chiến dịch được tối ưu hiệu quả:

    Bộ công cụ thu thập và phân tích hành vi người dùng 

    • Xây dựng bức tranh toàn cảnh về hành vi người dùng trên website (Google Analytics, Google Tag Manager).
    • Theo dõi hành vi và thu thập dữ liệu người dùng, đồng thời đo lường hiệu suất trong quá trình chạy Facebook Ads với Facebook Pixel.
    • Phân tích và thu thập khách hàng trên đa kênh dễ dàng với tính năng CRM khách hàng, giúp phân nhóm tệp khách hàng, hỗ trợ hoạt động bán hàng, chăm sóc khách hàng và Marketing. 

    Hỗ trợ marketing đa kênh để tìm kiếm khách hàng mới

    Hỗ trợ marketing đa kênh để tìm kiếm khách hàng mới

    • Gửi các chương trình khuyến mãi kèm tên thương hiệu đến khách hàng với tính năng Email marketing, giúp tiếp cận chính xác đối tượng mục tiêu và giới thiệu với khách hàng về sản phẩm mới của bạn.
    • Tạo trang Landing page với GoLEAD sẽ giúp bạn tập trung truyền tải thông tin về chương trình ra mắt sản phẩm mới đến khách hàng, nhằm dẫn dắt và thuyết phục họ mua hàng, mang lại tỷ lệ chuyển đổi cao.
    • Tính năng thông báo đẩy: Được tích hợp trên App bán hàng là một công cụ marketing tuyệt vời giúp khách hàng ghi nhớ thương hiệu của bạn và nhắc nhở về các chương trình khuyến mãi sắp diễn ra.
    • Hỗ trợ telemarketing với GoCALL: Đột phá doanh số nhờ đội ngũ Telesales mạnh mẽ giúp gia tăng chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng sau mua.

    Ngoài ra, với GoSELL  bạn có thể thoải mái xây dựng các chiến dịch kinh doanh và marketing hiệu quả với các tính năng được tích hợp sẵn như: flash sale, tạo mã giảm giá, khách hàng thân thiết,… để đẩy mạnh quá trình tiêu thụ sản phẩm mới. 

    • Phân tích báo cáo:  Giúp bạn dễ dàng theo dõi và đo lường hiệu quả hoạt động kinh doanh trong từng khoảng thời gian nhất định nhằm dễ dàng dự đoán được nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng và đưa ra các quyết định kinh doanh một cách chính xác nhất. Đồng thời, tính năng còn giúp nhà quản trị theo dõi và biết được đâu là sản phẩm bán chạy và đâu là sản phẩm bán kém chạy, để qua đó đưa ra giải pháp bán hàng hiệu quả hơn.

    Kết luận

    Trên đây GoACADEMY đã chia sẻ đến bạn những thông tin về Scamper cũng như cách áp dụng mô hình để triển khai chiến lược sản phẩm mới hiệu quả. Hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp bạn giải quyết được những vấn đề mà doanh nghiệp đang gặp phải về sản phẩm/dịch vụ. Qua đó cải thiện quy trình nhằm phát triển sản phẩm và thu hút khách hàng tiềm năng.

    Kết nối với chúng tôi tại đây hoặc truy cập kênh youtube GoSELL VN để cùng thảo luận về những chủ đề hấp dẫn và cập nhật thông tin hữu ích.

    Bạn cũng có thể tìm hiểu về các khóa học đang diễn ra cũng như những thông tin và kiến thức bổ ích tại Go Academy hàng tuần qua đường link sau: https://goacademy.vn/

    Mọi nhu cầu tư vấn và và hỗ trợ về các dịch vụ của GoSell, xin vui lòng liên hệ qua email [email protected] hoặc hotline 02873030800.

    Đăng ký thành viên