Câu chuyện kinh doanh

    Những lưu ý khi trở thành đại lý thức ăn chăn nuôi cần nắm rõ

    10/12/2023

    Trở thành đại lý thức ăn chăn nuôi là mô hình kinh doanh được nhiều người chọn lựa, bởi nhu cầu về nguồn cung cho các trang trại, cơ sở chăn nuôi trên khắp cả nước là cực kỳ lớn. Nếu bạn đang có dự định lựa chọn mô hình này để kinh doanh, thì bài viết sau đây sẽ giúp bạn nắm rõ những lưu ý, điều kiện cùng một số kinh nghiệm khi mở đại lý thức ăn chăn nuôi cần thiết.

    Những lưu ý khi trở thành đại lý thức ăn chăn nuôi cần nắm rõ

    Điều kiện để trở thành đại lý thức ăn chăn nuôi

    Căn cứ theo Nghị định số 39/2017/NĐ-CP về quản lý thức ăn chăn nuôi, muốn trở thành đại lý thức ăn chăn nuôi thì bạn cần đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:

    • Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận đầu tư, hoặc giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
    • Đại lý của bạn phải có hợp đồng mua bán với các nhà sản xuất, nhà cung cấp.
    • Đại lý cần có cửa hàng, địa chỉ kinh doanh, biển hiệu và số điện thoại rõ ràng.
    • Trở thành đại lý phải có nơi bày bán và bảo quản thức ăn chăn nuôi để đảm bảo vệ sinh, chất lượng theo quy định của pháp luật. Trong đó: Nơi bày bán và trong kho, thức ăn cần phải được đặt riêng biệt, cách xa phân bón và thuốc bảo vệ thực vật cũng như các hóa chất độc hại khác…
    • Đại lý cần trang bị đầy đủ các trang thiết bị để bảo quản thức ăn chăn nuôi phù hợp với hướng dẫn của nhà sản xuất, nhà cung cấp.
    • Sản phẩm cần đáp ứng tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thú y theo quy định và được phép lưu hành theo pháp luật.

    Chuẩn bị các thủ tục để mở đại lý thức ăn chăn nuôi

    Để chuẩn bị đầy đủ và chính xác các loại giấy tờ cần thiết, cũng như tiết kiệm thời gian việc đăng ký mở đại lý thức ăn chăn nuôi chính thức. Bạn có thể tham khảo hướng dẫn dưới đây:

    Chuẩn bị hồ sơ đăng ký kinh doanh

    • Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh hoặc doanh nghiệp kinh doanh thức ăn chăn nuôi.
    • Đối với công ty TNHH 2 thành viên thì cần phải có bản danh sách thành viên tham gia. Còn đối với công ty cổ phần thì cần phải có danh sách các cổ đông sáng lập.
    • Dự thảo điều lệ doanh nghiệp đối với loại hình doanh nghiệp.
    • Bản sao một trong các giấy tờ (có công chứng) của các thành viên công ty, gồm có: Chứng minh nhân dân, hộ chiếu còn hiệu lực, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc các tài liệu tương đương.
    • Đơn đăng ký thức ăn chăn nuôi được lưu hành tại Việt Nam.
    • Bản chính hoặc bản sao có công chứng hợp đồng mua bán sản phẩm thức ăn chăn nuôi từ nhà sản xuất.
    • Bản sao của một trong các giấy chứng nhận: ISO, GMP, HACCP của cơ sở sản xuất.
    • Kết quả thử nghiệm các chỉ tiêu chất lượng, vệ sinh an toàn theo tiêu chuẩn của cơ quan có thẩm quyền.
    • Mẫu nhãn của sản phẩm có xác nhận của nhà cung cấp hoặc nhà nhập khẩu.

    Quy trình đăng ký kinh doanh đại lý thức ăn chăn nuôi

    • Bước 1: Bạn đến cơ quan có thẩm quyền về đăng ký kinh doanh để nộp hồ sơ.
    • Bước 2: Sau khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền sẽ đưa giấy biên nhận về việc nhận hồ sơ. Trong vòng 3 ngày, bạn sẽ nhận được thông báo về tính hợp lệ, hoặc các giấy tờ còn thiếu, cần bổ sung trong hồ sơ.
    • Bước 3: Nếu hồ sơ của bạn còn thiếu thì bạn nên nhanh chóng bổ sung trong thời gian sớm nhất. Còn nếu hồ sơ của bạn hợp lệ, thì sau khoảng 3 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ, bạn sẽ nhận được giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh, hoặc doanh nghiệp.

    Một số kinh nghiệm giúp bạn mở đại lý thức ăn chăn nuôi thành công

    Bất kỳ ngành nghề nào, kể cả kinh doanh đại lý thức ăn chăn nuôi, bạn cũng cần tìm hiểu kỹ càng về luật, thị trường, nhà phân phối, số vốn… Nhằm giúp cho hoạt động kinh doanh của bạn được diễn ra suôn sẻ và bền vững. GoACADEMY sẽ đề cập đến bạn một số kinh nghiệm chủ yếu sau đây:

    Một số kinh nghiệm giúp bạn mở đại lý thức ăn chăn nuôi thành công

    Nghiên cứu và đánh giá thị trường kỹ càng

    Nghiên cứu thị trường sẽ giúp bạn dễ dàng đánh giá nhu cầu của người tiêu dùng, đồng thời nghiên cứu đối thủ sẽ giúp bạn biết được họ đã và đang làm gì, khả năng cạnh tranh ra sao và bạn cần phải làm gì để có được khách hàng. Trong quá trình nghiên cứu, bạn hãy trả lời một số câu hỏi sau để làm rõ các vấn đề như:

    • Ai là đối tượng mục tiêu bạn đang hướng đến? Đó là những hộ chăn nuôi nhỏ lẻ hay các trang trại chăn nuôi lớn?
    • Người tiêu dùng đang ưa chuộng thương hiệu nào và nhu cầu của họ với những sản phẩm như thế nào?
    • Bạn dự định sẽ mở đại lý ở khu vực nào? Có gần đối thủ nào không? Có gần các trang trại, hộ chăn nuôi nào không?

    Để việc khoanh vùng đối tượng mục tiêu dễ dàng hơn, bạn có thể mở một cuộc khảo sát bằng cách tạo một trang landing page, hoặc gửi email khảo sát đến khách hàng… Điều này sẽ giúp bạn dễ dàng theo dõi các đánh giá từ khách hàng.

    Sau đó, bạn có thể tổng hợp các thông tin của khách hàng và lưu trữ vào CRM của GoSELL để bắt đầu phân nhóm. Việc này sẽ giúp bạn dễ dàng lên kế hoạch chăm sóc khách hàng, hoặc thực hiện chiến dịch marketing phù hợp để đưa sản phẩm tiếp cận đến họ. Song song đó, kết hợp sử dụng các công cụ như Google Analytics, hoặc Facebook Pixel… nhằm theo dõi hành vi khách hàng tốt nhất.

    Xem thêm: Phân khúc thị trường là gì? Tại sao cần phân khúc thị trường khi kinh doanh

    Lựa chọn nhà cung cấp uy tín

    Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều nhà phân phối thức ăn chăn nuôi. Vì vậy, bạn cần cố gắng tham khảo thị trường, đặt ra những tiêu chí để chọn được nhà cung cấp uy tín nhất.

    Bởi việc chọn được nhà cung cấp uy tín để làm đại lý thức ăn chăn nuôi, không chỉ giúp bạn hoàn toàn yên tâm về chất lượng sản phẩm, khả năng tiêu thụ cao cùng chính sách giá phải chăng. Mà còn cung cấp đến bạn kiến thức cùng một số kỹ năng cần thiết để quá trình bán hàng và tư vấn cho khách được thuận lợi hơn.

    Sau khi đã chọn được nhà cung cấp ưng ý, để tối ưu quy trình nhập hàng cho những lần sau. Bạn có thể sử dụng tính năng quản lý nhà cung cấp để lưu trữ tất cả đơn vị cung cấp hàng hóa cho đại lý của bạn. Bao gồm: Tình trạng hàng, quá trình nhập hàng, lịch sử chuyển hàng… Từ đó, bạn có thể hạn chế tối đa rủi ro thiếu hoặc thừa hàng hóa, tiết kiệm thời gian và nhân lực hiệu quả.

    Tìm hiểu thêm: Kỹ năng xây dựng mối quan hệ với nhà cung cấp hiệu quả

    Xác định nguồn vốn

    Nguồn vốn là yếu tố không thể thiếu với mọi hoạt động kinh doanh, nhằm đảm bảo khả năng vận hành và kinh doanh của đại lý. Do đó, bạn cần xác định rõ số vốn bạn cần dùng đối với từng phần như vốn nhập hàng, vốn thuê mặt hàng, vốn đầu tư trang thiết bị cho đại lý…

    Với đặc thù sản phẩm có giá trị tương đối, thì bạn cũng cần đảm bảo có đủ số vốn để nhập hàng với số lượng lớn và luôn có sẵn hàng để đáp ứng nhu cầu của khách hàng kịp thời. Song, vốn dự phòng cũng được xem là một trong những yếu tố quan trọng.

    Bạn nên xác định khoản vốn dự trù để đảm bảo khả năng xoay vòng vốn, phòng trường hợp các đối tác, chủ hộ chăn nuôi chưa kịp thanh toán tiền hàng ngay hoặc chỉ thanh toán một phần. Đây là điều không thể tránh khỏi khi bạn muốn hợp tác lâu dài với khách hàng lớn, hoặc với các đối tác lâu năm.

    Vì vậy, bạn hãy đảm bảo là bạn có đủ nguồn vốn dự phòng để duy trì hoạt động kinh doanh của đại lý. Thông thường, số vốn để có thể mở đại lý sẽ nằm trong khoảng từ 50-200 triệu đồng.

    Lựa chọn sản phẩm kinh doanh phù hợp

    Thức ăn chăn nuôi được chia thành rất nhiều loại, tùy theo định hướng và nhu cầu thị trường – nơi bạn kinh doanh mà bạn có thể lựa chọn sản phẩm phù hợp. Trong đó, phổ biến là các loại:

    • Thức ăn chăn nuôi có quy chuẩn: Ngô, thóc, gạo, lúa mì, đậu tương, gluten các loại, khô dầu, nguyên liệu có nguồn gốc thủy sản, động vật, thức ăn hỗn hợp cho từng loại động vật…
    • Thức ăn chăn nuôi chưa có quy chuẩn kỹ thuật: Gồm thức ăn không phân biệt nguồn gốc xuất xứ (ngũ cốc, vitamin…) và thức ăn có phân biệt nguồn gốc xuất xứ (sản phẩm từ sữa, trứng, ngũ cốc…).

    Tuy nhiên, việc phải lưu trữ và quản lý quá nhiều loại sản phẩm khiến bạn khó kiểm soát được hết tình trạng của từng loại. Thay vì quản lý theo cách truyền thống thông qua sổ sách trước đây, thì bạn có thể tối ưu quy trình quản lý sản phẩm bằng tính năng quản lý sản phẩm của GoSELL

    Bạn có thể linh hoạt tạo mới sản phẩm/bộ sưu tập sản phẩm và thiết lập giá cho từng sản phẩm dễ dàng. Đặc biệt, tính năng còn cho phép bạn quản lý tồn kho theo nhiều phương thức như mã SKU, mã vạch, mã IMEI và theo mã seri. Nhờ đó mà bạn có thể nhanh chóng phản hồi với khách hàng về tình trạng của sản phẩm.

    Sử dụng phần mềm quản lý bán hàng

    Khi sử dụng phần mềm quản lý bán hàng, bạn có thể tối ưu chi phí và thúc đẩy hoạt động kinh doanh hiệu quả. Đồng thời, giúp tăng độ nhận diện thương hiệu và tăng khả năng tiếp cận khách hàng từ cửa hàng truyền thống cho đến các kênh online (như website, app, Shopee, Lazada, Facebook, Zalo, TikTok Shop…). Trong đó, phần mềm quản lý bán hàng đa kênh GoSELL sẽ giúp bạn:

    Sử dụng phần mềm quản lý bán hàng

    Tăng độ phủ trên internet với bộ giải pháp hiện đại

    • GoWEB hỗ trợ thiết kế website chuẩn SEO với đầy đủ các tiện ích, đưa website của bạn lên top Google bền vững.
    • GoAPP giúp bạn xây dựng một ứng dụng bán hàng trên điện thoại, tương thích với cả hai hệ điều hành Android & iOS.
    • GoPOS giúp tối ưu quy trình bán hàng tại quầy, giúp bạn xử lý toàn bộ hoạt động bán lẻ của cửa hàng chỉ trên một hệ thống quản lý duy nhất.
    • GoLEAD hỗ trợ thu thập thông tin khách hàng tiềm năng (họ tên, số điện thoại, email…), giúp bạn lên kế hoạch thực hiện các chiến dịch marketing sau này.
    • GoSOCIAL hỗ trợ kết nối tài khoản đến 5 Fanpages Facebook và 1 Zalo OA, tối ưu hóa quy trình phản hồi tin nhắn khách hàng trên cả hai kênh. Ngoài ra, giải pháp còn tích hợp tính năng trả lời tin nhắn tự động, gắn thẻ phân loại khách hàng, quản lý cập nhật kho hàng và thực hiện tạo đơn hàng ngay trên khung chat.
    • GoCALL giúp xây dựng đội telesales mạnh mẽ, gia tăng doanh thu từ các cuộc gọi và tiết kiệm chi phí cho cước điện thoại.

    Tăng khả năng quản lý bán hàng với các tính năng quản lý tuyệt vời

    Đối với sản phẩm, hệ thống cung cấp các công cụ quản lý các phân đoạn trong kinh doanh (như quản lý sản phẩm, quản lý tồn kho, quản lý đơn hàng, quản lý nhân viên, quản lý chi nhánh…). Đối với dịch vụ, hệ thống cung cấp các tính năng như thanh toán, vận chuyển, tạo barcode, đánh giá sản phẩm… giúp nâng cao trải nghiệm khách hàng.

    Nhằm giúp bạn thu hút thêm nhiều khách hàng mới và giữ chân khách hàng cũ hiệu quả, hệ thống cung cấp các công cụ marketing như tạo landing page, email marketing, tạo chương trình khách hàng thân thiết, tạo mã giảm giá, Flash Sale… Và các công cụ phân tích Google Analytics và Facebook Pixel, giúp bạn nắm bắt hành vi khách hàng trên các kênh.

    Để bạn thống kê chi tiết hoạt động kinh doanh theo thời gian cụ thể. Tiết kiệm thời gian, công sức trong việc quản lý hàng hóa và thống kê doanh thu. Bạn có thể sử dụng tính năng phân tích báo cáo, từ đó dễ dàng dự đoán được nhu cầu của người tiêu dùng và đưa ra các quyết định kinh doanh chính xác nhất.

    Cuối cùng là hệ thống CRM, hỗ trợ thu thập thông tin khách hàng và phân nhóm khách hàng dựa trên các tiêu chí như số lần mua hàng, sở thích, độ tuổi, giới tính… Nhằm giúp bạn cung cấp các sản phẩm phù hợp cho từng nhóm đối tượng mục tiêu.

    Kết luận

    Trên đây là các yếu tố quan trọng mà bạn cần nắm vững nếu muốn kinh doanh đại lý thức ăn chăn nuôi. Hy vọng với những chia sẻ vừa rồi, sẽ giúp bạn hiểu rõ về điều kiện, quy định và một số kinh nghiệm cần có để việc kinh doanh được diễn ra thuận lợi. Đừng quên tiếp tục theo dõi các bài viết mới tại GoACADEMY để nắm bắt những kiến thức, kinh nghiệm bổ ích bạn nhé.

    Kết nối với chúng tôi tại đây hoặc truy cập kênh youtube GoSELL VN để cùng thảo luận về những chủ đề hấp dẫn và cập nhật thông tin hữu ích.

    Bạn cũng có thể tìm hiểu về các khóa học đang diễn ra cũng như những thông tin và kiến thức bổ ích tại Go Academy hàng tuần qua đường link sau: https://goacademy.vn/

    Mọi nhu cầu tư vấn và và hỗ trợ về các dịch vụ của GoSell, xin vui lòng liên hệ qua email [email protected] hoặc hotline 02873030800.

    Đăng ký thành viên