Digital Marketing
Cách biến con số khô khan thành nội dung hấp dẫn với data storytelling
Dữ liệu là một trong những vũ khí quan trọng có thể tác động mạnh mẽ đến đối tượng khách hàng mục tiêu, đồng thời đưa ra lời giải thích về nguyên nhân và lý do mà doanh nghiệp thực hiện những hành động của mình. Tuy nhiên, giao tiếp bằng những con số khô khan không phải là phương pháp tối ưu và đối khi khiến khách hàng khó lòng hiểu được, đặc biệt đối với những ngành nghề đặc thù. Đó là lúc data storytelling (kể chuyện bằng dữ liệu) xuất hiện.
Data storytelling là gì?
Nói một cách dễ hiểu, data storytelling là sự kết hợp giữa data (dữ liệu) và storytelling (kể chuyện). Đây là phương pháp chuyển đổi các dữ liệu, con số thống kê thành những câu chuyện dễ hiểu, đủ sức thuyết phục với đối tượng khách hàng mục tiêu.
Một câu chuyện dữ liệu tốt thường bao gồm 3 yếu tố sau đây:
- Dữ liệu: Sử dụng các công cụ thu thập và phân tích dữ liệu để mô tả rõ hơn về hệ thống dữ liệu bạn sẽ trình bày.
- Hình ảnh: Sử dụng các hình ảnh, biểu đồ, đồ thị,… để diễn giải câu chuyện một cách rõ ràng.
- Cốt truyện: Tạo ra một cốt truyện phù hợp để diễn giải chính xác những gì mà bạn có thể rút ra từ các dữ liệu đã thu thập được.
Data storytelling có hiệu quả hay không còn đòi hỏi vào kỹ năng phân tích dữ liệu, sáng tạo câu chuyện cùng với các phần mềm hỗ trợ phân tích để truyền tải data insight một cách sống động nhất trong nhiều lĩnh vực khác nhau (kinh doanh, tiếp thị, giáo dục, hoạt động xã hội,…). Mục đích chính của hình thức kể chuyện dữ liệu là giúp cho người xem hiểu rõ hơn về một vấn đề nào đó, thúc đẩy họ tương tác và đưa ra quyết định.
Tham khảo thêm: Hành vi người tiêu dùng là gì? Phương pháp thu thập dữ liệu và nghiên cứu hành vi người tiêu dùng
Tại sao data storytelling lại quan trọng đối với doanh nghiệp?
Trong thời đại chuyển đổi số, việc thu thập và khai thác dữ liệu đã trở nên dễ dàng hơn nhờ vào sự hỗ trợ của những công nghệ tiên tiến. Tuy nhiên, làm thế nào phân tích và truyền tải một lượng lớn cơ sở dữ liệu đến đối tượng mục tiêu mà doanh nghiệp muốn hướng đến lại là một thách thức lớn. Data storytelling chính là giải pháp giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn này với nhiều lợi ích nổi bật như:
Đơn giản hóa dữ liệu, giúp người nghe dễ hình dung và ghi nhớ hơn
Theo một nghiên cứu của giáo sư Richard Felder (North Carolina State University), tốc độ ghi nhớ hình ảnh, màu sắc và sơ đồ của não bộ con người cao hơn 60.000 lần so với dạng văn bản đơn thuần. Do đó, với data storytelling, bạn có thể xây dựng nội dung câu chuyện hấp dẫn, trực quan, cung cấp nhiều thông tin hữu ích đến khách hàng, từ đó gia tăng tỷ lệ chuyển đổi hiệu quả.
Khai thác triệt để nguồn dữ liệu có được
Có thể nói, dữ liệu là nguồn tài sản vô cùng quý giá đối với mỗi doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp không áp dụng data storytelling, nhiều khách hàng có thể không hiểu rõ hoặc bỏ lỡ những thông tin quan trọng mà doanh nghiệp muốn truyền tải. Điều này có thể gây nên những tổn thất to lớn đến doanh nghiệp, thậm chí là mất khách hàng.
Truyền tải thông điệp một cách nhanh chóng
Thế giới thông tin đang vận hành với tốc độ chóng mặt, nơi người tiêu dùng muốn tiếp nhận thông tin một cách nhanh chóng và gọn ghẽ nhất. Data storytelling cung cấp cho các nhà tiếp thị khả năng trình bày thông tin trực quan, dễ hiểu thông qua hình ảnh, video, sơ đồ,…. để phù hợp với nhiều đối tượng khán giả khác nhau.
Tham khảo thêm: Key message là gì? Ý nghĩa của thông điệp truyền thông trong Marketing
Giúp khách hàng đưa ra quyết định một cách tốt hơn
Theo nhiều nghiên cứu, quyết định của người tiêu dùng thường bị chi phối bởi cảm xúc chứ không hoàn toàn theo logic như chúng ta vẫn nghĩ. Bằng cách trực quan hóa dữ liệu và đưa chúng vào câu chuyện, data storytelling giúp doanh nghiệp trình bày các ý tưởng, đề xuất có sức thuyết phục mạnh mẽ hơn, đồng thời thúc đẩy khách hàng hành động dựa trên sự tin tưởng đối với những nội dung mà doanh nghiệp đã cung cấp.
Các bước để kể câu chuyện bằng dữ liệu
Để kể chuyện bằng dữ liệu, bạn có thể thực hiện theo 4 bước mà GoACADEMY gợi ý sau đây:
Xác định câu chuyện
Để bắt đầu, hãy xác định câu chuyện mà bạn muốn kể bằng cách đặt câu hỏi hoặc hình thành giả thuyết, sau đó đào sâu vào các giả liệu có liên quan để tìm câu trả lời. Ví dụ:
- Bạn đang muốn giải thích điều gì từ dữ liệu?
- Mục tiêu của bạn khi truyền đạt câu chuyện dữ liệu là gì?
- Bạn muốn đề xuất giải pháp gì từ câu chuyện đã kể trên?
Xác định đối tượng mục tiêu
Tùy theo đối tượng mục tiêu muốn hướng đến mà cách kể chuyện đôi lúc sẽ có sự thay đổi. Do đó, khi xây dựng câu chuyện, hãy tự đặt ra câu hỏi:
- Ai là người cần nghe câu chuyện này?
- Đã có ai nghe qua câu chuyện tương tự như thế chưa?
- Câu chuyện này có thực sự giúp đối tượng mục tiêu giải quyết vấn đề của họ?
Xây dựng cốt truyện chi tiết
Một câu chuyện thu hút không chỉ giải thích rõ ràng dữ liệu một cách đơn giản, dễ hiểu mà còn phải bám sát các yếu tố sau đây:
- Bối cảnh: Tình huống xuất hiện câu chuyện là gì? Tại sao nó lại xảy ra?
- Nhân vật: Ai sẽ là người tham gia câu chuyện này?
- Vấn đề: Vấn đề cần được giải quyết ở đây là gì?
- Giải pháp: Vấn đề trên được giải quyết như thế nào thông qua câu chuyện này?
Trực quan hóa dữ liệu bằng hình ảnh, biểu đồ
Cuối cùng, để thu hút người đọc, người nghe của bạn và nâng cao tỷ lệ giữ chân họ ở lại, hãy trực quan hóa dữ liệu bằng các hình ảnh, biểu đồ có thể quan sát và hiểu rõ ngay lập tức. Đặc biệt, hãy làm nổi bật những dữ liệu quan trọng và các điểm cần lưu ý để họ dễ dàng theo dõi và ghi nhớ.
Những điều cần lưu ý khi triển khai data storytelling
Kể chuyện bằng dữ liệu chỉ thực sự hiệu quả nếu bạn biết cách áp dụng chính xác và tuân theo một trình tự logic hợp lý. Sau đây là một số điều mà bạn cần lưu ý đối với kỹ thuật data storytelling:
Bám sát mục tiêu của câu chuyện
Trước khi bắt đầu một câu chuyện, hãy xác định rõ thông điệp mà bạn muốn truyền tải và thông qua đó bạn muốn đạt được mục tiêu gì. Điều này sẽ giúp bạn tập trung vào những dữ liệu cần thiết và có liên quan, tránh trường hợp lạc đề.
Tránh quá tải thông tin
Nên hạn chế lồng ghép quá nhiều dữ liệu vào câu chuyện của bạn để tránh làm người đọc hoặc người nghe mất tập trung, không thể hiểu được ý chính của câu chuyện mà bạn muốn truyền tải.
Sử dụng ngôn ngữ dễ hiểu
Sử dụng ngôn ngữ càng dễ hiểu càng tốt, hạn chế tối đa các thuật ngữ, từ ngữ chuyên ngành. Điều này sẽ giúp bạn tiếp cận được đa dạng đối tượng khách hàng một cách tốt hơn.
Xem thêm: Những kỹ năng truyền thông cần thiết cho doanh nghiệp
Chọn đúng loại biểu đồ
Để cung cấp cho mọi người cái nhìn trực quan và tổng quát nhất, hãy trình bày dữ liệu của bạn dưới dạng biểu đồ phù hợp. Ví dụ, bạn có thể sử dụng biểu đồ cột để so sánh giá trị, biểu đồ tròn để so sánh tỷ lệ phần trăm hay biểu đồ đường để mô tả xu hướng.
Chọn nguồn dữ liệu đáng tin cậy
Câu chuyện của bạn chỉ thật sự hấp dẫn và thu hút khi được chứng minh bằng những dữ liệu mang tính xác thực và đáng tin cậy. Bất kỳ một sai sót nhỏ nào trong khâu thu thập và phân tích dữ liệu cũng có thể mang đến những rủi ro nhất định nếu khách hàng phát hiện ra.
Hiện nay, với sự phát triển của công nghệ tiên tiến, có rất nhiều phần mềm ra đời để hỗ trợ bạn giải quyết khó khăn trong việc quản lý và phân tích dữ liệu. Điều này hiển nhiên đã tạo tiền đề tốt để các doanh nghiệp triển khai data storytelling với độ chính xác và hiệu quả cao.
Bên cạnh việc tìm kiếm và chọn lọc dữ liệu từ các nguồn uy tín, chẳng hạn như báo đài, kết quả khảo sát / nghiên cứu từ những đơn vị nổi tiếng,… thì nguồn dữ liệu từ chính doanh nghiệp là thước đo giá trị nhất làm cho khách hàng tin tưởng và hoàn toàn bị thuyết phục. Với những doanh nghiệp đang sử dụng phần mềm quản lý bán hàng GoSELL thì việc xây dựng data storytelling sẽ đơn giản và tiết kiệm thời gian hơn rất nhiều. Hãy cùng tiếp tục theo dõi xem phần mềm này có thể giải quyết bài toán này như thế nào nhé!
GoSELL – Sự hỗ trợ cần thiết để biến dữ liệu thành những nội dung hấp dẫn và thu hút khách hàng
Với mong muốn giúp đỡ các doanh nghiệp, nhà bán hàng kinh doanh hiệu quả trên cả kênh bán lẻ truyền thống lẫn trực tuyến, nền tảng bán hàng thương mại điện tử (TMĐT) GoSELL đã phát triển mô hình kinh doanh toàn diện OAO – giải pháp bán hàng kết hợp song song giữa online và offline, đồng bộ các kênh bán hàng về một trang quản trị duy nhất.
Thu thập và quản lý dữ liệu đa kênh
Hệ sinh thái bán hàng đa kênh GoSELL hiện nay đang cung cấp 6 giải pháp tiên tiến bao gồm:
- GoWEB: Thiết kế website bán hàng TMĐT chuyên nghiệp, chuẩn SEO.
- GoAPP: Thiết kế ứng dụng bán hàng mang thương hiệu riêng, hiện diện trên điện thoại khách hàng 24/7.
- GoPOS: Giải pháp quản lý bán hàng tại quầy chính xác và toàn diện.
- GoLEAD: Thiết kế landing page giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi.
- GoSOCIAL: Thúc đẩy bán hàng trên Facebook và Zalo.
- GoCALL: Xây dựng đội ngũ telesales với hệ thống tổng đài ảo.
Toàn bộ dữ liệu của các kênh này sẽ được lưu trữ và quản lý rõ ràng ngay trên trang quản trị GoSELL. Khi bạn cần bất kỳ thông tin nào liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp từ kinh doanh (số lượng sản phẩm, đơn hàng, khách hàng,…) đến chăm sóc khách hàng và marketing (số lượng khách hàng thân thiết, các hoạt động tiếp thị hiệu quả cao,…) để đưa vào nội dung data storytelling thì nền tảng GoSELL đều có thể xuất ra dữ liệu tương ứng.
Chẳng hạn bạn muốn khuyến khích các đại lý của mình nhập thêm sản phẩm A vì đây là sản phẩm đang bán chạy trong những tháng gần đây. Để thuyết phục họ, bạn có thể lồng ghép dữ liệu về các sản phẩm được tiêu thụ nhiều nhất trong một khoảng thời gian cụ thể, chẳng hạn như tháng 7 kèm theo doanh thu tương ứng với tính năng Phân tích báo cáo của GoSELL.
Cung cấp biểu đồ trực quan, sinh động
Để hỗ trợ doanh nghiệp, nhà bán hàng theo dõi sát sao tình hình kinh doanh và triển khai data storytelling hiệu quả, GoSELL cung cấp cho bạn tính năng phần mềm có thể trực quan hóa dữ liệu, từ doanh thu, đơn hàng, khách hàng,…. thành đa dạng các biểu dạng biểu đồ, bao gồm:
- Tính năng Phân tích báo cáo: Cho phép theo dõi và đo lường hiệu quả hoạt động kinh doanh trong từng khoảng thời gian nhất định, đồng thời phân tích dữ liệu (tổng doanh thu, tổng đơn hàng, doanh thu theo kênh bán hàng,…) dưới dạng biểu đồ cột, biểu đồ tròn hoặc biểu đồ đường.
- Tính năng Quản lý khách hàng: Hỗ trợ lưu trữ, quản lý và phân nhóm đối tượng khách hàng mục tiêu. Đồng thời, phân tích hành vi khách hàng (trạng thái, hoạt động, nền tảng mua hàng, vị trí khách hàng,…) thành các dạng biểu đồ trực quan và chi tiết.
- Google Analytics: Được tích hợp trong phần mềm quản lý GoSELL, tính năng cho phép phân tích các chỉ số như số phiên truy cập của người dùng, thời gian truy cập trung bình vào trang, tỷ lệ thoát trang,…trên website / app bán hàng dưới dạng biểu đồ, nhằm đưa ra báo cáo toàn diện nhất cho doanh nghiệp.
Bộ công cụ giúp triển khai data storytelling hiệu quả
Bên cạnh hình thức kể chuyện bằng lời nói, một số doanh nghiệp còn thực hiện data storytelling trên cả blogs và email để thu hút khách hàng và thực hiện các mục tiêu chuyển đổi. Để làm được điều này, GoSELL cung cấp cho bạn hai tính năng hỗ trợ bao gồm:
- Blogs: Tính năng cho phép bạn truyền tải những kiến thức hữu ích hay thông tin đến khách hàng. Bạn có thể lồng ghép thêm những dữ liệu cần thiết để chứng minh bài viết của mình là đúng và thuyết phục khách hàng tin tưởng. Qua đó, thuyết phục họ mua hàng và thúc đẩy doanh số tăng trưởng.
- Email marketing: Tính năng cho phép bạn tạo email nhanh chóng chỉ với vài thao tác kéo thả đơn giản, đồng thời xây dựng nội dung, hình ảnh theo hướng data storytelling rồi gửi trực tiếp đến các đối tượng khách hàng mục tiêu của mình một cách dễ dàng.
Kết luận
Vậy là chúng ta vừa tìm hiểu xong data storytelling là gì, vai trò và những điều cần lưu ý khi kể chuyện bằng dữ liệu. Có thể nói, đây là một kỹ thuật vô cùng quan trọng mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng nên nắm giữ để truyền tải thông tin đến khách hàng nhanh chóng và chính xác nhất.