Công cụ

    Display name là gì? Sự khác nhau giữa app name và display name

    05/02/2024

    Trong quá trình tối ưu hóa cửa hàng ứng dụng (ASO), app name hay display name là những yếu tố quan trọng mà doanh nghiệp sẽ cần quan tâm để giúp ứng dụng trở nên chuyên nghiệp và thu hút hơn. Vậy app name và display name là gì? Cùng GoSELL tìm hiểu và phân biệt 2 khái niệm này ngay trong bài viết dưới đây.

    Display name là gì? Sự khác nhau giữa app name và display name

    App name là gì?

    Đầu tiên, app name là tên chính thức của một ứng dụng di động, xuất hiện trên trang sản phẩm của các cửa hàng ứng dụng như Google Play Store hoặc Apple App Store. App Name còn có thể được gọi với tên Title Name (tiêu đề ứng dụng) đối với các ứng dụng trên Apple App Store. Tóm lại, App Title hay App Name đều chỉ đến tên chính thức do nhà phát hành đặt cho ứng dụng.

    Tiêu đề ứng dụng thường có giới hạn 30 ký tự trên App Store và Google Play, thường bao gồm từ 1-4 từ và có thể chứa các ký tự đặc biệt. Vì vậy, nhà phát triển cần tối ưu hóa tiêu đề này sao cho ngắn gọn, dễ nhớ và chính xác. Nó nên phản ánh các đặc điểm chính của ứng dụng để thu hút người dùng tải và sử dụng ứng dụng.

    Display name là gì?

    Display name của một ứng dụng là tên hiển thị của ứng dụng đó trên màn hình chính của điện thoại hoặc trên các cửa hàng ứng dụng như App Store (cho iOS) hoặc Google Play Store (cho Android). Nó là tên mà người dùng nhìn thấy khi tìm kiếm và sử dụng ứng dụng, và cũng là tên xuất hiện dưới biểu tượng (app icon) của ứng dụng trên màn hình điện thoại.

    Display name có thể khác hoàn toàn so với App title (tiêu đề ứng dụng) mà nhà phát triển đặt cho ứng dụng trong quá trình phát triển. Display name thường được tối ưu để hấp dẫn và dễ nhớ cho người dùng và giúp ứng dụng thu hút sự chú ý và tải xuống.

    Display name là gì?

    Sự khác nhau giữ app name và display name là gì?

    Cụ thể, app name hay title name là tên chính thức của ứng dụng trên cửa hàng ứng dụng. Tiêu đề này thường rõ ràng và ngắn gọn trong độ dài dưới 30 ký tự. App name là cách giúp người dùng nhận biết và tìm kiếm ứng dụng một cách dễ dàng trên các cửa hàng ứng dụng.

    Trong khi đó, display name hay tên hiển thị là tên sẽ xuất hiện dưới biểu tượng của ứng dụng trên menu điện thoại của người dùng. Vì hệ điều hành sẽ cắt bất kỳ tên hiển thị nào dài hơn 11 đến 13 ký tự bằng dấu ba chấm. Do đó nhà phát triển sẽ chọn tên hiển thị ngắn gọn như là tên thương hiệu hoặc tên viết tắt của chúng. Display name có thể được đặt lại và thay đổi bởi người dùng để phù hợp với nhu cầu và sở thích cá nhân của họ.

    Có thể bạn quan tâm: Thiết kế app bán hàng chuyên nghiệp, tiết kiệm chi phí

    Ví dụ cụ thể về app name và display name là gì

    Để hiểu rõ hơn về sự khác nhau giữa tên ứng dụng và tên hiển thị, hãy cùng xem qua ví dụ cụ thể của ứng dụng đặt xe hàng đầu hiện nay – Grab. Trong khi tiêu đề đẩy đủ của ứng dụng trên App Store và Google Play Store là “Grab: Đặt xe & giao đồ ăn” thì tên hiển thị của ứng dụng này trên thiết bị di động của người dùng chỉ là Grab.

    Điều này cho thấy điểm khác biệt giữa app name và display name của một ứng dụng cụ thể. Ngoài ra, khi tối ưu hóa cửa hàng ứng dụng (ASO), bạn cũng cần thiết lập một số yếu tố khác như tiêu đề, phụ đề, mô tả ngắn cho ứng dụng.

    Việc đặt tên ứng dụng và tên hiển thị có quan trọng?

    Những lợi ích từ việc đặt app name và display name là gì? Việc đặt app name và display name đóng vai trò quan trọng hàng đầu trong việc hỗ trợ người dùng tìm kiếm ứng dụng một cách dễ dàng. Hơn nữa, đây còn là cách giúp doanh nghiệp có thể xây dựng thương hiệu một cách hiệu quả, góp phần không nhỏ tiếp cận khách hàng một cách tốt hơn trên thị trường.

    Việc đặt tên ứng dụng phù hợp có thể giúp doanh nghiệp:

    Gây ấn tượng ban đầu

    Tiêu đề ứng dụng giúp người dùng tạo được ấn tượng đầu tiên về ứng dụng. Một tiêu đề hấp dẫn và sáng tạo có thể khơi dậy sự tò mò và khích lệ người dùng khám phá thêm về ứng dụng.

    Xây dựng thương hiệu

    Tiêu đề ứng dụng là một phần quan trọng trong việc xây dựng và củng cố thương hiệu. Nó có thể phản ánh giá trị, sứ mệnh và đặc điểm độc đáo của ứng dụng, giúp người dùng nhận biết và nhớ về thương hiệu của bạn.

    Mô tả chính xác chức năng và lợi ích

    Một tiêu đề rõ ràng và chính xác có thể truyền tải thông tin về chức năng và lợi ích của ứng dụng. Nó giúp người dùng hiểu được ứng dụng của bạn giải quyết vấn đề gì và tại sao nên sử dụng nó.

    Tối ưu hóa tìm kiếm

    Tiêu đề ứng dụng cũng có tầm quan trọng trong việc tối ưu hóa cho cửa hàng ứng dụng (ASO). Bằng cách sử dụng từ khóa liên quan đến chức năng và lĩnh vực của ứng dụng, bạn có thể giúp ứng dụng của mình xuất hiện cao hơn trong kết quả tìm kiếm của các cửa hàng ứng dụng.

    Tạo sự tin cậy và chuyên nghiệp

    Một tiêu đề ứng dụng chất lượng và chuyên nghiệp gửi đi thông điệp rằng ứng dụng của bạn đáng tin cậy và chất lượng. Nó tạo lòng tin cho người dùng và có khả năng tăng tỷ lệ tải xuống và sử dụng ứng dụng.

    Tăng tỷ lệ chuyển đổi

    Tiêu đề ứng dụng có thể có tác động quan trọng đến quyết định của người dùng khi chọn tải xuống ứng dụng, từ đó đóng góp vào việc tăng tỷ lệ chuyển đổi của ứng dụng.

    Xem thêm: Top ý tưởng thiết kế giao diện app bán hàng đẹp

    Lưu ý khi đặt app name và display name trên cửa hàng ứng dụng

    Apple App Store

    Yêu cầu của Apple App Store đối với các ứng dụng mới đều khá nghiêm ngặt. Trong những tiêu chuẩn chất lượng mà họ đề ra, có các hướng dẫn cụ thể giúp bạn lựa chọn tên ứng dụng phù hợp. Hơn nữa, phụ đề ứng dụng xuất hiện dưới tiêu đề và có giới hạn 30 ký tự. Apple đã đưa ra những hướng dẫn sau đối với các nhà phát triển:

    • Phụ đề của ứng dụng cần tóm tắt một cách ngắn gọn về ứng dụng của bạn.
    • Hãy xem xét tên ứng dụng một cách cân nhắc để giải thích giá trị của ứng dụng. Nêu bật các tính năng hoặc cách sử dụng điển hình của ứng dụng phù hợp với đối tượng người dùng của bạn.

    Lưu ý khi đặt app name và display name trên cửa hàng ứng dụng

    Ngoài ra, App Store cũng cung cấp một trường từ khóa cho các nhà phát triển nhập danh sách từ khóa và các cụm từ khóa, được phân tách bằng dấu phẩy, để phù hợp với các tìm kiếm liên quan. Một số lưu ý khác khi đặt tên ứng dụng trên Apple App Store gồm:

    • Tránh mô tả chung chung, ví dụ như “ứng dụng số 1 Việt Nam”.
    • Sử dụng nội dung không phù hợp.
    • Giá cả hoặc các thuật ngữ trong mô tả.
    • Giới thiệu về ứng dụng khác.
    • Tên sản phẩm khó xác minh.

    Google Play Store

    Tương tự như Apple, Cửa hàng Google Play có giới hạn 30 ký tự đối với tên ứng dụng. Thay vì phụ đề, Google đưa ra tùy chọn thêm đoạn mô tả ngắn 80 ký tự để biết thêm thông tin về ứng dụng của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, bạn cũng cần tránh viết hoa toàn bộ các từ (trừ khi nó là một phần trong tên thương hiệu của bạn) cũng như tránh các ký tự đặc biệt lặp lại, các từ ngữ, không lành mạnh hoặc các emoji, emoticons trong tiêu đề ứng dụng.

    Tầm quan trọng của việc tối ưu ứng dụng

    Việc tối ưu app name hay display name là một phần trong quá trình tối ưu hóa cửa hàng ứng dụng. Việc tối ưu này sẽ giúp ứng dụng của doanh nghiệp nhận được các lợi ích như tăng thứ hạng và độ hiển thị trong cửa hàng ứng dụng, tăng lượt tải xuống, tiết kiệm chi phí quảng cáo, tiếp cận khách hàng tốt hơn và tăng doanh thu cho doanh nghiệp.

    Phần mềm quản lý bán hàng GoSELL hiện nay cho phép doanh nghiệp tối ưu hóa ứng dụng của mình thông qua việc thiết lập app name trong phần cài đặt của hệ thống. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng có thể sử dụng giải pháp GoAPP của GoSELL để tạo nên một app bán hàng chuẩn thương mại điện tử, tiếp cận với các thiết bị của khách hàng tốt hơn trên của Android lẫn IOS.

    Tạo App bán hàng chuẩn thương mại điện tử với giải pháp GoAPP của GoSELL

    GoAPP là giải pháp được cung cấp bởi phần mềm GoSELL cho phép doanh nghiệp thiết kế ứng dụng bán hàng với giao diện đa dạng, phù hợp với ngành nghề, mang thương hiệu riêng có mặt trên cả App Store, Google Play Store. Bên cạnh kho giao diện có sẵn, doanh nghiệp hoàn toàn có thể thêm code riêng để tạo nên giao diện ứng dụng đúng như yêu cầu mà ứng dụng muốn hướng đến.

    Ứng dụng bán hàng được thiết kế bởi GoAPP được tích hợp đầy đủ các phương thức thanh toán, vận chuyển cũng như tính năng quản lý bán hàng mà phần mềm GoSELL đang cung cấp. Đặc biệt, doanh nghiệp có thể quản lý app bán hàng của mình đồng bộ với các kênh, nền tảng bán hàng khác của mình như website, cửa hàng, sàn TMĐT, mạng xã hội một cách tối ưu và nhất quán.

    Tạo App bán hàng chuẩn thương mại điện tử với giải pháp GoAPP của GoSELL

    Về việc tối ưu app name và display name cho ứng dụng của mình, hệ thống của GoSELL hỗ trợ doanh nghiệp tùy chỉnh để phù hợp với thương hiệu của mình. Ngay trên giao diện quản lý của GoSELL, doanh nghiệp luôn có thể thiết lập tên ứng dụng giúp khách hàng dễ dàng ghi nhớ và mua sắm trên ứng dụng bán hàng của doanh nghiệp.

    Hơn nữa, GoAPP mang đến cho doanh nghiệp rất nhiều tính năng phân tích, tiếp thị hiệu quả trên ứng dụng bán hàng như tạo thẻ thành viên, áp dụng mã giảm giá, flash sale,… Ngoài ra, doanh nghiệp cũng có thể thúc đẩy các chiến dịch tiếp thị, nhắc nhở và duy trì mối quan hệ với khách hàng bằng cách gửi thông báo để đến thiết bị di động của khách hàng.

    Các giải pháp, tính năng hiệu quả của phần mềm quản lý bán hàng GoSELL

    Bên cạnh GoAPP, phần mềm quản lý bán hàng GoSELL còn cung cấp cho doanh nghiệp các giải pháp toàn diện khác giúp tối ưu quy trình bán hàng đa kênh bao gồm:

    • GoWEB: Thiết kế website bán hàng chuyên nghiệp, chuẩn thương mại điện tử một cách nhanh chóng và phù hợp.
    • GoPOS: Quản lý bán hàng tại quầy, lên đơn nhanh chóng, quản lý tồn kho chi tiết đến từng chi nhánh.
    • GoSOCIAL: Hỗ trợ bán hàng trên nền tảng mạng xã hội Facebook và Zalo. Đồng bộ tin nhắn, tạo kịch bản trả lời và tạo đơn hàng ngay khi chat.
    • GoLEAD: Tạo Landing Page chuyên nghiệp, giúp thu thập thông tin khách hàng và đẩy mạnh tỷ lệ chuyển đổi cũng như chốt Sales.
    • GoCALL: Hệ thống tổng đài ảo, giúp doanh nghiệp xây dựng đội ngũ telesales và chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp.

    Chưa dừng lại ở đó, doanh nghiệp cũng có thể sử dụng rất nhiều tính năng hiệu quả khác như quản lý đơn hàng, quản lý sản phẩm, khách hàng, quản lý chi nhánh,… hay các tính năng hỗ trợ marketing. Với các tính năng toàn diện của mình, GoSELL sẽ là người bạn đồng hành giúp doanh nghiệp quản lý bán hàng động bộ ở cả cửa hàng trực tiếp lẫn các nền tảng trực tuyến như website, app bán hàng, sàn TMĐT (Shopee, Lazada, GoMUA, TikTok Shop) hay các nền tảng mạng xã hội (Facebook, Zalo).

    Kết luận

    Bài viết trên chắc chắn đã giúp bạn nắm được app name và display name là gì. Việc tối ưu cả tiêu đề lẫn tên hiển thị sẽ giúp ứng dụng trở nên chuyên nghiệp hơn, dễ dàng được khách hàng, người dùng nhớ đến nhiều hơn, xây dựng thương hiệu doanh nghiệp.

    Kết nối với chúng tôi tại đây hoặc truy cập kênh youtube GoSELL VN để cùng thảo luận về những chủ đề hấp dẫn và cập nhật thông tin hữu ích.

    Bạn cũng có thể tìm hiểu về các khóa học đang diễn ra cũng như những thông tin và kiến thức bổ ích tại Go Academy hàng tuần qua đường link sau: https://goacademy.vn/

    Mọi nhu cầu tư vấn và và hỗ trợ về các dịch vụ của GoSell, xin vui lòng liên hệ qua email [email protected] hoặc hotline 02873030800.

    Đăng ký thành viên