Câu chuyện kinh doanh
7 Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp
Nâng cao hiệu quả trong kinh doanh là mong muốn của hầu hết các doanh nghiệp và được coi như vấn đề chủ chốt đối với các doanh nghiệp. Vậy làm thế nào để nâng cao hiệu quả kinh doanh?
Chú trọng vào các hoạt động Marketing
Trong thời đại kinh tế ngày càng phát triển ngày càng mạnh mẽ như hiện nay thì các hoạt động marketing là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Và nó cũng là cầu nối giúp doanh nghiệp đến gần với khách hàng hơn.
Chính vì vậy mà các doanh nghiệp cần chú trọng vào các hoạt động marketing và nghiên cứu thị trường. Doanh nghiệp có thể dựa trên các kết quả nghiên cứu để đưa ra các đánh giá, phân tích để đề xuất chiến lược. Marketing đạt hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường và tiêu thụ sản phẩm tốt hơn.
Bạn cần phải cho khách hàng biết về sự tồn tại của doanh nghiệp và chủ động tìm kiếm đến. Những chiến lược marketing mà bạn có thể ứng dụng để tối ưu hóa các chiến lược với chi phí thấp nhưng mang đến hiệu quả cao như:
- Triển khai chiến lược SEO cho website của doanh nghiệp.
- Xây dựng lòng tin và nhận thức của khách hàng thông qua các chiến lược về bài review trên các website và group cộng đồng.
- Doanh nghiệp nên thực hiện các chiến lược truyền thông trên các nền tảng mạng xã hội có khách hàng mục tiêu như: facebook, instagram, tiktok,…
Xem thêm: Marketing 0 đồng là gì? Những chiến lược marketing 0 đồng hiệu quả
Nâng cao hiệu quả kinh doanh với chính sách sản phẩm
Nhu cầu về tiêu dùng hàng hóa ngày càng nhiều với đa dạng các chủng loại khác nhau. Chính vì sự cạnh tranh khá lớn trên thị trường như vậy mà doanh nghiệp cần đưa ra những chính sách về sản phẩm phù hợp và mở rộng tuyến sản phẩm để đạt được một mục đích chính là tối đa lợi nhuận hóa.
Ngoài ra mục đích đưa ra các chính sách về sản phẩm chính là giúp doanh nghiệp sản xuất và bán ra những sản phẩm với số lượng lớn, đảm bảo về giá cả trên thị trường và chất lượng sản phẩm. Từ đó thì doanh nghiệp có thể mở rộng tiêu thụ và chắc chắn đem về lợi nhuận, nâng cao uy tín trên thị trường.
Để có thể xây dựng chính sách cho sản phẩm doanh nghiệp cần có quá trình nghiên cứu thị trường, phân tích vòng đời của sản phẩm, phân tích nhu cầu, tình hình cạnh tranh trên thị trường. Ngoài ra thì doanh nghiệp cũng cần chú ý đến các vấn đề về sản phẩm như:
- Không ngừng thay đổi mẫu mã, kiểu dáng, sản phẩm dựa trên nghiên cứu thị trường. Cần đảm bảo sản phẩm phù hợp với nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng.
- Tập trung vào các sản phẩm không chỉ đáp ứng được nhu cầu của thị trường khu vực mà còn là nhu cầu của nhiều cấp khác nhau.
- Chất lượng sản phẩm là yếu tố hàng đầu quyết định uy tín, định vị thương hiệu cho doanh nghiệp. Do đó, cần đảm bảo chất lượng sản phẩm luôn được phát triển theo hướng tích cực.
Xem thêm: Chính sách bán hàng là gì? Cách xây dựng chính sách bán hàng hiệu quả
Xây dựng chính sách về giá
Giá cả của sản phẩm không chỉ là yếu tố để tính toán mà nó còn là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến số lượng sản phẩm được tiêu thụ của doanh nghiệp. Mức giá của sản phẩm được quyết định dựa trên các yếu tố sau:
- Giá thành sản xuất sản phẩm.
- Các khoản thuế theo đúng với quy định của Nhà nước và Pháp Luật.
- Quan hệ cung cầu trên thị trường .
Bên cạnh đó, việc doanh nghiệp xây dựng chiến lược về giá cần phải gắn với từng giai đoạn và mục tiêu của doanh nghiệp, khu vực thị trường, khách hàng mục tiêu và chu kỳ sống của sản phẩm với các yếu tố như:
- Khi sản phẩm đang có vị trí vững chắc trên thị trường hoặc có chất lượng cao, doanh nghiệp cần đưa ra mức giá cao hơn so với thị trường đó.
- Khi doanh nghiệp có ý định xâm nhập thị trường và đề cao mục tiêu doanh số, cần đưa ra mức giá thấp hơn khi sản phẩm đang ở giai đoạn suy thoái.
- Mức giá thấp hơn cũng cần được áp dụng đối với những khách hàng thanh toán ngay. Mục đích là doanh nghiệp có thể thu hồi nhanh vốn lưu động.
Xem thêm: Chiến lược giá là gì? Top 6 chiến lược giá phổ biến nhất hiện nay
Nâng cao chất lượng đội ngũ nhân sự
Yếu tố con người rất quan trọng đối với các doanh nghiệp và là yếu tố quyết định sự thành công của doanh nghiệp trong suốt quá trình từ quản lý đến sản xuất và với bất kỳ chiến lược nào của doanh nghiệp cũng không thể thiếu đi yếu tố con người.
Với thời đại khoa học công nghệ ngày càng phát triển, vì vậy con người sẽ ứng dụng máy móc kỹ thuật vào sản xuất. Khi đó thì đòi hỏi những người công nhân cần có trình độ và hiểu biết để có thể vận hành những loại máy móc đó hiệu quả.
Chính vì vậy mà doanh nghiệp có thể tối ưu hóa bằng cách thuê đúng nhân viên cho doanh nghiệp. Vì khi tuyển dụng thêm nhân viên thì doanh nghiệp sẽ tốn kém thêm một khoản chi phí, nên nếu tuyển một nhân viên không thành thạo hoặc không đúng tiêu chí của doanh nghiệp sẽ gây tốn kém.
Ngoài ra, còn giúp giảm khả năng sa thải nhân viên trong tương lai. Điều này có thể mang lại phương thức tối ưu ngân sách khác. Với đội ngũ nhân viên chất lượng sẽ mang đến hiệu suất vượt trội. Do đó mà doanh nghiệp có thể mở những khóa đào tạo nhân viên để nâng cao hiệu quả làm việc.
Huy động vốn và có kế hoạch sử dụng vốn hiệu quả hơn
Trước khi tiến hành sản xuất kinh doanh thì doanh nghiệp cần chuẩn bị lượng vốn nhất định gồm:
- Vốn cố định
- Vốn lưu động
- Dòng vốn chuyên dùng khá
Doanh nghiệp có nhiệm vụ là tổ chức và huy động những loại vốn cần thiết cho quá trình kinh doanh, đồng thời doanh nghiệp cũng cần phân phối, quản lý và sử dụng nguồn vốn một cách hợp lý, vì trên thực tế là các doanh nghiệp hiện nay rất dễ gặp những vấn đề về vốn.
Vì vậy mà vốn góp phần rất lớn vào sự thành công hay thất bại và mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Để sử dụng vốn có hiệu quả, doanh nghiệp phải giải quyết tốt các công việc như thu hồi nợ từ các đơn vị khác và tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động trong kinh doanh vì:
Tổng doanh thu thuần = Vốn lưu động bình quân x hệ số luân chuyển
Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm
Chất lượng của sản phẩm chính là yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường, là yếu tố tạo dựng sự uy tín và phát triển về lâu dài cho doanh nghiệp.
Tăng chất lượng cho sản phẩm tương đương với việc tăng năng suất lao động xã hội, vì vậy doanh nghiệp cần xây dựng hệ thống giám sát và quản lý chất lượng sản phẩm giúp doanh nghiệp đảm bảo đầu ra của sản phẩm đạt đủ tiêu chuẩn, chất lượng. Như vậy mới có thể nâng cao hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp.
Sử dụng phần mềm quản lý doanh nghiệp
Với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học – kỹ thuật ở hiện tại mà việc ứng dụng công nghệ vào quản lý và sản xuất nhằm tăng hiệu quả, tính kinh tế ngày càng được triển khai rộng rãi. Ngành sản xuất với nhiều yêu cầu về quản trị, tuân thủ các tiêu chí, quy trình thì việc sở hữu một hệ thống quản lý toàn diện có ý nghĩa vô cùng to lớn.
Hai giải pháp quản lý cần thiết cho ngành sản xuất và bán lẻ là DMS (Distribution management system – Hệ thống quản lý kênh phân phối) và ERP (Enterprise Resource Planning – quản trị tổng thể doanh nghiệp). Với phần mềm quản trị bán hàng đa kênh GoSELL tích hợp giải pháp giúp quản trị DMS và ERP tối ưu nhất.
Quản lý DMS với giải pháp GoSELL
Với tính năng quản trị kênh phân phối, GoSELL sẽ giúp các nhà bán hàng xây dựng và quản lý hệ thống kênh phân phối dễ dàng hơn với các tính năng dưới đây:
- Xây dựng hệ thống tài khoản đại lý bán hàng giúp dễ dàng quản lý và theo dõi trên một nền tảng duy nhất.
- Cho phép theo dõi toàn bộ thông tin kho hàng, chuyển hàng một cách hiệu quả, tiết kiệm thời gian xử lý và kiểm tra.
- Quản lý chiết khấu đại lý bán hàng (tỷ lệ chiết khấu, loại chiết khấu,…) rõ ràng, chi tiết.
- Cho phép theo dõi chiết khấu đại lý bán hàng theo từng trạng thái (đã duyệt, bị từ chối, chờ thanh toán, đã chi trả) để dễ dàng thanh toán cho đại lý.
- Hiển thị thông báo khi chiết khấu đến từ đơn hàng có sản phẩm không thuộc về người bán, hạn chế gian lận từ đại lý.
- Quản lý toàn bộ đơn hàng của đại lý trên một hệ thống duy nhất, giúp giảm thiểu sai sót và tiết kiệm thời gian.
Kiểm soát quản trị tổng thể doanh nghiệp (ERP) cùng GoSELL
Quản lý bán hàng tại quầy
GoPOS là phần mềm quản lý bán hàng tại quầy số 1 hiện nay với hơn 10.000 cửa hàng đang sử dụng. Toàn bộ hoạt động bán lẻ của cửa hàng sẽ được xử lý gọn gàng chỉ trên một hệ thống quản lý duy nhất.
Quản lý đơn hàng
Người bán có thể theo dõi và xử lý thông tin đơn hàng đa chi nhánh, đa nền tảng cùng lúc, giúp tiết kiệm thời gian, tăng hiệu suất quản lý và đảm bảo đúng tiến độ đến tay người nhận.
Quản lý kho hàng
Giúp bạn kiểm soát, quản lý kho hàng chính xác số lượng để có kế hoạch hoặc thanh lý kịp thời. Trường hợp mỗi khi có giao dịch phát sinh, số lượng hàng hóa sẽ được tự động cộng/trừ ngay trên phần mềm.
Quản lý thông tin khách hàng
Giúp bạn nắm được số lượng khách hàng đã đăng ký, tạo tài khoản mua hàng và đặt hàng. Từ đó bạn biết được khách hàng tên gì, lịch sử mua hàng, đơn hàng gần nhất của họ,… Và tìm kiếm họ thông qua thanh tìm kiếm được tích hợp sẵn trên phần mềm bằng họ tên, email, số điện thoại, quét mã vạch khách hàng.
Việc quản lý thông tin khách sẽ thuận tiện cho việc phân nhóm khách hàng sau này, giúp bạn chăm sóc khách hàng và lên chiến lược marketing cho phù hợp.
Quản lý nhân viên
Quản lý nhân viên có quyền giới hạn quyền truy cập trong hệ thống, kiểm soát hiển thị với toàn bộ hoạt động của từng nhân viên tại nhiều chi nhánh. Đồng thời, theo dõi hoạt động của nhân viên, quản lý thời gian và năng suất làm việc của từng nhân viên dễ dàng.
Quản lý vận chuyển, thanh toán
Tích hợp sẵn với các đơn vị vận chuyển hàng đầu trong nước (Giao Hàng Nhanh, Giao Hàng Tiết Kiệm, AhaMove) và quốc tế.
Đa dạng hình thức thanh toán: Thẻ ATM, Thẻ tín dụng/ghi nợ (Visa, MasterCard, JCB), Ví điện tử (MoMo, ZaloPay), Chuyển khoản, COD hoặc thanh toán tại quầy cho dịch vụ.
Hỗ trợ báo cáo doanh thu
Hỗ trợ nhà bán hàng phân tích báo cáo doanh thu một cách chi tiết mọi lúc mọi nơi thông qua biểu đồ trực quan theo thời gian. Nhờ đó bạn có thể biết được số lượng sản phẩm bán ra, doanh thu đang xử lý,… để có chiến lược kinh doanh tốt hơn.
Marketing
Doanh nghiệp cũng dễ dàng tạo các chiến dịch để thu hút khách hàng bằng các công cụ được tích hợp sẵn như: gửi Email marketing đến khách hàng, tạo Landing page, tạo mã giảm giá, Flash sale,…
Trên đây là 7 biện pháp giúp nâng cao hiệu quả kinh doanh cho các doanh nghiệp, mong rằng qua bài viết này bạn cũng hiểu thêm về tầm quan trọng của ứng dụng công nghệ để nâng cao hiệu quả kinh doanh đạt hiệu quả hơn. GoACADEMY chúc bạn kinh doanh thành công!