Kinh doanh online

    Các bước đơn giản để lập kế hoạch kinh doanh cho doanh nghiệp

    26/03/2024

    Lập một kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh sẽ giúp doanh nghiệp có nền tảng vững chắc từ trước khi bắt đầu. Do đó, đây là quá trình quan trọng cần được quan tâm tuyệt đối. Hãy cùng xem qua các bước để lập kế hoạch kinh doanh hiệu quả sau đây.

    Các bước đơn giản để lập kế hoạch kinh doanh cho doanh nghiệp

    Kế hoạch kinh doanh là gì?

    Khái niệm

    Kế hoạch kinh doanh là một bản kế hoạch, chiến lược mô tả chi tiết hoạt động kinh doanh của công ty trong khoản thời gian sắp tới. Đó có thể là kế hoạch cho một tháng, một quý, một năm hay thậm chí là xa hơn nữa. 

    Kế hoạch kinh doanh sẽ đưa ra những ý tưởng, định hướng một chiến lược kinh doanh cụ thể. Cùng với đó, doanh nghiệp cũng có thể đánh giá được những hiệu suất, kết quả đạt được để linh hoạt có những sự thay đổi, đánh giá hiệu suất kinh doanh.

    Tại sao nên lập kế hoạch kinh doanh?

    Lập kế hoạch kinh doanh sẽ đóng vai trò rất lớn tạo nên sự phát triển và thành công của doanh nghiệp

    • Mô tả toàn bộ hoạt động kinh doanh: Lập một kế hoạch kinh doanh cụ thể sẽ giúp doanh nghiệp hình dung được bức tranh tổng thể của toàn doanh nghiệp. Đó bao gồm hoạt động kinh doanh có thể diễn ra như thế nào, những khó khăn nào cần giải quyết và sự phát triển có đúng với kế hoạch hay không. Hơn nữa với người quản lý có thể định hướng phát triển tốt hơn. Việc lập kế hoạch kinh doanh quyết định đến khả năng mở rộng chiến lược, tầm nhìn và mục tiêu của toàn bộ doanh nghiệp.
    • Theo dõi tiến độ kinh doanh: Kế hoạch kinh doanh chi tiết còn hỗ trợ việc theo dõi tiến độ kinh doanh hiệu quả. Từ đó, việc điều chỉnh kế hoạch sao cho phù hợp với từng giai đoạn sẽ dễ dàng hơn. Việc khắc phục nhanh chóng những vấn đề xảy ra luôn là ưu tiên hàng đầu được nhiều doanh nghiệp lựa chọn.
    • Tiết kiệm thời gian, công sức: Nếu không lập một kế hoạch kinh doanh cụ thể, doanh nghiệp sẽ luôn phải đưa ra những thay đổi cho từng giai đoạn. Điều đó sẽ lãng phí rất nhiều thời gian và công sức. Đó là lý do tại sao việc lập một kế hoạch hoàn thiện sẽ giúp bạn quản lý thời gian tốt hơn, không mất quá nhiều công sức.
    • Quản lý dòng tiền hiệu quả: Một bản kế hoạch kinh doanh tốt tất nhiên sẽ giúp doanh nghiệp quản lý dòng tiền hiệu quả. Điều này sẽ tạo ra ảnh hưởng không tốt đến việc quản lý dòng tiền. Một kế hoạch hoàn chỉnh sẽ giúp bạn nhìn ra được vấn đề và quản lý một cách dễ dàng hơn.

    Các quy tắc khi xây dựng kế hoạch kinh doanh

    Nội dung ngắn gọn, súc tích

    Đây là tiêu chí thiết yếu mà doanh nghiệp cần lưu ý trong quá trình lập kế hoạch kinh doanh. Không ai có hứng để đọc và phân tích một bản kế hoạch quá dài, lan man. Điều này sẽ khiến người đọc chán nản và không thể nắm được toàn bộ thông tin, hoặc tệ hơn là không thể thấy được những điểm mạnh của kế hoạch. 

    Hơn nữa, một bản kế hoạch kinh doanh rất dễ gặp phải những sai sót, dù là nhỏ nhất. Một kế hoạch ngắn gọn chắc chắn sẽ giúp người đọc dễ dàng phát hiện, bổ sung để giúp nó trở nên hoàn thiện hơn.

    Một kế hoạch kinh doanh cần được thể hiện một cách ngắn gọn và súc tích

    Nêu lên mục tiêu rõ ràng

    Bất kể một kế hoạch nào cũng cần phải có mục tiêu rõ ràng để định hướng, vạch rõ chiến lược mà cá nhân, doanh nghiệp mong muốn. Mục tiêu doanh nghiệp cũng giống như một kim chỉ nam giúp định hướng đường đi cho doanh nghiệp. Việc vạch ra mục tiêu rõ ràng trong kế hoạch kinh doanh sẽ giúp cả tập thể hướng về cái đích đã đặt ra, giúp doanh nghiệp đạt được thành công một cách nhanh nhất.

    Xem thêm: Cách thiết lập mục tiêu kinh doanh hiệu quả và toàn diện cho doanh nghiệp

    Phù hợp với các đối tượng khác nhau

    Một kế hoạch kinh doanh sẽ cần thích hợp với nhiều đối tượng khác nhau. Không chỉ dành cho những người đứng đầu, kế hoạch kinh doanh cũng nên giúp các đối tác, nhân viên, khách hàng tiếp cận một cách dễ dàng. 

    Mỗi một đối tượng sẽ có một cái nhìn khác nhau về bản kế hoạch, do đó, cách tốt nhất chính là dùng ngôn ngữ thật sự phù hợp. Hơn nữa, bạn cũng có thể bổ sung một bảng giải thích các thuật ngữ được dùng trong kế hoạch để người đọc thuận tiện nhất khi nhìn vào.

    Kế hoạch kinh doanh nên được thể hiện phù hợp với các đối tượng khác nhau 

    Xem thêm: Cách phân biệt khách hàng tiềm năng và khách hàng mục tiêu

    Các bước đơn giản để lập kế hoạch kinh doanh

    Bước 1: Tóm tắt điều hành

    Một bản tóm tắt điều hành là điều đầu tiên mà người lập kế hoạch kinh doanh sẽ cần thực hiện. Đây là bản giới thiệu và tóm tắt ngắn gọn về kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp. Nó sẽ thể hiện một cách chi tiết về doanh nghiệp của bạn, những khó khăn, vấn đề cần được giải quyết, thị trường mục tiêu kèm những đặc điểm nổi bật về tài chính.

    Đây sẽ là cơ sở để có nhà đầu tư, đơn vị cho vay xem xét và đánh giá về doanh nghiệp của bạn. Một bản tóm tắt chân thực và đầy đủ có thể sẽ thuyết phục được các đối tượng mong muốn, đưa ra những bước phát triển tiếp theo.

    Bước 2: Mô tả công ty

    Đây là nội dung quan trọng mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng cần có trong kế hoạch kinh doanh. Ở đây, công ty có thể phác thảo các sản phẩm, dịch vụ mà công ty cung cấp như: giá cả, tuổi thọ sản phẩm và lợi ích cho người tiêu dùng. Sau đây sẽ là một số nội dung mà bạn có thể đưa vào kế hoạch kinh doanh:

    • Cơ cấu kinh doanh (công ty sở hữu độc quyền, công ty hợp danh chung, công ty hợp danh hữu hạn hoặc công ty hợp nhất).
    • Ngành nghề của doanh nghiệp.
    • Mô hình kinh doanh. 
    • Tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị của doanh nghiệp. 
    • Thông tin cơ bản về doanh nghiệp hoặc lịch sử của doanh nghiệp.
    • Mục tiêu kinh doanh cả ngắn hạn và dài hạn.

    Bước 3: Sản phẩm và dịch vụ

    Các sản phẩm hoặc dịch vụ sẽ luôn là phần nổi bật trong hầu hết các kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp. Điều quan trọng là bạn cần phải cung cấp một phần nêu chi tiết chính về chúng cho những người quan tâm. 

    Nếu bạn bán nhiều mặt hàng, bạn có thể đưa thêm thông tin chung về từng dòng sản phẩm của mình. Còn nếu bạn chỉ bán một số ít, hãy cung cấp thông tin bổ sung chi tiết về từng loại sản phẩm để mọi người có thể hiểu rõ hơn. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng nên mô tả các sản phẩm mới sẽ ra mắt trong tương lai gần và bất kỳ tài sản trí tuệ nào bạn sở hữu.

    Doanh nghiệp nên cung cấp những thông tin chi tiết về sản phẩm và dịch vụ được cung cấp

    Bước 4: Phân tích thị trường

    Đây là lúc để doanh nghiệp thực hiện xác định và phân tích thị trường mà mình nhắm đến. Việc chọn một thị trường phù hợp để phát triển là điều cần thiết đối với bất kì một doanh nghiệp nào.

    Một thị trường thích hợp với đối tượng khách hàng tiềm năng đa dạng sẽ thúc đẩy hoạt động bán hàng của doanh nghiệp. Nên nhớ, việc chọn sai thị trường hoặc đúng thị trường nhưng sai thời điểm thì sẽ rất khó để đạt được mục tiêu kinh doanh đã đề ra.

    Bước 5: Xác định phân khúc khách hàng

    Muốn kinh doanh hiệu quả, bạn cần xác định đối tượng khách hàng cụ thể của mình là ai. Từ đó, bạn có thể biết được liệu sản phẩm, dịch vụ của bạn có thể đáp ứng được nhu cầu của khách hàng hay không.  

    Xem thêm: Phân khúc khách hàng là gì? Các phân khúc khách hàng phổ biến

    Bước 6: Chiến lược tiếp thị

    Tiếp thị là một phần không thể thiếu trong quá trình hoạt động và phát triển của doanh nghiệp. Mục đích quan trọng nhất của tiếp thị chính là giúp tiếp cận gần hơn với người tiêu dùng, thu hút và giữ chân khách hàng tiềm năng. 

    Một kế hoạch kinh doanh hoàn thiện cần bao hàm một chiến lược quảng cáo chi tiết. Lên các kế hoạch marketing cho từng thời điểm, lựa chọn các kênh, phương tiện truyền thông hiệu quả để cố gắng đạt được những mục tiêu đề ra.

    Tiếp thị là một phần không thể thiếu để giúp doanh nghiệp đến gần hơn với khách hàng của mình

    Bước 7: Quản lý hoạt động

    Kế hoạch kinh doanh cũng có cần phần mô tả chi tiết hoạt động thực tế của doanh nghiệp. Một số yếu tố cần chú ý đến như: nhân sự, thiết bị, hàng tồn kho, quy trình, tổ chức vận hành. Bên cạnh đó là các yếu tố khác liên quan đến hoạt động cốt lõi được yêu cầu để sản xuất sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn. 

    Bước 8: Lập kế hoạch tài chính

    Tài chính luôn là vấn đề quan trọng hàng đầu cần được quan tâm trong quá trình vận hành doanh nghiệp. Bất cứ công ty nào cùng cần phải đề cập đến ngân sách khi lập kế hoạch tài chính.

    Doanh nghiệp của bạn nên lập một kế hoạch tài chính với các chi phí dự kiến trong tương lai. Chi phí này bao gồm các chi phí liên quan đến nhân sự, sản xuất, tiếp thị hoặc bất cứ chi phí nào liên quan đến công việc kinh doanh.

    Bước 9: Phụ lục         

    Phụ lục ở đây bao gồm tất cả các tài liệu hỗ trợ phần còn lại của kế hoạch kinh doanh của bạn. Trong đó có bao gồm nhiều loại tài liệu khác nhau để đưa vào nội dung của báo cáo như: tài liệu hỗ trợ, tài liệu mật và một số tài liệu khác.

    Quản lý tối ưu hoạt động kinh doanh bán hàng cùng phần mềm quản lý bán hàng GoSELL

    Để tối ưu hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp luôn cần có một hoặc nhiều giải pháp được áp dụng xuyên suốt quá trình phát triển. Đối với các doanh nghiệp bán hàng đa kênh, điều này là đặc biệt quan trọng trong quá trình lập kế hoạch kinh doanh. Trong đó, phần mềm quản lý bán hàng GoSELL chính là giải pháp được không ít doanh nghiệp hướng đến. 

    Phần mềm quản lý bán hàng GoSELL chính là giải pháp hiệu quả để tối ưu hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

    Bộ công cụ hỗ trợ quản lý bán hàng và lập kế hoạch kinh doanh hiệu quả

    Hỗ trợ toàn diện quá trình bán hàng và quản lý bán hàng của doanh nghiệp, GoSELL sẽ là giải pháp mà các doanh nghiệp bán hàng đa kênh không thể bỏ qua. Doanh nghiệp có thể hoàn thiện kế hoạch kinh doanh của mình bằng việc sử dụng các sản phẩm của GoSELL bao gồm:

    • GoWEB: Thiết kế website bán hàng chuẩn thương mại điện tử chuyên nghiệp và nhanh chóng, với đầy đủ các tính năng hiện đại.
    • GoAPP: Tạo app bán hàng trên điện thoại, có mặt trên cả Android và iOS, giúp thu hút khách hàng quay lại mua sắm nhiều hơn.
    • GoPOS: Quản lý bán hàng tại quầy, lên đơn nhanh chóng, quản lý tồn kho chi tiết đến từng chi nhánh.
    • GoSOCIAL: Hỗ trợ bán hàng trên nền tảng mạng xã hội Facebook và Zalo. Đồng bộ tin nhắn, tạo kịch bản trả lời và tạo đơn hàng ngay khi chat.
    • GoLEAD: Tạo Landing Page chuyên nghiệp, giúp thu thập thông tin khách hàng và đẩy mạnh tỷ lệ chuyển đổi cũng như chốt Sales.
    • GoCALL: Hệ thống tổng đài ảo, giúp doanh nghiệp xây dựng đội ngũ telesales và chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp.

    GoSELL – “Giúp bạn bán hàng nhiều hơn” chắc chắn sẽ giúp quá trình vận hành kinh doanh của doanh nghiệp trở nên hiệu quả hơn. Đặc biệt, tính năng đồng bộ sản phẩm sẽ mang lại lợi ích tuyệt vời cho các doanh nghiệp kinh doanh đa kênh.

    Kết luận

    Trên đây là những bước cơ bản để lập kế hoạch kinh doanh hoàn thiện. Đối với các doanh nghiệp bán hàng, phần mềm quản lý GoSELL chắc chắn là mảnh ghép đang còn thiếu. Cùng GoACADEMY bán hàng và quản lý bán hàng nhiều hơn nhanh hơn và hiệu quả hơn.

    Kết nối với chúng tôi tại đây hoặc truy cập kênh youtube GoSELL VN để cùng thảo luận về những chủ đề hấp dẫn và cập nhật thông tin hữu ích.

    Bạn cũng có thể tìm hiểu về các khóa học đang diễn ra cũng như những thông tin và kiến thức bổ ích tại Go Academy hàng tuần qua đường link sau: https://goacademy.vn/

    Mọi nhu cầu tư vấn và và hỗ trợ về các dịch vụ của GoSell, xin vui lòng liên hệ qua email [email protected] hoặc hotline 02873030800.

    Đăng ký thành viên