Digital Marketing
Marketingtool là gì? Lợi ích khi sử dụng Marketingtool
Marketingtool là một trong những khái niệm được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực tiếp thị. Đây được xem như những công cụ hỗ trợ đắc lực giúp các thương hiệu quảng bá sản phẩm/ dịch vụ của mình đến khách hàng với chi phí tối ưu nhất. Trong bài viết hôm nay, GoACADEMY sẽ chia sẻ đến bạn tổng quan marketingtool và lợi ích của chúng. Cùng theo dõi nhé.
Marketingtool là gì?
Marketingtool là tổng hợp các công cụ tiếp thị được doanh nghiệp sử dụng trong quá trình nghiên cứu và triển khai các chiến lược quảng bá sản phẩm, dịch vụ và thương hiệu đến khách hàng.
Mỗi một chiến dịch tiếp thị thường có sự liên kết giữa doanh nghiệp với khách hàng, agency hay đối tác của họ. Từ social, email cho đến các nền tảng website đều có những công cụ để hỗ trợ quá trình làm việc được tự động hóa một cách tốt nhất.
Tuy nhiên, mục tiêu chung quan trọng nhất của các công cụ này là mang về càng nhiều khách hàng càng tốt hay đơn giản hơn là gia tăng doanh số bán hàng của doanh nghiệp. Do đó, hầu hết các doanh nghiệp thường sử dụng kết hợp nhiều marketingtool khác nhau nhằm tạo ra hiệu quả tối ưu cho các chiến dịch.
Những lợi ích khi sử dụng marketingtool
Các marketingtool ra đời mang đến sự trợ giúp rất lớn cho các nhà tiếp thị, có thể kể đến như:
Nâng cao khả năng tìm kiếm và tương tác với khách hàng
Nhờ các công cụ tiếp thị mà doanh nghiệp có thể dễ dàng khảo sát, thu thập phản hồi khách hàng để thấu hiểu nhu cầu và mong muốn của họ. Kết hợp phân tích thị trường, đối thủ cạnh tranh để tăng chuyển đổi bằng cách tiếp thị cá nhân hóa, cung cấp các sản phẩm, dịch vụ mà khách hàng quan tâm, chăm sóc khách hàng trung thành,…
Gia tăng doanh số bán hàng hiệu quả
Doanh số là một trong những yếu tố mà doanh nghiệp quan tâm nhất khi triển khai các chiến lược tiếp thị và bán hàng. Với sự hỗ trợ của marketingtool, doanh nghiệp sẽ tiếp cận với càng nhiều khách hàng hơn, dự đoán phản ứng của người mua đối với một chiến dịch tiếp thị, nhờ đó gia tăng tỷ lệ chuyển đổi khách hàng thành công, góp phần thúc đẩy doanh số bán hàng.
Tiết kiệm tối đa thời gian và chi phí cho các chiến dịch marketing
Hầu hết các công cụ marketing đều hỗ trợ thương hiệu xác định đúng đối tượng mục tiêu và kênh tiếp thị phù hợp. Từ đó điều chỉnh phạm vi quảng cáo, tiếp cận khách hàng, tiết kiệm thời gian, chi phí và công sức tiếp thị thủ công.
Phương pháp phân loại các marketingtool
Tùy theo mục đích sử dụng mà chúng ta có thể phân loại marketingtool thành các nhóm sau đây:
Công cụ phân tích website
Phân tích website hay kiểm tra các chỉ số hoạt động của website đóng vai trò vô cùng quan trọng trong các chiến lược marketing. Bởi lẽ, tất cả các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp đều sẽ được đăng tải trên website và đây cũng là kênh tiếp thị online hiệu quả nhất hiện nay.
Những số liệu phân tích trên website cung cấp cho doanh nghiệp một bức tranh tổng quát về các chỉ số như lưu lượng truy cập vào website, lượt xem chi tiết từng sản phẩm/ dịch vụ, tỷ lệ thoát trang, thời gian người dùng ở lại từng trang,… Từ đó, nắm bắt xu hướng thị trường cũng như nhu cầu của khách hàng mục tiêu, từ đó điều chỉnh các chiến lược tiếp thị tốt hơn.
Một số tools hỗ trợ doanh nghiệp trong việc phân tích website có thể kể đến như Google Analytics, Google Search Console, Similarweb, Ahrefs,…
Công cụ quản lý mạng xã hội
Bên cạnh website thì mạng xã hội cũng là một trong những kênh được các doanh nghiệp chú trọng để xây dựng mối quan hệ trực tuyến với khách hàng tiềm năng. Với sự phát triển thần tốc của các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Zalo, Instagram, Tiktok, Youtube,… bạn có thể dễ dàng đăng tải các bài viết nhằm công cấp thông tin về sản phẩm/dịch vụ của mình hay các lĩnh vực liên quan, chia sẻ hình ảnh và giải đáp thắc mắc đến khách hàng,…
Tất cả những điều đều nhằm mục đích chính là xây dựng một hồ sơ trực tuyến hoàn hảo cho doanh nghiệp, từ đó nâng cao kiến thức và gia tăng độ nhận diện thương hiệu với khách hàng.
Tối ưu hóa các công cụ tìm kiếm (SEO)
SEO là viết tắt của Search Engine Optimization (tối ưu hóa công cụ tìm kiếm) là một thuật ngữ được sử dụng khá nhiều trong lĩnh vực marketing. Mục đích của các công cụ này là hỗ trợ doanh nghiệp không ngừng cải thiện cấu trúc của trang web nhằm cải thiện thứ hạng trên trang kết quả của công cụ tìm kiếm (SERP).
Nhờ một số công cụ SEO như Google Trend, SEMRush, SEOQuake, Google Search Console,…. mà ngày nay, việc nâng cao hiệu quả hoạt động của trang web không phải trả tiền cũng như trải nghiệm người dùng trở nên đơn giản hơn rất nhiều.
Tiếp thị video
Theo nghiên cứu, khách hàng có xu hướng yêu thích xem video và tiếp nhận được nhiều thông từ đó hơn là một bài đăng thông thường. Đặc biệt, khi mà xu hướng mua sắm kết hợp giải trí (Shoppertainment) lên ngôi, người tiêu dùng ngày càng chú trọng vào trải nghiệm của họ hơn trong suốt hành trình mua sắm.
Điều này chứng minh rằng tiếp thị qua video có thể giữ chân và nâng cao độ tương tác với khách hàng tốt hơn. Hiện nay, có nhiều kênh tiếp thị hiệu quả mà doanh nghiệp có thể tận dụng để truyền tải nội dung đến khách hàng như Youtube, Tiktok, Facebook,…
Email marketing
Email marketing là một trong những hình thức tiếp thị mà các doanh nghiệp hay sử dụng để giới thiệu sản phẩm/ dịch vụ đến khách hàng, hỗ trợ xây dựng và duy trì mối quan hệ trung thành giữa khách hàng và doanh nghiệp.
Các công cụ hỗ trợ tiếp thị qua email như MailChimp, Hubspot, SendinBlue, Aweber,… sẽ giúp doanh nghiệp thu thập thông tin khách hàng, xây dựng nội dung email phù hợp và nhắm đúng đối tượng mục tiêu muốn hướng đến khi kết hợp với hệ thống CRM.
Xem thêm: Cách viết nội dung email marketing thu hút người đọc
Tiếp thị nội dung
Đây là một trong những hình thức được các doanh nghiệp sử dụng nhiều nhất hiện nay, kể cả trên website, mạng xã hội hay những phương tiện tiếp thị khác. Có thể nói, content là một trong những cầu nối tuyệt vời để thương hiệu gây dựng được niềm tin cũng như cung cấp được các giá trị cho khách hàng.
Doanh nghiệp có thể tạo ra những nội dung có giá trị để thu hút khách hàng, theo dõi và nghiên cứu phản hồi từ họ, từ đó điều chỉnh các nội dung của mình trên các nền tảng khác nhau. Một số công cụ hỗ trợ quá trình lên ý tưởng nội dung có thể kể đến như Tweriod, Semrush,Google Trend,… Bên cạnh đó, bạn cũng nên kết hợp sử dụng một số công cụ chỉnh sửa ảnh như Adobe Photoshop Elements, Canva, Corel PaintShop Pro,… để mang đến những nội dung hình ảnh tuyệt vời nhất cho khách hàng.
Trên thực tế, mỗi marketingtool sẽ đảm nhận một vai trò khác nhau trong lĩnh vực marketing. Nếu muốn triển khai tất các chiến lược đã kể trên thì đòi hỏi doanh nghiệp phải sử dụng nhiều công cụ khác nhau. Tuy nhiên, điều này có lẽ khá tốn kém chi phí và gây khó khăn trong công tác quản lý. Do đó, để giải quyết vấn đề này, bạn có thể sử dụng phần mềm quản lý bán hàng toàn diện GoSELL – giải pháp tích hợp “Tất cả trong một” với hơn 50 tính năng hỗ trợ từ quản lý bán hàng, chăm sóc khách hàng đến marketing.
GoSELL – Giải pháp tích hợp đầy đủ các công cụ bán hàng và tiếp thị hiệu quả cho doanh nghiệp
Có thể nói, GoSELL là một trong những phần mềm quản lý bán hàng thành công nhất hiện nay. Không chỉ cung cấp trọn bộ giải pháp hỗ trợ bán hàng đa kênh bao gồm:
- GoWEB: Thiết kế website thương mại điện tử nhanh chóng. phù hợp với đa dạng các ngành nghề khác nhau.
- GoAPP: Tạo app bán hàng mang thương hiệu của doanh nghiệp trên 2 hệ điều hành Android và iOS.
- GoPOS: Quản lý cửa hàng truyền thống hiện đại và chuyên nghiệp, xây dựng quy trình lên đơn hàng, quản lý sản phẩm, hàng tồn kho,… dễ dàng.
- GoLEAD: Tạo landing page với kho giao diện đa dạng, phù hợp với nhiều ngành nghề, tăng lưu lượng truy cập và tỉ lệ chuyển đổi hiệu quả.
- GoSOCIAL: Tăng tốc bán hàng trên Facebook và Zalo, nhắn tin và lên đơn trực tiếp cho khách hàng ngay trên khung chat.
- GoCALL: Xây dựng đội ngũ Telesales CSKH chuyên nghiệp, tăng khả năng chốt đơn và nâng cao doanh thu với hệ thống tổng đài ảo.
Mà giải pháp GoSELL còn cung cấp hơn 50 tính năng hỗ trợ doanh nghiệp trong quá trình:
Đồng bộ quản lý bán hàng đa kênh
- Quản lý sản phẩm: Quản lý sản phẩm theo nhiều phương thức như mã SKU, mã vạch, mã IMEI và theo mã seri.
- Quản lý kho hàng: Theo dõi được biến động hàng hóa để đáp ứng đầy đủ nhu cầu hàng hóa cho khách hàng, hạn chế thất thoát doanh thu.
- Kiểm soát toàn bộ đơn hàng: Theo dõi và xử lý thông tin đơn hàng đa chi nhánh, đa nền tảng cùng lúc, giúp tiết kiệm thời gian, tăng hiệu suất quản lý.
- Quản lý nhà cung cấp: Theo dõi danh sách đơn vị cung cấp hàng hóa bao gồm: Tình trạng hàng hóa, quá trình nhập hàng, lịch sử chuyển hàng,…
- Đa chi nhánh: Kiểm soát toàn bộ quá trình vận hành hàng hóa từ nhập hàng, chuyển hàng, kiểm kho và tổng kết báo cáo theo từng chi nhánh.
- Quản lý nhân viên: Giới hạn quyền truy cập trong hệ thống, kiểm soát hiển thị với toàn bộ hoạt động của từng nhân viên tại nhiều chi nhánh.
Phân tích hành vi, xu hướng của khách hàng mục tiêu
- Quản lý khách hàng: Lưu trữ và quản lý thông tin khách hàng từ nhiều kênh khác nhau, hỗ trợ phân nhóm khách hàng cho từng chiến dịch kinh doanh, tiếp thị hiệu quả.
- Google Analytics: Xây dựng bức tranh toàn cảnh về các hoạt động của cửa hàng online (trên cả Website và App).
- Google Tag Manager: Giúp doanh nghiệp đo lường và theo dõi hiệu suất hoạt động của cửa hàng online (Website và App) một cách dễ dàng.
- Facebook Pixel: Theo dõi hành vi và thu thập dữ liệu người dùng, đồng thời đo lường hiệu suất trong quá trình chạy Facebook Ads.
Nâng cao khả năng tương tác và tỷ lệ chuyển đổi khách hàng
- Blog: được tích hợp trong cửa hàng trực tuyến, cho phép truyền tải những kiến thức hữu ích hay thông tin về sản phẩm / dịch vụ đến khách hàng.
- SEO: Tối ưu hóa nội dung website, nâng cao vị trí hiển thị trên các công cụ tìm kiếm.
- Email marketing: Tạo các thông điệp gửi đến chính xác đối tượng mục tiêu muốn tiếp cận, nhắc nhở khách hàng nhớ đến thương hiệu và sản phẩm/dịch vụ.
- Tạo landing page: Thu thập dữ liệu khách hàng tiềm năng, dẫn dắt khách hàng thực hiện mục tiêu chuyển đổi, hỗ trợ quá trình truyền thông hiệu quả
Thu hút khách hàng tiềm năng, thúc đẩy doanh thu hiệu quả
- Tạo mã giảm giá: Tạo các mã giảm giá cho họ theo nhiều hình thức khác nhau, nhằm kích thích nhu cầu mua sắm của khách hàng.
- Tạo giá bán sỉ: Thu hút khách hàng mua hàng với số lượng lớn, thu về nguồn lợi nhuận bền vững và nhanh chóng mở rộng thị trường.
- Flash sale: Tạo không giới hạn chiến dịch Flash Sale bán hàng theo ngày và linh hoạt điều chỉnh sản phẩm, số lượng hàng sale.
Theo dõi mức độ hoàn thành mục tiêu kinh doanh
- Phân tích báo cáo: Dễ dàng theo dõi và đo lường được hiệu quả kinh doanh của mình trong từng khoảng thời gian nhất định.
- Sổ quỹ: Tạo và quản lý các hoạt động thu chi, lưu trữ, sắp xếp và tìm kiếm giao dịch nhanh chóng, theo dõi biến động dòng tiền trong doanh nghiệp.
Kết luận
Trong thời đại công nghệ phát triển như hiện nay, việc sử dụng marketingtool được cho là giải pháp tối ưu nhằm triển khai các chiến lược tiếp thị online hiệu quả. Thông qua đó, bạn có thể dễ dàng lựa chọn kênh tiếp thị phù hợp, tiếp cận đúng đối tượng mục tiêu, góp phần hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao tính cạnh tranh trên thị trường. Với những thông tin trên, GoACADEMY hy vọng bạn có thể lựa chọn đúng công cụ lý tưởng cho các dự án và chiến dịch của mình. Chúc các bạn thành công!