Câu chuyện kinh doanh

    Năng lực cốt lõi là gì? Cách xác định năng lực cốt lõi trong kinh doanh

    21/11/2023

    Để có chỗ đứng vững chắc trên thương trường trong bối cảnh cạnh tranh đầy khốc liệt như ngày nay, doanh nghiệp cần tập trung vào năng lực cốt lõi. Vậy năng lực cốt lõi là gì và làm thế nào để xác định được năng lực cốt lõi của doanh nghiệp? Hãy cùng GoACADEMY tìm câu trả lời trong bài viết này.

    Năng lực cốt lõi là gì? Cách xác định năng lực cốt lõi trong kinh doanh

    Tổng quan về năng lực cốt lõi

    Năng lực cốt lõi (Core Competencies) là công việc xác định các sản phẩm/dịch vụ, kỹ năng cũng như khả năng mang đến lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp trên thị trường. 

    Việc xác định năng lực cốt lõi của doanh nghiệp bao gồm: các sản phẩm cốt lõi và các lợi thế cạnh tranh hấp dẫn nhất. Đây được xem là chiến lược kinh doanh quan trọng, nhằm chứng minh giá trị của doanh nghiệp với khách hàng mới lẫn khách hàng lâu năm.

    Khi đã xác định được năng lực của doanh nghiệp, lúc này, bạn đã có thể bắt đầu xây dựng danh tiếng cho doanh nghiệp. Đồng thời, thực hiện các chiến dịch marketing và thu hút thêm khách hàng mới để doanh nghiệp ngày một phát triển. Bên cạnh đó, năng lực cốt lõi gồm có các đặc điểm chủ yếu:

    • Sở hữu những lợi thế vượt trội và không dễ dàng bị đánh bại bởi đối thủ.
    • Cung cấp khả năng tiếp cận nhiều loại thị trường khác nhau.
    • Cung cấp giá trị vượt trội đến người tiêu dùng.

    Tổng quan về năng lực cốt lõi

    Điển hình như Honda, Core Competencies của họ là khả năng thiết kế và sản xuất động cơ có độ bền cao, giúp tiết kiệm nhiên liệu tối đa. Những khả năng này đã tạo ra lợi thế cạnh tranh vượt trội cho họ trong các lĩnh vực kinh doanh ô tô, xe máy, xe cắt cỏ và máy phát điện. Cũng vào thời điểm đó, không có một công ty nào có thể sánh được với Honda về khả năng độc đáo này.

    Các tiêu chí để đánh giá năng lực cốt lõi của doanh nghiệp

    Trong phần tiếp theo sau đây, GoACADEMY sẽ chỉ ra các tiêu chí đánh giá năng lực cốt lõi của doanh nghiệp. Cụ thể:

    Các tiêu chí để đánh giá năng lực cốt lõi của doanh nghiệp

    Mang lại giá trị vượt trội

    Một doanh nghiệp muốn phát triển bền vững thì doanh nghiệp đó cần phải mang lại giá trị cho khách hàng. Tuy nhiên, giá trị này phải là những giá trị có thể gây ấn tượng và khiến khách hàng nhớ đến doanh nghiệp của bạn lâu hơn.

    Năng lực sẽ đạt giá trị cao nếu chúng cho phép doanh nghiệp khai thác các cơ hội mới và đối phó với những áp lực từ sự biến động của thị trường. Song, chúng cũng sẽ hỗ trợ tổ chức giá tăng giá trị và thu hút nhiều sự quan tâm của đối tượng mục tiêu hơn.

    Nhưng hầu hết các doanh nghiệp ngày nay dường như chỉ tập trung vào việc làm thế nào để tối ưu chi phí tốt nhất. Dĩ nhiên, tối ưu chi phí là điều cần làm, nhưng doanh nghiệp cần dồn tâm huyết của mình vào việc mang lại giá trị tuyệt vời để vượt mặt đối thủ.

    Song song đó, nhu cầu người tiêu dùng thay đổi liên tục, nên bạn cũng cần thường xuyên xem xét giá trị của năng lực hiện tại để cải tiến theo từng giai đoạn. Nếu không, thì các năng lực này sẽ bị lỗi thời và dần đi vào lãng quên.

    Xem thêm: Các phương pháp nâng cao giá trị thương hiệu cho doanh nghiệp

    Có tính quý hiếm

    Tiêu chí kế tiếp giúp năng lực cốt lõi của doanh nghiệp được đánh giá cao, đó là sự quý hiếm. Các tài nguyên, năng lực chỉ tồn tại ở một hoặc một vài doanh nghiệp sẽ mang đến khả năng cạnh tranh mạnh mẽ hơn.

    Tuy nhiên, khi có nhiều công ty cùng phát triển một năng lực, sự cạnh tranh gay gắt sẽ khiến không có công ty nào thực sự đạt doanh thu vượt trội. Vì vậy, doanh nghiệp cần trả lời các câu hỏi sau:

    • Liệu có bao nhiêu tổ chức đã và đang có được năng lực này?
    • Các sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp có thể trở nên khác biệt hơn không?

    Không thể bắt chước và thay thế

    Việc bắt chước hoặc sao chép có thể xảy ra một trong hai cách sau: bắt chước một cách trực tiếp các tài nguyên, hoặc cung cấp những sản phẩm/dịch vụ tương đồng. Dù xảy ra theo cách nào, thì một năng lực sẽ không được xem là Core Competencies thực sự khi đối thủ của doanh nghiệp có thể sao chép dễ dàng. Do đó, năng lực cần phải thỏa mãn đặc điểm khó sao chép, không dễ dàng bị bắt chước hoặc nhân bản.

    Cách giúp doanh nghiệp xác định năng lực cốt lõi trong kinh doanh hiệu quả

    Khi đã nắm rõ tổng quan và các đặc điểm của năng lực cốt lõi, sau đây GoACADEMY sẽ gợi ý đến bạn các cách xác định Core Competencies trong kinh doanh hiệu quả. Cụ thể:

    Xem lại sứ mệnh của doanh nghiệp

    Bước đầu tiên trong việc xác định năng lực cốt lõi của doanh nghiệp mà bạn cần làm là xem lại sứ mệnh và việc tuyên bố tầm nhìn. Sau khi xem xét những mục tiêu quan trọng, bạn sẽ có ý tưởng và định hướng rõ ràng cho tương lai của doanh nghiệp.

    Xác định lý do vì sao khách hàng chọn doanh nghiệp

    Bước kế tiếp, người lãnh đạo và đội ngũ nhân viên cần xác định lý do vì sao khách hàng chọn doanh nghiệp. Chẳng hạn như doanh nghiệp có đang sở hữu dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt? Chất lượng sản phẩm đang giữ vị trí thế nào trong ngành hàng? Hoặc vì sao khách hàng chọn mua sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp thay vì đối thủ của doanh nghiệp?

    Những câu hỏi trên sẽ giúp bạn làm sáng tỏ các năng lực trọng tâm nhất. Ngoài ra, nếu bạn muốn duy trì lượng khách hàng cũ và gia tăng thêm lượng khách hàng mới. Thì bạn có thể kết hợp sử dụng công cụ như:

    Xác định lý do vì sao khách hàng chọn doanh nghiệp

    Quản lý dữ liệu chăm sóc khách hàng

    Tính năng quản lý khách hàng của GoSELL sẽ giúp bạn lưu trữ và quản lý toàn bộ thông tin khách hàng từ nhiều kênh (từ cửa hàng truyền thống, cho đến website, app, Facebook, Zalo, Tiktok Shop, Shopee, Lazada, GoMUA,…).

    Dựa vào các thông tin thu thập được, bạn có thể phân nhóm theo các tiêu chí (như sở thích, giới tính, tuổi tác,…) để chăm sóc và áp dụng chiến dịch marketing phù hợp. Đồng thời, dễ dàng phân tích khách hàng dựa vào hoạt động (mua hàng, hoặc không mua hàng), hoặc phân tích theo thành phố/quốc gia, giới tính khách hàng.

    Song, để cải thiện và nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng, bạn có thể phân bổ nhân viên chịu trách nhiệm quản lý mỗi khách hàng để cung cấp dịch vụ tốt nhất đến từng khách hàng. Toàn bộ lịch sử chăm sóc khách hàng của nhân viên sẽ được lưu lại chi tiết để bạn tiện theo dõi.

    Nếu bạn kinh doanh trên các kênh website, app, Facebook, Zalo, Tiktok Shop, Shopee, Lazada, GoMUA,… Tính năng cũng hỗ trợ:

    • Thống kê số lượng khách hàng đã truy cập vào các kênh theo thời gian thực.
    • Thống kê số lượng khách hàng chưa có đơn hàng, đã mua hàng, hoặc chưa hoàn thành đơn hàng trong khoảng thời gian bạn thiết lập.
    • Tất cả thống kê số lượng khách hàng đã trở thành thành viên của cửa hàng.

    Đặc biệt, để giữ chân khách hàng hiệu quả, tính năng cho phép thiết lập hình thức tích điểm cho khách hàng thành viên theo từng mức khác nhau. Bạn có thể cài đặt các ưu đãi, chiết khấu, giảm giá tương ứng với mỗi cấp bậc thành viên.

    Thiết lập chương trình khách hàng thân thiết

    Bạn có thể sử dụng tính năng khách hàng thân thiết để mối quan hệ giữa doanh nghiệp của bạn với khách hàng thêm bền chặt hơn. Tính năng sẽ giúp bạn tạo nhiều cấp độ khách hàng thành viên và tích lũy điểm thưởng.

    Điều này sẽ kích thích hành vi mua sắm của khách hàng, nâng cao chất lượng dịch vụ và duy trì lòng trung thành từ họ. Nhờ đó gia tăng doanh số và quảng bá thương hiệu hiệu quả.

    Lên kế hoạch gửi thông điệp đến khách hàng

    Thông điệp ở đây có thể lời cảm ơn sau khi mua hàng, thông báo thăng hạng thành viên, thông báo kèm ưu đãi,… Nhằm giúp khách hàng nhớ đến doanh nghiệp và trở lại mua hàng. Bạn có thể sử dụng các công cụ:

    • Email Marketing: hỗ trợ tạo các thông điệp gửi đến chính xác đối tượng mục tiêu bạn muốn tiếp cận, nhắc nhở khách hàng nhớ đến thương hiệu và sản phẩm/dịch vụ của bạn. Đồng thời, cải thiện các chiến dịch tiếp thị nhằm đẩy mạnh doanh thu hiệu quả.
    • Thông báo đẩy: hỗ trợ gửi các thông điệp của doanh nghiệp đến khách hàng thông qua App. Với sự hỗ trợ của tính năng này, bạn có thể dễ tiếp cận với khách hàng, giữ chân khách hàng cũ, nâng cao nhận diện thương hiệu, và gia tăng doanh số bán hàng nhanh chóng.

    Lên kế hoạch tung mã giảm giá

    Để xây dựng các chương trình khuyến mãi nhằm khuyến khích khách hàng mua sắm, GoSELL còn hỗ trợ một số tính năng:

    • Tạo mã giảm giá: hỗ trợ tạo và đề xuất mã giảm giá trong giỏ hàng sản phẩm/dịch vụ của khách hàng, giúp quá trình thanh toán và mua hàng diễn ra suôn sẻ hơn.
    • Tính năng Flash Sale: cho phép tạo chiến dịch flash sale bán hàng theo ngày không giới hạn và tùy chỉnh sản phẩm, số lượng hàng sale linh hoạt. Mang lại trải nghiệm mua sắm hấp dẫn, tạo thói quen săn deal sản phẩm cho khách hàng.

    Tìm hiểu thêm mã giảm giá: Vũ khí marketing hiệu quả trong kinh doanh online

    Xem xét năng lực cốt lõi ở hiện tại

    Để xác định Core Competencies trong kinh doanh, ngoài sản phẩm/dịch vụ – bạn cũng nên thực hiện các khảo sát nội bộ để ra năng lực quan trọng. Bằng cách tự đánh giá những lợi thế của bản thân, bạn sẽ có thêm góc nhìn và có dữ liệu đa dạng để đối chiếu, so sánh với câu trả lời của khách hàng, đối tác hoặc nhân viên.

    Ngoài ra, bạn có thể sử dụng tính năng quản lý nhân viên để theo dõi, kiểm soát từng hoạt động, cũng như quản lý năng suất làm việc của họ. Thông qua đó, bạn có thể xem toàn bộ số lượng nhân viên và khối lượng công việc của từng người.

    Tính năng cũng sẽ hiển thị tên nhân viên vào đơn hàng giúp bạn nhận biết hiệu suất làm việc thực tế của họ và đánh giá hiệu quả công việc của từng nhân viên bán hàng một cách minh bạch. Sau đó cập nhật top nhân viên có doanh thu bán hàng tốt để bạn dễ dàng xác định được Core Competencies thực sự.

    So sánh với tiêu chí năng lực cốt lõi

    Khi đã thiết lập xong các năng lực cốt lõi của doanh nghiệp, bạn hãy tiến hành so sánh chúng với các tiêu chí mà GoACADEMY đã đề cập ở phần trên. Nếu có một năng lực đáp ứng tất cả tiêu chi: hiếm có, không thể sao chép và mang đến giá trị vượt trội thì đó chính là Core Competencies mà doanh nghiệp nên theo đuổi.

    Vừa rồi GoACADEMY đã giải đáp giúp bạn khái niệm và cách xác định năng lực cốt lõi trong kinh doanh. Hy vọng qua bài viết này, bạn sẽ hiểu rõ về Core Competencies và biết cách áp dụng chúng sao cho thật hiệu quả. Đừng quên tiếp tục theo dõi các bài viết tại GoACADEMY, để việc cập nhật kinh nghiệm mới không bị gián đoạn bạn nhé.

    Kết nối với chúng tôi tại đây hoặc truy cập kênh youtube GoSELL VN để cùng thảo luận về những chủ đề hấp dẫn và cập nhật thông tin hữu ích.

    Bạn cũng có thể tìm hiểu về các khóa học đang diễn ra cũng như những thông tin và kiến thức bổ ích tại Go Academy hàng tuần qua đường link sau: https://goacademy.vn/

    Mọi nhu cầu tư vấn và và hỗ trợ về các dịch vụ của GoSell, xin vui lòng liên hệ qua email [email protected] hoặc hotline 02873030800.

    Đăng ký thành viên