Kinh doanh online
Nhượng quyền thương hiệu là gì? Các hình thức nhượng quyền thương hiệu phổ biến
Nhượng quyền thương hiệu là một thuật ngữ có thể không hề xa lạ với mọi người khi hình thức này được áp dụng rất phổ biến trong ngành F&B tại Việt Nam. Hoạt động nhượng quyền từ các thương hiệu thức ăn nhanh lớn của nước ngoài như KFC, McDonald’s, Burger King, Jollibee … cho đến các thương hiệu nội địa như Highland Coffee, Trung Nguyên, Milano … Vậy nhượng quyền thương hiệu là gì? Các hình thức nhượng quyền phổ biến hiện nay là gì? Cùng GoAcademy tìm hiểu qua bài viết sau.
Nguồn gốc của nhượng quyền thương mại
Thông thường khi mọi người nghĩ về sự khởi đầu của nhượng quyền, họ nghĩ công ty đầu tiên đó là McDonald’s. Nhưng nhượng quyền có nguồn gốc lâu đời hơn là gã khổng lồ thức ăn nhanh này.
Khái niệm nhượng quyền thương mại thời hiện đại được nhiều người tin rằng bắt nguồn từ những năm 1850 với Isaac Singer. Singer đang tìm cách phân phối máy may của mình ra bên ngoài khu vực quản lý trực tiếp của mình, nhưng anh cũng muốn hướng dẫn khách hàng cách sử dụng máy may đúng cách.
Vì không thể ở nhiều nơi cùng một lúc, anh ấy bắt đầu bán giấy phép kinh doanh sản phẩm của mình cho các doanh nhân được lựa chọn ở các vùng khác nhau của đất nước. Chiến thuật kinh doanh này được chứng minh là tiền thân của hợp đồng nhượng quyền thương mại hiện tại.
Nhượng quyền thương hiệu là gì?
Theo Hiệp hội nhượng quyền thương mại quốc tế (IFA), nhượng quyền thương mại được định nghĩa là:
“Mối quan hệ hợp đồng giữa bên nhượng quyền và bên nhận quyền, trong đó bên nhượng quyền cung cấp hoặc có nghĩa vụ duy trì mối quan tâm liên tục đối với hoạt động kinh doanh của bên nhận quyền trong các lĩnh vực như bí quyết và đào tạo. Trong đó bên nhận quyền hoạt động dưới một tên thương mại, định dạng, loại hình thông thường do bên nhượng quyền sở hữu hoặc kiểm soát. Bên nhận quyền đã hoặc sẽ đầu tư vốn đáng kể vào công việc kinh doanh của mình từ nguồn lực riêng của mình.”
Đơn giản, nhượng quyền là quyền hoặc giấy phép được cấp bởi một công ty (bên nhượng quyền) cho một cá nhân hoặc nhóm (bên nhận quyền) để tiếp thị sản phẩm hoặc dịch vụ của mình trong một lãnh thổ hoặc khu vực cụ thể.
Như vậy các cá nhân, tổ chức nhận nhượng quyền được sử dụng tên/thương hiệu sản phẩm, dịch vụ của bên nhượng quyền trong một khoảng thời gian nhất định kèm theo một khoản chi phí nào đó. Các khoản phí nhượng quyền và các điều kiện hỗ trợ kèm theo… thường được quy định rõ ràng trong hợp đồng ký kết với bên nhượng quyền thương hiệu.
Nhượng quyền hoạt động như thế nào?
Trong thiết lập kinh doanh nhượng quyền, bên nhận quyền sẽ trả phí nhượng quyền, đầu tư tiền bạc và nhân sự để được đổi lấy quyền truy cập vào hệ thống kinh doanh, được chia sẻ bí quyết và kinh nghiệm của bên nhượng quyền. Bằng cách này, các bên nhận quyền có thể giảm rủi ro thất bại, tăng cơ hội thành công khi bắt đầu kinh doanh. Đó là một cách để các bên nhận quyền tránh được một phần đáng kể thời gian và tiền bạc phải bỏ ra để phát triển một ý tưởng kinh doanh.
Mặt khác đối với bên nhượng quyền, bằng cách cấp phép kinh doanh cho hệ thống của mình và cam kết hỗ trợ cho các bên nhận quyền, bên nhượng quyền cho phép mình có cơ hội mở rộng sang các lĩnh vực mà họ có thể gặp khó khăn khi mở rộng nếu không có thêm tiền và nhân lực.
Để thành công với tư cách là chủ sở hữu nhượng quyền thương mại, bất kể loại hình nhượng quyền thương mại bạn chọn là gì, bạn phải có khả năng tuân theo các hướng dẫn, cẩm nang hoạt động (operations manual) và vận hành doanh nghiệp theo các hướng dẫn được cung cấp. Nếu việc tuân theo một kế hoạch kinh doanh đã được sắp xếp trước không phù hợp với bạn, thì hình thức doanh nghiệp nhượng quyền có thể không phù hợp dành cho bạn.
Các hình thức nhượng quyền thương hiệu phổ biến
Sau đây là phân loại các hình thức nhượng quyền thương hiệu phổ biến trên thế giới.
Nhượng quyền mô hình kinh doanh (business format franchise)
Hình thức nhượng quyền mô hình kinh doanh là loại hình nhượng quyền thương hiệu phổ biến nhất và thường được nhắc đến khi nói về nhượng quyền thương mại.
Hình thức nhượng quyền này có thể phân làm 2 loại:
Mô hình nhượng quyền kinh doanh toàn diện (full business format franchise)
Đây là hình thức nhượng quyền trọn gói. Bên nhận quyền kinh doanh được sử dụng nhãn hiệu của bên nhượng quyền, nhưng quan trọng hơn, họ có được toàn bộ hệ thống để vận hành doanh nghiệp và tiếp thị sản phẩm hoặc dịch vụ. Bên cung cấp nhượng quyền sẽ bàn giao và cho phép bên nhận nhượng quyền được sử dụng về:
- Hệ thống nhận diện thương hiệu: logo, màu sắc, kiểu dáng thiết kế, trang trí cửa hiệu.
- Sản phẩm/dịch vụ: toàn quyền sử dụng và buôn bán các sản phẩm, hỗ trợ mua sắm trang thiết bị, vật dụng.
- Bí quyết công nghệ kinh doanh/sản xuất: được nắm các công thức nấu ăn, công thức pha chế, bí quyết công nghệ, bí quyết kinh doanh, sản xuất …
- Hệ thống quản lý: được hỗ trợ hệ thống vận hành quản lý như cẩm nang điều hành, chiến lược, mô hình kinh doanh, quy trình bán hàng, tiếp thị, chăm sóc khách hàng, quản lý nhân sự … Ngoài ra còn có thể được tư vấn chọn địa điểm mặt bằng, đào tạo huấn luyện nhân viên. Hỗ trợ chi phí thiết kế mặt bằng, chi phí tiếp thị …
Thông thường, bên nhượng quyền sẽ phải trả 2 khoản phí là phí hoạt động (hàng tháng/năm) và phí nhượng quyền ban đầu.
Bên nhượng quyền sẽ đưa ra một kế hoạch và quy trình chi tiết về hầu hết mọi khía cạnh của hoạt động kinh doanh, tiếp thị, cung cấp đào tạo và hỗ trợ ban đầu và liên tục về sau này.
Mô hình nhượng quyền kinh doanh không toàn diện (non-business format franchise)
Nhượng quyền theo mô hình kinh doanh không toàn diện nghĩa là chỉ nhượng quyền một phần của nào đó ví dụ như nhượng quyền về sử dụng hình ảnh thương hiệu, sản phẩm hoặc công thức nấu ăn, pha chế, tiếp thị. Với hình thức nhượng quyền này, bên nhượng quyền thường không can thiệp nhiều vào khâu quản lý, vận hành với bên nhận nhượng quyền.
Nhượng quyền sản phẩm (hoặc phân phối)
Nhượng quyền thương mại sản phẩm (product or distribution franchise) dựa trên mối quan hệ giữa nhà cung cấp và đại lý, trong đó bên nhận quyền phân phối các sản phẩm của bên nhượng quyền. Bên nhượng quyền cấp phép nhãn hiệu của mình nhưng thường không cung cấp cho bên nhận quyền một hệ thống toàn bộ để vận hành công việc kinh doanh của họ.
Nhượng quyền sản phẩm chủ yếu giải quyết các sản phẩm lớn, chẳng hạn như ô tô và phụ tùng sửa chữa ô tô, máy bán hàng tự động, máy tính, xe đạp, thiết bị gia dụng, v.v. Nhượng quyền phân phối sản phẩm chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng doanh thu bán lẻ của doanh nghiệp.
Một số thương hiệu phân phối sản phẩm nổi tiếng là Exxon, Texaco, GoodYear Tires, Ford, Chrysler, John Deere và các nhà sản xuất ô tô khác. Đôi khi bên nhượng quyền cấp phép không chỉ phân phối mà còn là một phần của quá trình sản xuất, giống như trường hợp của các nhà sản xuất nước giải khát Coca-Cola và Pepsi.
Nhượng quyền đầu tư (Investment Franchise)
Thông thường, đây là những dự án nhượng quyền có quy mô lớn, đòi hỏi vốn đầu tư lớn như khách sạn, nhà hàng. Với hình thức này, bên nhận quyền sẽ đầu tư tiền vào công ty nhượng quyền, qua đó đội ngũ quản lý của họ được tham gia vào đội ngũ của bên nhượng quyền để vận hành công việc kinh doanh. Như vậy bên nhận nhượng quyền sẽ có sự can thiệp vào việc điều hành kinh doanh của bên nhượng quyền. Sau đó họ thu hồi vốn và thu được lợi nhuận từ khoản đầu tư của họ khi tham gia nhượng quyền.
Nhượng quyền công việc (job franchise)
Thông thường, đây là hình thức nhượng quyền thương mại tại nhà hoặc vốn đầu tư thấp được thực hiện bởi một người muốn bắt đầu và điều hành một doanh nghiệp nhượng quyền nhỏ một mình. Bên nhận nhượng quyền thường phải mua thiết bị tối thiểu, lượng hàng có hạn và đôi khi là cả phương tiện, xe bán hàng.
Ví dụ như ở Việt Nam, nhiều công ty cà phê nhượng quyền cho phép một người có thể làm chủ, sở hữu công việc kinh doanh với số vốn bỏ ra thấp, từ 50 triệu. Người mua nhượng quyền phải mua thiết bị, máy pha cà phê, cà phê, trà, sữa và các vật dụng pha chế cũng như mua xe đẩy từ nhà cung cấp nhượng quyền.
Ở nước ngoài thì có một loạt các dịch vụ đa dạng và phong phú thuộc nhóm nhượng quyền này. Chẳng hạn như đại lý du lịch, xe bán cà phê, dịch vụ chăm sóc bãi cỏ, hệ thống ống nước, vệ sinh cống rãnh, vệ sinh thương mại và gia đình, sửa chữa và phụ kiện điện thoại di động, dịch vụ bất động sản, dịch vụ vận chuyển, sửa chữa hồ bơi, tổ chức sự kiện cho công ty, dịch vụ dành cho trẻ em, v.v.
Nhượng quyền chuyển đổi (Conversion Franchise)
Nhượng quyền chuyển đổi là sự bổ sung và sửa đổi các hình thức nhượng quyền tiêu chuẩn. Nhiều hệ thống nhượng quyền phát triển bằng cách chuyển đổi các doanh nghiệp độc lập trong cùng ngành thành các đơn vị nhượng quyền. Các bên nhận quyền được sử dụng nhãn hiệu, các chương trình tiếp thị và quảng cáo, hệ thống đào tạo và các tiêu chuẩn phục vụ khách hàng quan trọng.
Bên nhượng quyền trong mô hình này có tiềm năng tăng trưởng rất nhanh về số lượng đơn vị/cửa hàng và thu nhập đến từ phí nhượng quyền (royalty fee). Ví dụ về các ngành sử dụng rộng rãi hình thức nhượng quyền chuyển đổi là môi giới bất động sản, shop bán hoa, công ty dịch vụ chuyên nghiệp, dịch vụ gia đình như hệ thống ống nước, thợ điện, điều hòa không khí, v.v.
Các lợi ích đối với nhượng quyền thương hiệu
Sau đây là những ưu điểm và lợi ích của nhượng quyền thương hiệu.
Giảm thiểu rủi ro khi kinh doanh
Các thương hiệu muốn nhượng quyền thường có thị phần và tên tuổi trên thị trường. Do đó bên nhận nhượng quyền sẽ được tiếp cận nhóm khách hàng sẵn có của thương hiệu. Từ đó giảm thiểu rủi ro thất bại trong kinh doanh cũng như giảm chi phí xây dựng thương hiệu. Thay vào đó chỉ cần tập trung vào vận hành kinh doanh cho thật tốt.
Tiếp cận các chương trình đào tạo
Nhiều nhà nhượng quyền cũng cung cấp các cơ hội đào tạo liên tục để người nhận quyền có thể hưởng lợi từ những phát triển mới trong ngành nhượng quyền. Các đào tạo này có thể là về quy trình quản lý, bán hàng, phục vụ khách hàng, tiếp thị … dành cho người nhận nhượng quyền trước khi họ mở cửa kinh doanh.
Hưởng lợi khi vay tiền
Trong một số trường hợp, những trở ngại đối với việc vay tài chính có thể được giảm bớt. Người cho vay hoặc ngân hàng sẽ tính đến kinh nghiệm và uy tín của bên nhượng quyền khi quyết định có cho vay tiền hay không.
Được tư vấn miễn phí
Khi có vấn đề phát sinh, bên nhượng quyền có thể có các hỗ trợ kỹ thuật và tư vấn, đưa ra lời khuyên cho người nhận quyền từ đội ngũ chuyên viên có trình độ, kinh nghiệm.
Có thể mua hàng, nguyên vật liệu với giá rẻ hơn
Bên nhượng quyền thường cung cấp một số hoặc tất cả các sản phẩm, nguyên vật liệu cần thiết cho hoạt động kinh doanh của bên nhận quyền. Sản phẩm có thể được mua từ các nhà cung cấp đáng tin cậy và do mua hàng với số lượng lớn, nên giá sẽ được chiết khấu theo số lượng và nhiều ưu đãi hơn thông thường.
Hỗ trợ quảng cáo và tiếp thị
Nhiều bên nhượng quyền sẽ hỗ trợ các hoạt động tiếp thị, quảng bá cho các nhà nhận quyền. Các văn phòng công ty nhượng quyền thương mại thường thực hiện nghiên cứu tiếp thị, nghiên cứu thị trường, điều này dẫn đến việc nhắm mục tiêu tốt hơn và quảng cáo hiệu quả hơn.
Dễ dàng rút khỏi thị trường
Nếu bên nhận quyền muốn bán công việc kinh doanh của mình ở một số giai đoạn, bên nhượng quyền có thể giúp tìm người mua mới (thường có tính phí) và hỗ trợ các thỏa thuận cần thiết. Điều này trái ngược với việc chủ doanh nghiệp độc lập phải giám sát từng bước của quy trình.
Chất lượng được đảm bảo
Các chuỗi cửa hàng nhượng quyền thường được giám sát rất chặt chẽ về chất lượng, để đảm bảo chất lượng đồng đều giữa các chi nhánh. Họ cố gắng cung cấp cùng một công thức nấu ăn, pha chế, cùng loại nguyên liệu, thành phần cho sản phẩm cũng như cung cách phục vụ. Tất cả nhằm tạo ra trải nghiệm đồng nhất về chất lượng bởi vì chỉ cần 1 cửa hàng có chất lượng kém sẽ ảnh hưởng danh tiếng chuỗi các cửa hàng còn lại của thương hiệu.
Hãy nghiên cứu về công ty mà bạn đang cân nhắc trở thành một phần của họ. Kiểm tra sự thành công của bên nhượng quyền và danh tiếng của họ trước khi ký hợp đồng.
Xem thêm: Top 5 nhượng quyền thương hiệu F&B Hot nhất hiện nay
GoSELL, giải pháp quản lý chuyên nghiệp cho các cửa hàng nhượng quyền
Như vậy qua bài viết trên bạn đã tìm hiểu nhượng quyền thương hiệu là gì? những hình thức nhượng quyền phổ biến nhất hiện nay. Để thành công khi nhượng quyền, ngoài chọn đúng thương hiệu và đối tác, bạn còn cần các công cụ quản lý chuỗi cửa hàng chuyên nghiệp. Việc sử dụng các phần mềm công nghệ vào quản lý các cửa hàng là điều cần thiết không gì phải bàn cãi.
GoSELL là giải pháp giúp quản lý các chuỗi cửa hàng nhượng quyền hiệu quả. GoSELL có thể giúp bạn:
- Quản lý cửa hàng truyền thống với hệ thống quét mã vạch và kết nối thiết bị ngoại vi (máy POS cầm tay, máy in, đầu đọc thẻ …)
- Tạo website thương mại điện tử với đầy đủ tính năng hỗ trợ bán hàng, tiếp thị và chăm sóc khách hàng.
- Tạo app bán hàng mang thương hiệu của doanh nghiệp
- Quản lý bán hàng qua mạng xã hội Facebook và Zalo
- Thiết kế landing page để thu thập thông tin khách hàng
- Tạo tổng đài ảo để chăm sóc khách hàng và bán hàng.
Những tính năng nổi trội
Ngoài ra GoSELL còn có hơn 40 tính năng giúp quản lý chuỗi cửa hàng dễ dàng và nhanh chóng. Bạn có thể tạo mã vạch sản phẩm, in và dán mã vạch lên sản phẩm và sử dụng điện thoại thông minh hoặc máy POS cầm tay để đẩy nhanh quá trình thanh toán tại quầy, gia tăng trải nghiệm và sự hài lòng của khách hàng.
GoSELL áp dụng đa dạng hình thức thanh toán hiện đại và nhiều hình thức vận chuyển. Bạn dễ dàng theo dõi được tình trạng đơn hàng và quản lý tồn kho chính xác theo thời gian thực. Hơn thế nữa, người quản lý có thể dễ dàng tạo đơn chuyển hàng tồn giữa các chi nhánh với nhau, đảm bảo cung cấp đủ hàng hóa cho khách hàng.
Cửa hàng của bạn dễ dàng tạo các ưu đãi như tạo mã giảm giá, miễn phí vận chuyển, flash sale, bán hàng công nợ. Trên GoSELL còn giúp bạn chăm sóc khách hàng khi có thể phân nhóm khách hàng theo hành vi, sở thích, lịch sử mua sắm. Các dữ liệu, thông tin cá nhân của người mua đều được lưu chính xác vào hệ thống CRM để gọi điện, chăm sóc hoặc tiếp thị lại. Bạn cũng dễ dàng tạo chương trình tích lũy điểm thưởng, tạo cấp bậc thành viên cho các khách hàng trung thành, qua đó tăng mức độ hài lòng của khách hàng.