Digital Marketing
Retargeting là gì và các hình thức retargeting phổ biến trong năm 2021
Retargeting (quảng cáo bám đuôi) là gì? Đây thực chất là hình thức tiếp thị lại dựa trên hành vi khách hàng tiềm năng mà bạn thu thập được. Khi người dùng, khách hàng ghé thăm website của bạn, mọi hoạt động của họ đều được ghi lại trên cookie. Thông qua mạng lưới mà bạn có, các quảng cáo của bạn sẽ được hiển thị và theo đuổi họ ở bất cứ đâu trên Internet.
Việc này không những làm tăng độ nhận biết về thương hiệu bạn, mà còn khuyến khích họ quay trở lại trang và có các hành động kế tiếp. Khi khách hàng thực hiện hành vi mà bạn mong muốn, tức là bạn đạt được chuyển đổi thành công.
Site Retargeting là gì?
Đây là hình thức tiếp thị lại cơ bản nhất, quảng cáo sẽ được hiển thị với các khách hàng đã rời khỏi website của bạn mà chưa thực hiện hành vi chuyển đổi. Người bán hàng đặt cookie vào trình duyệt của những người đã ghé thăm, và hiển thị quảng cáo khi họ đi sang các website khác. Phương thức này chú trọng vào việc lôi kéo người dùng trở lại trang web của mình.
Dynamic Retargeting là gì?
Đây là một hình thức được nâng cấp từ Site Retargeting. Quảng cáo được tạo tự động và chú trọng về sản phẩm, dịch vụ mà khách hàng có thể đang quan tâm. Việc cá nhân hóa dựa trên dữ liệu về nhu cầu của khách khiến hiệu suất quảng cáo cao hơn. Tăng khả năng được nhấp vào và tăng tỷ lệ chuyển đổi cho người bán hàng.
Email Retargeting là gì?
Email là kênh marketing tăng tỷ lệ chuyển đổi hiệu quả nhất. 67% những nhà marketers vẫn xem đây là kênh tiềm năng gắn kết với khách hàng. Email không chỉ thích hợp quảng cáo mà còn là công cụ tuyệt vời để retargeting.
Tương tự như cơ chế của Site Marketing, phương pháp này cho phép bạn theo dấu và tiếp thị lại với người dùng đã mở email. Một cookie sẽ được gắn vào trình duyệt khi họ mở mail và hiển thị quảng cáo khi họ đang lướt web. Tuy nhiên, theo một nghiên cứu cho thấy, có đến 80% email quảng cáo không được mở, và vậy là chiến dịch này có thể đi vào ngõ cụt. Hãy cẩn trọng khi thiết lập các chiến dịch và đảm bảo email của bạn đủ hấp dẫn để khách hàng mở xem nhé.
CRM Retargeting là gì?
Với phương án này, người kinh doanh chỉ cần tận dụng thông tin của khách hàng có sẵn trong hệ thống CRM (quản lý thông tin khách hàng) để tiến hành retargeting.
Thường đây là thông tin về email của khách, tuy nhiên nó khác với phương pháp trên ở chỗ, danh sách này bao gồm những khách hàng tiềm năng, khách hàng cũ. Và đặc biệt CRM cũng lưu trữ nhiều thông tin về thói quen, nhu cầu của khách, nên việc lựa chọn nội dung để retargeting cũng cụ thể và hiệu suất cao hơn.
Remarketing lists for search ads (RLFSA)
RLFSA là danh sách tiếp thị lại dành cho quảng cáo trên kết quả tìm kiếm. Nhắc đến kết quả tìm kiếm, tức là đang nói đến công cụ tìm kiếm phổ biến nhất hiện nay – Google. Để tiến hành được bạn cần phải kết nối Google Ads.
Marketers sẽ sử dụng danh sách khách hàng mình cần tiếp thị lại và dùng Google Ads để giúp họ quảng bá. Tuy nhiên, thay vì hiển thị banner, hình thức này chỉ hiển thị text ads, tức link dẫn đến website và mô tả về sản phẩm, dịch vụ của bạn.
Search retargeting
Search retargeting là một hình thức hoàn toàn khác với các phương án kể trên. Điểm chung của các cách trên đều dựa trên hành vi của khách hàng trong quá khứ, truy cập website, mở xem email, xem sản phẩm, dịch vụ… Search retargeting sẽ không quan tâm đến những điều đó. Nó sẽ nhắm đến những khách hàng đang tìm kiếm những từ khóa có liên quan đến sản phẩm mà bạn đang kinh doanh.
Ví dụ: Bạn đang kinh doanh giày thể thao nam nữ, những người tìm từ khóa giày thể thao, giày nam, giày nữ, mua giày… sẽ được xem quảng cáo dẫn về website của bạn. Với cách làm này, bạn có thể mở rộng phạm vi tiếp cận khách hàng. Đối tượng mà bạn có thể tiếp cận là tất cả người dùng internet và đang có nhu cầu về sản phẩm của bạn ngay thời điểm hiện tại. Như vậy, khả năng thu hút khách hàng và tăng tỷ lệ chuyển đổi sẽ cao hơn.
Social media retargeting
Đúng như tên gọi của nó, đây là hình thức retargeting được thực hiện trên nền tảng mạng xã hội khi khách hàng đã ghé trang nhưng chưa thực hiện chuyển đổi.
Để dễ hình dung, hình thức này khá giống với Site retargeting, nếu Site retargeting sẽ giúp bạn tiếp thị lại hiệu quả hơn với khách hàng truy cập website, thì Social media retargeting sẽ làm việc tương tự trên nền tảng mạng xã hội.
Retargeting liên kết giữa Facebook và website là gì?
Nếu mỗi hình thức trên chỉ giới hạn trên một nền tảng nhất định, và bạn muốn liên kết chúng để có thêm thông tin từ nhiều kênh, thì hãy vận dụng cách sau.
Hãy hình dung bạn vừa có website bán hàng vừa có trang bán hàng trên Facebook (dạng Fanpage). Bạn muốn quảng cáo trên Facebook nhưng hiện fanpage chưa có nhiều lượt ghé thăm và chưa có nhiều dữ liệu về khách hàng mục tiêu. Trong khi đó website của bạn lại thu hút nhiều lượt ghé thăm nhưng chưa có hành động chuyển đổi. Bạn muốn tiếp thị lại các khách hàng này trên FB để tăng khả năng tương tác và chốt đơn. Facebook Pixels ra đời để thực hiện các nhiệm vụ này.
Cách nhúng mã Facebook Pixel vào website đôi khi sẽ cần can thiệp từ kỹ thuật, nhưng nếu bạn đang sử dụng nền tảng quản lý bán hàng GoSELL, mọi việc đều trở nên đơn giản.
Nền tảng quản lý của GoSELL sẽ giúp bạn quản lý web lẫn app bán hàng của bạn, đồng thời giúp bạn gắn mã Facebook Pixel vào web, app một cách đơn giản: chỉ cần mở tính năng Facebook Pixel và nhập mã, hệ thống sẽ thay bạn xử lý phần còn lại.
GoSELL cũng hỗ trợ nhiều tính năng giúp bạn hiểu được retargeting là gì? Sử dụng tốt không chỉ trên mạng xã hội, mà còn trên công cụ tìm kiếm (Google Analytics), gửi Email đến đối tượng mục tiêu marketing (Email Marketing)… Sử dụng sản phẩm của GoSELL, công việc quản lý, marketing và bán hàng đều trở nên nhanh chóng và dễ dàng, đặt nền tảng cho việc phát triển kinh doanh và tăng trưởng doanh thu trong tương lai.