Digital Marketing

    ROAS là gì? Cách tối ưu chi phí ROAS cho doanh nghiệp

    17/01/2024

    Thực hiện các chiến dịch quảng cáo là một phần không thể thiếu với các doanh nghiệp lớn nhỏ hiện nay. Mặc dù mang đến nhiều lợi ích, tuy nhiên chi phí cho quảng cáo luôn là những vấn đề làm doanh nghiệp đau đầu.  Ở đó, ROAS là được xem như là một chỉ số đánh giá mức độ thành công của chiến dịch quảng cáo đó so với chi phí đã bỏ ra. Vậy ROAS là gì? Cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.

    ROAS là gì? Cách tối ưu chi phí ROAS cho doanh nghiệp

    ROAS là gì?

    ROAS là thuật ngữ được viết tắt của cụm từ Return On Ad Spend, được hiểu như là chỉ số để đánh giá tỷ lệ hoàn vốn từ chiến dịch quảng cáo của doanh nghiệp. Đây là một trong những chỉ số được doanh nghiệp quan tâm hàng đầu hiện nay bởi nó mang lại cho doanh nghiệp một cái nhìn tổng quan về kết quả các chiến dịch tiếp thị của mình. Cụ thể, ROAS đảm nhận nhiệm vụ giúp cho doanh nghiệp có thể kiểm nghiệm và tính toán được độ hiệu quả của các chiến dịch quảng cáo, để khắc phục và tối ưu cho các chiến dịch kế đến.

    Để nắm được tỷ lệ hoàn vốn, doanh nghiệp cần áp dụng công thức ROAS sau khi kết thúc chiến dịch quảng cáo. Là một công thức đơn giản, doanh nghiệp có thể tính tỷ lệ ROAS bất cứ khi nào. Nó được tính bằng tổng doanh thu đến từ chiến dịch quảng cáo chia cho tổng chi phí mà doanh nghiệp đã mất cho chiến dịch này. 

    Lấy một ví dụ cụ thể, doanh nghiệp của bạn bỏ ra 1.000.000đ để chạy một chiến dịch quảng cáo trong vòng 2 tuần và thu về doanh thu là 3.000.000đ. Áp dụng công thức ở trên thì bạn sẽ có được tỷ lệ ROAS là 3/1. 

    ROAS là gì?

    Chỉ số ROAS là không đủ

    Sau khi đã áp dụng công thức trên, bạn có thể thấy chỉ số ROAS càng cao thì doanh nghiệp của bạn càng có doanh thu cao hơn sau mỗi chiến dịch quảng cáo. Đây có thể là cơ sở để theo dõi mức độ hiệu quả của chiến dịch quảng cáo, từ đó đưa ra quyết định về việc có tiếp tục chiến dịch hiện tại. Bên cạnh đó, chỉ số ROAS cũng cho phép doanh nghiệp tham chiếu và cân nhắc những sửa đổi trong các chiến dịch quảng cáo tiếp theo của mình.

    Tuy vậy, bạn cũng có thể nhận ra rằng ROAS là chỉ số thể hiện tỉ lệ giữa doanh thu có được trên chi phí quảng cáo. Mà đối với một quy trình kinh doanh, chỉ số quan trọng nhất vẫn phải là lợi nhuận có được. Do đó, chỉ số ROAS cao thì doanh thu có thể cao nhưng nếu chi phí phải bỏ ra cũng cao theo thì lợi nhuận vẫn sẽ thấp. 

    Do đó chỉ số ROAS không phải là tất cả để đánh giá lợi nhuận của doanh nghiệp. Bạn sẽ cần kết hợp nó với chỉ số ROI (Return on Investment – lợi tức đầu tư hay tỷ lệ lợi nhuận ròng trên tổng chi phí đầu tư) để có được những nhận xét đúng đắn nhất về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

    Có thể bạn quan tâm: Quảng cáo thành công dựa trên các chỉ số nào?

    Những lưu ý quan trọng về chỉ số ROAS của doanh nghiệp

    Các tham số được sử dụng để tính toán ROAS là rất nhiều, các tham số này cũng biến động không ngừng và bao gồm nhiều mục khác nhau. Đặc biệt là với chi phí dành cho các hoạt động quảng cáo trên nền tảng kỹ thuật số, chỉ số (CPA, CPC) thường biến đổi và có sự chênh lệch tùy theo thời gian. Chính vì vậy mà bạn cần nắm được đầy đủ các khoản chi phí bỏ ra có thể tính toán được chỉ số ROAS chính xác nhất.

    Những lưu ý quan trọng về chỉ số ROAS của doanh nghiệp

    Bên cạnh đó, việc nắm được liệu chỉ số ROAS là bao nhiêu thì tốt cho doanh nghiệp của mình cũng là một điều quan trọng. Tuy vậy, do đặc điểm của từng doanh nghiệp là khác nhau, không có một tiêu chí nào cụ thể để đánh giá chỉ số ROAS hiệu quả. Phần lớn các doanh nghiệp hiện nay đều chỉ chấp nhận chỉ số ROAS từ 4/1 trở lên. Tức là 1 đồng quảng cáo cần phải sinh ra ít nhất 4 đồng doanh thu thì mới có thể cân nhắc đó là một chiến dịch quảng cáo mang về hiệu quả ổn.

    Đối với những doanh nghiệp lớn, chỉ số ROAS sẽ cần nằm ở mức 11/1 thì mới có thể duy trì được lợi nhuận doanh nghiệp. Con số này có thể sẽ còn cao hơn với các doanh nghiệp nhỏ và vừa và thấp hơn với các doanh nghiệp kinh doanh online. Tùy theo chiến dịch mà các doanh nghiệp đang triển khai mà có cả các doanh nghiệp chỉ cần ROAS 3/1 là đã có thể phát triển tốt.

    Cách tối ưu chỉ số ROAS cho doanh nghiệp

    Chỉ số ROAS thấp là một trong những dấu hiệu không hề tốt đối với các doanh nghiệp hiện nay. Do đó, các biện pháp cải thiện và tối ưu ROAS là rất cần thiết. Dưới đây sẽ là một số cách để gia tăng chỉ số ROAS cho doanh nghiệp:

    Tối ưu nội dung quảng cáo

    Nội dung của mẫu quảng cáo là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến việc khách hàng có chú ý đến doanh nghiệp của bạn hay không. Chính vì vậy mà khi chỉ số ROAS thấp, nội dung của bài quảng cáo chính là yếu tố đầu tiên mà doanh nghiệp cần phải xem xét và tối ưu. 

    Có nhiều cách để nội dung mẫu quảng cáo của bạn trở nên thu hút và tạo điểm nhấn đến với khách hàng. Tuy nhiên, tính cụ thể và rõ ràng luôn là điều được đánh giá cao nhất. Đừng mang đến một nội dung quảng cáo tâng bốc hay PR quá lố, thay vào đó, những con số cụ thể chắc chắn sẽ giúp khách hàng cảm thấy hứng thú hơn. Bạn cũng đừng quên bản thân mẫu quảng cáo phải hấp dẫn, thú vị thì người đọc mới chú ý đến nó. Hãy sử dụng các câu hỏi gợi tính tò mò, banner hấp dẫn và các CTA tăng khả năng chuyển đổi khách hàng. 

    Có thể bạn quan tâm: Tổng hợp 10 cách quảng cáo sản phẩm hiệu quả nhất hiện nay

    Tối ưu từ khóa hiển thị

    Từ khóa hiển thị là cách mà các bên quảng cáo đang sử dụng để xác định nhu cầu của khách hàng. Trong đó, có 1 số từ khóa không hướng đúng đến nhu cầu của khách hàng, khiến CPA, CPC bị tăng lên. Do đó, bạn cần tìm kiếm những từ khóa này và thêm nó vào mục phủ định trước khi bắt đầu chiến dịch quảng cáo. 

    Tối ưu website của doanh nghiệp

    Website bán hàng được xem như chốt chặn cuối cùng để thuyết phục khách hàng mua và sử dụng sản phẩm của bạn. Website của bạn sẽ cần đảm bảo tính chuyên nghiệp, thuyết phục cũng như thuận tiện nhất cho thao tác đặt hàng trên cả máy tính và điện thoại. 

    Phần mềm quản lý bán hàng GoSELL mang đến cho doanh nghiệp giải pháp GoAPP hỗ trợ thiết kế website bán hàng chuyên nghiệp. Với GoAPP, doanh nghiệp sẽ có thể sở hữu một website bán hàng đẹp mắt với các chỉ số chuyên môn ấn tượng. Khách hàng chắc chắn sẽ có một trải nghiệm mua hàng tốt nhất trên website mà của bạn.

    Tối ưu tốc độ tải trang và khả năng hiển thị trên điện thoại

    Mobile Friendly chính là thuật ngữ dùng để chỉ mức độ thân thiện của website với các thiết bị di động. Ngày nay, việc sử dụng các thiết bị di động để mua hàng online thậm chí còn nhiều và thường xuyên hơn so với máy tính, đặc biệt là với giới trẻ. Do đó, việc tối ưu hiển thị cho website trên nền tảng này được xem là một yêu cầu bắt buộc. Hãy kiểm tra thật kỹ xem trang của bạn có hiển thị thuận tiện và khoa học trên điện thoại hay không và tối ưu nó ngay lập tức.

    Ngoài ra, tốc độ tải trang cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng rất nhiều đến việc tiếp cận và thuyết phục khách hàng. Thống kê cho thấy, website tải chậm hơn 3 giây sẽ có tỷ lệ thoát trang rất cao. Để cải thiện tốc độ tại trang, phương pháp thường thấy là giảm dung lượng website. Bạn có thể tối ưu hình ảnh thành dung lượng thấp với định dạng hỗ trợ cho trình duyệt. Ngoài ra, bạn cũng có thể can thiệp và tối ưu vào code của web để mang đến phản hồi nhanh chóng hơn cho khách hàng của mình.

    Tối ưu tốc độ tải trang và khả năng hiển thị trên điện thoại

    Tận dụng các công cụ marketing hiệu quả

    Trong giai đoạn chuyển đổi số mạnh mẽ như hiện nay, việc tận dụng các công cụ marketing online hiệu quả là điều vô cùng cần thiết. Có thể dễ dàng kể đến các công cụ như gửi email marketing, tạo thông báo đẩy hay các chiến dịch Flash sale. Đây là các công cụ giúp doanh nghiệp thu hút sự quan tâm của khách hàng tới các sản phẩm, dịch vụ, từ đó hướng tới quá trình chuyển đổi đơn hàng. 

    Đối với các doanh nghiệp sử dụng phần mềm quản lý bán hàng GoSELL, việc sử dụng các công cụ hỗ trợ marketing này càng dễ dàng hơn được tích hợp và đồng bộ ngay trên hệ thống của GoSELL. Với GoSELL, các chiến dịch tiếp thị, bán hàng của doanh nghiệp sẽ càng đạt được những hiệu quả cao hơn rất nhiều.

    Tối ưu chiến dịch marketing với các công cụ hỗ trợ của GoSELL

    Là một phần mềm quản lý bán hàng toàn diện, GoSELL từ lâu đã là lựa chọn của hơn 18.000 doanh nghiệp như là giải pháp để tối ưu quy trình bán hàng đa kênh của mình. Không chỉ mang đến những tính năng quản lý bán hàng từ offline cho đến các kênh online, GoSELL còn hỗ trợ doanh nghiệp các tính năng hỗ trợ marketing toàn diện, tối ưu các chi phí, bao gồm:

    Gửi Email Marketing

    Email Marketing là một giải pháp giúp doanh nghiệp thông báo các chương trình ưu đãi, chiến dịch giảm giá đến trực tiếp các tài khoản khách hàng. GoSELL cho phép các doanh nghiệp thực hiện các gửi các email marketing với các mẫu, nội dung tùy chọn có sẵn trên hệ thống. Bạn hoàn toàn có thể sửa chữa các nội dung sao phù hợp với các mục đích mà mình hướng đến.

    Doanh nghiệp cũng có thể lựa chọn các nhóm đối tượng khách hàng mà mình mong muốn để thực hiện việc gửi email. Điều này càng trở nên dễ dàng hơn bởi hệ thống của GoSELL cho phép doanh nghiệp tạo tài khoản lưu trữ, phân nhóm khách hàng ngay từ lần mua hàng đầu tiên.

    Gửi Email Marketing

    Gửi thông báo đẩy

    Tính năng thông báo đẩy của GoSELL cho phép doanh nghiệp gửi các thông báo về chương trình ưu đãi đến trực tiếp thiết bị di động của khách hàng. Đây được xem là những lời nhắc hiệu quả giúp doanh nghiệp kích thích nhu cầu mua sắm của khách hàng. Việc tối ưu các chiến dịch remarketing sẽ giúp doanh nghiệp mang lại doanh thu ổn định từ các đối tượng khách hàng tiềm năng của mình.

    Để có thể thực hiện gửi thông báo đẩy đến thiết bị di động của từng khách hàng, GoSELL hỗ trợ doanh nghiệp thiết kế app bán hàng chuyên nghiệp thông qua giải pháp GoAPP của mình. Thông qua ứng dụng bán hàng được thiết kế bởi giải pháp GoAPP, doanh nghiệp sẽ càng gia tăng số lượng khách hàng trung thành của mình, giúp bán hàng hiệu quả hơn.

    Tạo chiến dịch Flash Sale

    Trong giai đoạn mà xu hướng bán hàng thương mại điện tử ngày càng phát triển mạnh mẽ, việc tạo các chiến dịch Flash sale đang ngày càng đem lại cho doanh nghiệp nhiều lợi ích vượt trội. Bằng chứng cho thấy rằng các chương trình Flash sale luôn thu hút sự quan tâm và kích thích khách hàng mua sắm sản phẩm bởi những ưu đãi hấp dẫn trong một khoảng thời gian ngắn.

    Tạo chiến dịch Flash Sale

    Đối với các doanh nghiệp sử dụng hệ thống quản lý bán hàng của GoSELL, việc tạo các chương trình Flash Sale sẽ trở nên thuận tiện và đơn giản hơn rất nhiều. Theo đó, doanh nghiệp có thể tạo các chương trình Flash Sale cho từng sản phẩm với số lượng được bán cụ thể. Bạn cũng có thể lựa chọn thời gian bắt đầu, thời gian kết thúc phù hợp để kích thích nhu cầu mua sắm nhanh hơn của khách hàng khi đến với cửa hàng trực tuyến của bạn.

    Có thể nói việc tối ưu các chiến dịch marketing chính là cách trực tiếp giúp doanh nghiệp gia tăng chỉ số ROAS của mình. Các chiến dịch marketing càng hiệu quả sẽ càng giúp doanh nghiệp mang về doanh thu, lợi nhuận vượt trội.

    Kết nối với chúng tôi tại đây hoặc truy cập kênh youtube GoSELL VN để cùng thảo luận về những chủ đề hấp dẫn và cập nhật thông tin hữu ích.

    Bạn cũng có thể tìm hiểu về các khóa học đang diễn ra cũng như những thông tin và kiến thức bổ ích tại Go Academy hàng tuần qua đường link sau: https://goacademy.vn/

    Mọi nhu cầu tư vấn và và hỗ trợ về các dịch vụ của GoSell, xin vui lòng liên hệ qua email [email protected] hoặc hotline 02873030800.

    Đăng ký thành viên