Digital Marketing
SEO Onpage là gì? Kỹ thuật SEO Onpage hiệu quả
SEO là từ viết tắt của Search Engine Optimization (tối ưu hóa công cụ tìm kiếm), là một quy trình nâng cao thứ hạng của website trên các công cụ tìm kiếm giúp người dùng có thể tìm thấy trang web dễ dàng hơn trên bảng kết quả tìm kiếm. Có 2 loại đó là SEO Onpage và SEO Offpage, hôm nay hãy cùng tìm hiểu về kỹ thuật SEO Onpage.
SEO Onpage là gì?
SEO Onpage là việc sử dụng các kỹ thuật nhằm tối ưu hóa các trang web riêng lẻ, được lặp đi nhiều lần mỗi khi đăng một bài viết mới. Việc này nhằm mục đích chính là để đưa website này đứng ở vị trí đầu tiên trên trang kết quả tìm kiếm của Google.
Tầm quan trọng của SEO Onpage?
Công cụ tìm kiếm của Google sử dụng tập hợp các thuật toán. Chúng dựa vào nhiều yếu tố khác nhau để xếp hạng trang web của bạn cho các từ khóa nhất định. Việc chúng ta cần làm là giúp các công cụ tìm kiếm xác định được các từ khóa mục tiêu từ bài viết của bạn, giúp chúng dễ dàng hiểu được nội dung trên trang của bạn đang cung cấp những gì cho người đọc. Google rất quan tâm tới hành vi của người đọc với nội dung mà bạn cung cấp, vì vậy chúng ta cần viết nội dung hướng tới độc giả của mình.
Chắc hẳn sẽ nhiều người đặt câu hỏi tại sao nội dung của mình không xuất hiện trong kết quả tìm kiếm?
Có thể có rất nhiều lý do, nhưng SEO là lý do lớn nhất. Bây giờ thuật toán của Google đã cải tiến và thông minh hơn rất nhiều khi áp dụng trí tuệ nhân tạo, máy học để tìm những nội dung tốt nhất và xứng đáng nhất cho các vị trí đứng top. Google không chỉ xem xét điểm số SEO Onpage của một bài viết. Mà nó còn đưa nhiều yếu tố khác như: Uy tín của domain, chất lượng backlinks, tín hiệu truyền thông xã hội (shares, likes, follows, tweets,…) và nhiều yếu tố Off-page khác.
Mục tiêu của SEO Onpage là tối ưu hóa bài viết một cách tự nhiên, nhưng theo một cách thông minh hơn. Để các công cụ tìm kiếm có thể dễ dàng chọn ra các từ khóa mục tiêu và đưa trang web nhắm đúng khách hàng mục tiêu.
SEO Onpage cần chú ý điều gì?
- Unique: Nội dung duy nhất, độc đáo và có giá trị.
- Speed: Tốc độ load trang nhanh 3-5 giây.
- True Targeted Keyword: Chọn từ khóa mục tiêu phù hợp với nội dung.
- Crawlability: Khả năng thu thập thông tin của Bot được đảm bảo.
- Keyword xuất hiện trong các Tag quan trọng như: Title, Description, Heading 1, URL, Anchor text của internal link, ALT của ảnh.
- Liên kết nội bộ dẫn đến những nội dung liên quan.
- Giao diện tương thích với nhiều thiết bị.
- Dữ liệu có cấu trúc, giàu thông tin.
- Nội dung được cập nhật thường xuyên.
- Keyword xuất hiện trong body content, bold/ italic.
- Kiểm tra broken link.
Xem thêm: Lợi ích của SEO tác động tới doanh số và thương hiệu của doanh nghiệp
SEO Onpage cần làm những việc gì?
Tối ưu thẻ Title và thẻ Meta description
Thẻ Title: Thẻ tiêu đề của trang, đây là dòng đầu tiên được hiện lên trang kết quả tìm kiếm của Google. Nó đánh giá phần lớn việc từ khóa có lên top hay không. Bởi vì đây là thông tin bạn cung cấp cho người tìm kiếm.
Lưu ý về thẻ Title:
- Mô tả thông tin quan trọng nhất của trang.
- Chứa từ khóa ngay phần đầu của thẻ.
- Độ dài từ khóa từ 35 – 65 ký tự.
- Meta Description: Lời mô tả ngắn gọn về nội dung của Website của bạn, là phần khơi gợi hứng thú, kích thích người đọc click vào bài viết. Trong phần này chúng ta cũng cần đặt từ khóa trọng tâm vào nhằm giúp Googlebot tìm kiếm nhanh hơn.Lưu ý về Meta Description:
- Mô tả ngắn gọn nội dung của trang web
- Độ dài khuyến nghị từ 100-155 ký tự
- Đặt từ khóa chính ngay phần đầu của thẻ mô tả
- Mô tả duy nhất, không trùng lặp cho từng trang
Xem thêm: Thẻ Meta Description là gì? Cách viết Meta Description chuẩn SEO cho website
Tối ưu thẻ Heading (Heading Tags)
Thẻ Heading được xem như là bố cục của bài viết, là yếu tố rất quan trọng trong xếp hạng SEO. Phân chia cụ thể thành các heading từ 1 đến 6. Nội dung có phân cấp và có cấu trúc rõ ràng thân thiện, dễ hiểu hơn với Search Engine.
- Thẻ H1: Thường có nội dung tương tự thẻ Title. Có chứa từ khóa ngay phía đầu và chỉ sử dụng duy nhất 1 thẻ H1 cho mỗi trang.
- Thẻ H2: Nội dung tổ chức thành các mục. Mỗi thẻ H2 thể hiện những điểm chính của từng đoạn trong bài viết. Ở thẻ H2 có chứa từ khóa một lần hoặc từ đồng nghĩa với từ khóa.
- Các thẻ H3, H4: Chứa các từ khóa phụ, bổ trợ nội dung cho thẻ H2.
- Các thẻ H5, H6: Hiếm khi được sử dụng, thường xuất hiện trong những bài nội dung chuyên sâu.
Xem thêm: Thẻ heading là gì? Hướng dẫn cách tối ưu thẻ heading chuẩn SEO cho bài viết
Tối ưu hình ảnh (thẻ Alt)
Những nội dung được ghi trong thẻ Alt không được người dùng đọc, mà chúng được Google Bot đọc. Việc tối ưu Alt nhằm giúp cho bài viết của bạn có thể được tìm kiếm bằng hình ảnh. Đồng thời tăng mức độ liên quan mật thiết của hình ảnh với bài viết của bạn.
Khi tối ưu thẻ Alt chúng ta nên sử dụng những mô tả có liên quan và chứa từ khóa giúp tăng hiệu quả SEO hơn.
Tối ưu Internal Link
Liên kết nội bộ là các siêu liên kết trỏ tới các trang khác trong cùng domain của site. Dạng liên kết này rất hữu ích cho việc thiết lập kiến trúc trang web và quảng bá liên kết có nội dung chất lượng.
Liên kết nội bộ được tối ưu hóa sẽ giúp kéo dài thời gian trải nghiệm trang web đối với người dùng. Qua đó sẽ được Google đánh giá cao hơn về chất lượng.
Làm nổi bật các phần text quan trọng (Bold)
Việc làm nổi bật những nội dung quan trọng giúp độc giả tập trung chú ý hơn tới nội dung đó. Giúp họ nắm bắt được những thông tin chính của bài tốt hơn. Đồng thời, các công cụ tìm kiếm cũng dễ dàng tìm ra nội dung chính của bài viết.
Tích hợp các nút chia sẻ lên mạng xã hội
Tương tác của mạng xã hội cũng là một yếu tố xếp hạng SEO. Vì vậy, nên tích hợp các Plug-in cho mạng xã hội để người đọc dễ dàng chia sẻ bài viết lên các trang mạng xã hội.
Tối ưu nội dung
Phần nội dung được đánh giá là quan trọng nhất trong SEO, bởi “Content is King”. Cho nên, bài viết cần cung cấp những thông tin hữu ích cho người đọc. Các bài viết không được trùng lặp, được viết với văn phong dễ đọc, dễ hiểu, có giá trị cho người đọc.
Sau bài viết này, GoSELL hy vọng các bạn hiểu thêm về SEO Onpage. Qua đó hỗ trợ cho công việc kinh doanh. Chúc các bạn sớm thành công.