Digital Marketing

    Thẻ Meta Description là gì? Cách viết Meta Description chuẩn SEO cho website

    04/04/2024

    Meta Description được xem là một phần không thể thiếu đối với bất kỳ một website nào. Thẻ meta description cung cấp cho khách hàng các thông tin bao quát về nội dung sẽ được truyền tải trong một trang web. Vậy meta description là gì và đâu là những cách để viết thẻ meta description chuẩn SEO nhất có thể? Cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.

    Thẻ Meta Description là gì

    Thẻ Meta Description là gì?

    Đầu tiên, thẻ Meta Description là thẻ mô tả tóm tắt nội dung của bài viết hay các dữ liệu trong trang web. Meta Description thường dài từ 155-160 ký tự xuất hiện bên dưới trang web của bạn trên trang kết quả tìm kiếm (SERP). Tác dụng chính của thẻ Meta Description là giúp khách hàng có một cái nhìn tổng quan về thông tin mà họ có được khi truy cập vào trang web cụ thể đó. 

    Hiểu một cách khác, thẻ Meta Description hỗ trợ người dùng đọc trước tóm tắt nội dung để tìm ra kết quả phù hợp nhất với nhu cầu của mình. Thẻ Meta Description WordPress sẽ được xuất hiện bên dưới tiêu đề trang (Title) khi người dùng nhập truy vấn của mình vào các công cụ tìm kiếm như Google.

    Thẻ Meta Description là gì?

    Trong một số trường hợp nhất định, Meta Description cũng có thể xem như 1 Meta Tag. Vì thực chất văn bản không xuất hiện trực tiếp trên trang mà nó được gắn vào thẻ Meta Description và hiển thị trong HTML.

    Meta Description tác động đến các xếp hạng của Google

    Tuy không gắn liền với thứ hạng của công cụ tìm kiếm, nhưng nội dung thẻ meta lại cực kỳ quan trọng trong việc thu hút người dùng nhấp qua từ SERPs. Những đoạn tóm tắt ngắn này sẽ là cơ hội để website của bạn quảng cáo nội dung của mình đến với cho người dùng và giúp họ xem liệu nội dung có liên quan và chứa thông tin họ đang tìm kiếm hay không.

    Nội dung trong thẻ Meta Description cũng cần phải được chú ý. Nó phải sử dụng một cách thông minh, lời văn tự nhiên, hoạt động, không spam. Bạn cũng cần sử dụng các từ khóa mà trang đang nhắm mục tiêu, nhưng cũng tạo mô tả hấp dẫn mà người tìm kiếm sẽ muốn nhấp vào. Nội dung thẻ Meta Description phải đồng nhất với nội dung trang web mà nó mô tả cũng như khác biệt với các trang web khác.

    Có thể bạn quan tâm: Meta title là gì? Cách SEO tiêu đề giúp tăng tỷ lệ click cho website

    Cách viết để tối ưu chuẩn SEO thẻ Meta Description 

    Chú ý đến độ dài của thẻ meta

    Tùy vào nội dung của website mà doanh nghiệp thường đặt đoạn meta description có độ dài khác nhau, Tuy vậy, bộ máy tìm kiếm của Google thường cắt nội dung đoạn meta thành đoạn ngắn khoảng 155 – 160 ký tự để tối ưu hiển thị với người dùng. Để mang lại hiệu quả SEO tốt nhất trên các nhiều thiết bị khác nhau, doanh nghiệp nên tối ưu thẻ meta description vào khoảng 120 ký tự.

    Cách viết để tối ưu chuẩn SEO thẻ Meta Description 

    Bên cạnh đó, Google đôi khi cũng hiển thị các thông tin khác như ngày đăng tải bài viết hoặc liệt kê trực tiếp Heading trong thẻ Meta Description, bạn có thể chú ý đến các chi tiết này để có thể tối ưu một cách tốt nhất.

    Tạo thẻ meta description độc nhất

    Tạo nên các nội dung độc nhất trên website là yêu cầu vô cùng quan trọng đối với doanh nghiệp trong quá trình tiếp cận khách hàng. Thẻ mô tả giống nhau hoặc trùng lặp với các website khác sẽ làm giảm uy tín với với người dùng lẫn bộ máy tìm kiếm của Google. 

    Hoặc nếu bạn có không có thời gian, google sẽ tự động chọn các phần nội dung trong bài viết của bạn. Đây sẽ là phần nội dùng độc nhất nhưng đôi khi sẽ không cung cấp thông tin tối ưu đến với người dùng.

    Nội dung thu hút người dùng

    Thẻ Meta Description được xem như là một lời mời đến website của bạn. Do đó, nội dung thẻ meta sẽ không nên bao gồm những từ ngữ ẩn dụ hay các từ chuyên môn khiến người dùng tốn nhiều thời gian để suy nghĩ.

    Để đạt được hiệu quả tốt nhất, bạn có thể sử dụng giọng văn gợi mở, những lời mời thân thiện, súc tích và dễ hiểu nhất có thể. Đồng thời từ ngữ trong thẻ Meta Description cần có sự chọn lọc kỹ lưỡng và có tính thuyết phục cao.

    Tận dụng tối đa các Meta Title

    Meta Title thực chất chính là phần tiêu đề của một bài viết khi được đăng lên website. Trong kết quả tìm kiếm, Meta Title nằm ngay trên Meta Description (hoặc Meta Tag). 

    Tận dụng tối đa các Meta Title

    Theo đó, một tiêu đề thật sự hấp dẫn có thể mang lại hiệu quả bất ngờ cho cả đoạn mô tả của website, góp phần nhắn gửi đến khách hàng các thông điệp quan trọng. Để đảm bảo tính phù hợp, các tiêu đề cần ngắn hơn nhiều so với thẻ Meta Description. Cụ thể, độ dài được cho là tốt nhất cho một tiêu đề meta là <65 ký tự, nếu một tiêu đề quá dài, Google sẽ tự động rút ngắn độ dài của tiêu đề.

    Gắn CTA – Kêu gọi hành động

    CTA – Kêu gọi hành động là một phần không thể thiếu đối với một website. Đối với các bài viết, các CTA như: Xem thêm, Nhận ngay, Đăng ký miễn phí là một phần quan trọng để đạt được các mục tiêu bán hàng. Một nội dung phù hợp kết hợp các lời kêu gọi hành động hiệu quả sẽ thu hút khách hàng click vào website của doanh nghiệp.

    Meta Description có chứa keyword chính

    Nếu các từ khóa tìm kiếm trùng khớp với một phần của đoạn Meta Description, Google sẽ làm nổi bật chúng lên. Điều này cũng sẽ đóng vai trò làm cho liên kết đến website của bạn trở nên thu hút hơn.

    Bạn nên chèn từ khóa chính của vào viết vào phần đầu của đoạn meta để ngay lập tức gây sự chú ý đến với người dùng. Tuy vậy, bạn cũng cần lưu ý không nên quá nhồi nhét từ khóa vào đoạn meta để tránh việc làm giảm chất lượng nội dung.

    Việc tối ưu thẻ Meta Description cũng như các keyword sẽ góp phần tăng hiệu quả SEO cho một website bán hàng. Với các website sử dụng phần mềm quản lý bán hàng của GoSELL, doanh nghiệp có thể dễ dàng tối ưu các phần SEO ngay trên hệ thống quản lý của mình.

    Xem thêm: Từ khóa là gì? Tầm quan trọng của từ khóa trong SEO website

    Tính năng tối ưu SEO cho website bán hàng sử dụng hệ thống của GoSELL

    Tính năng tối ưu SEO website trên hệ thống GoSELL

    Phần mềm quản lý bán hàng GoSELL cung cấp các giải pháp hiệu quả hỗ trợ quy trình bán hàng, quản lý bán hàng đa kênh của doanh nghiệp. Với các tính năng phần mềm hiện đại, GoSELL không chỉ phù hợp với cửa hàng vật lý, các chi nhánh trực tiếp mà cả các kênh bán hàng online của doanh nghiệp. Trong đó, website bán hàng chính là kênh bán hàng được GoSELL chú trọng hỗ trợ hiệu quả hàng đầu hiện nay.

    Tối ưu SEO từ lâu được xem là một phần không thể thiếu đối với bất kỳ một website bán hàng nào, nó đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ tiếp cận khách hàng. Hiểu được điều đó, tính năng hỗ trợ SEO được phần mềm quản lý bán hàng GoSELL cung cấp chắc chắn sẽ mang lại nhiều lợi ích cho quá trình kinh doanh, bán hàng trên website.

    Tính năng tối ưu SEO website trên hệ thống GoSELL

    Theo đó, hệ thống của GoSELL cung cấp những hướng dẫn, hỗ trợ vô cùng chi tiết để doanh nghiệp có thể tối ưu toàn diện SEO cho website, giúp website bán hàng của doanh nghiệp gia tăng thứ hạng trên trang tìm kiếm, tiếp cận với khách hàng tiềm năng trong khu vực một cách tốt hơn.

    Tối ưu SEO các thành phần của bài viết

    Các thành phần của một bài viết, nội dung được đăng tải cần được tối ưu SEO sẽ được GoSELL sắp xếp một cách hợp lý với những hướng dẫn rõ ràng trên hệ thống. Với sự đơn giản trong thao tác, bất cứ ai cũng có thể thực hiện các bước tối ưu một cách dễ dàng. Chủ doanh nghiệp hoặc người quản lý đều có thể chỉnh sửa các thành phần khác của website như đường link sản phẩm, bộ sưu tập sản phẩm, dịch vụ hay bài viết để có thể đạt được hiệu quả tốt nhất.

    Hơn nữa, doanh nghiệp cũng có thể thiết lập cùng lúc nhiều từ khóa SEO trên hệ thống quản lý của GoSELL. Cụ thể, bạn có thể thiết lập nhiều từ khóa SEO chỉ bằng thao tác đặt dấu phẩy giữa mỗi từ khóa. Đây là cách giúp những trang sản phẩm, bài viết trên website có thể xuất hiện ở các thứ hạng cao hơn trên trang tìm kiếm, tiếp cận tốt hơn với khách hàng tiềm năng của mình.

    Tối ưu SEO các thành phần của bài viết

    Thêm vào đó, doanh nghiệp cũng có thể tối ưu SEO cho các trang blog trên website của mình. GoSELL đưa ra những hỗ trợ trong mỗi bài viết để bất kỳ ai cũng có thể thiết lập, chỉnh sửa trước khi đăng bài. Tối ưu SEO cho từng bài blog là một cách hiệu quả để doanh nghiệp cải thiện lưu lượng truy cập cho website, gia tăng độ uy tín thương hiệu và xuất hiện ở các vị trí đầu tiên ở trang kết quả tìm kiếm.

    Kết luận

    Bên cạnh việc tối ưu thẻ Meta Description, giải pháp GoSELL còn hỗ trợ doanh nghiệp tối ưu những yếu tố SEO khác của một website. Đây sẽ là giải pháp giúp doanh nghiệp tối ưu quá trình bán hàng, quản lý bán hàng đa kênh. Để có một cái nhìn tổng quát về các tính năng của GoSELL, doanh nghiệp có thể tìm hiểu ngay!

    Kết nối với chúng tôi tại đây hoặc truy cập kênh youtube GoSELL VN để cùng thảo luận về những chủ đề hấp dẫn và cập nhật thông tin hữu ích.

    Bạn cũng có thể tìm hiểu về các khóa học đang diễn ra cũng như những thông tin và kiến thức bổ ích tại Go Academy hàng tuần qua đường link sau: https://goacademy.vn/

    Mọi nhu cầu tư vấn và và hỗ trợ về các dịch vụ của GoSell, xin vui lòng liên hệ qua email [email protected] hoặc hotline 02873030800.

    Đăng ký thành viên