Câu chuyện kinh doanh

    Sức ảnh hưởng của đại sứ thương hiệu đối với doanh nghiệp

    10/12/2023

    Có thể nói đại sứ thương hiệu là một trong những phương pháp mà rất nhiều doanh nghiệp hiện nay lựa chọn nhằm gia tăng nhận diện thương hiệu, độ tin cậy với người tiêu dùng. Với sự phát triển của công nghệ số hiện nay thì tiếp thị truyền thông ngày càng cải tiến và thay đổi. Vậy đại sứ thương hiệu có phải là giải pháp tối ưu? 

    Sức ảnh hưởng của đại sứ thương hiệu đối với doanh nghiệp

    Đại sứ thương hiệu là gì?

    Đại sứ thương hiệu (Brand Ambassador) có thể là một các nhân hoặc một nhóm người được lựa chọn để làm đại diện cho thương hiệu hoặc doanh nghiệp nhằm quảng bá, xây dựng hình ảnh, thúc đẩy nhận diện nhằm tăng sự tin tưởng của khách hàng với sản phẩm và thương hiệu. Họ là những người có sức ảnh hưởng trong một lĩnh vực nào đó và được nhiều người biết đến, có thể là ca sĩ, diễn viên, doanh nhân, cầu thủ bóng đá,…

    Nhiệm vụ của đại sứ thương hiệu là tham gia vào các hoạt động sự kiện, quảng cáo, chương trình truyền hình, đánh giá sản phẩm và tương tác với người hâm mộ qua các hoạt động truyền thông mà thương hiệu đưa ra. Nhìn chung, Brand Ambassador giống như người đại diện về mặt hình ảnh và phát ngôn nhằm tạo sự chú ý đến nhóm đối tượng khách hàng.

    Ví dụ về các đại sứ của thương hiệu lớn: Có thể nói đến 4 cô gái trong Black Pink của YG đã trở thành brand ambassador cho các thương hiệu lớn hàng đầu thế giới như: Chanel, Saint Laurent, Burberry hay Celine.

    Tầm ảnh hưởng của Brand Ambassador lớn như thế nào?

    Tầm ảnh hưởng của Brand Ambassador lớn như thế nào?

    Được biết đến là loại hình quảng cáo, tiếp thị tốn kém hơn rất nhiều so với KOLs marketing hay social marketing (mạng xã hội), nhưng kết quả thu về sau các chiến dịch Brand Ambassador sẽ cao gấp nhiều lần so với những gì mà thương hiệu đã bỏ ra.

    Brand ambassador không chỉ tác động và ảnh hưởng lớn đến doanh thu của nhãn hàng mà còn có khả năng “làm sống dậy” một thương hiệu đang bị bão hòa hoặc đang đi xuống sau thời gian dài hoạt động.

    Có thể kể đến một vài Case study đáng nhớ như Biti’s với đại sứ thương hiệu là ca sĩ Sơn Tùng MTP và Soobin Hoàng sơn với thông điệp “Đi để trở về” đã giúp thương hiệu giày dép Bitis vực dậy một cách đáng kinh ngạc. Và dòng sản phẩm Biti’s Hunter được giới trẻ săn lùng và sử dụng ngang bằng so với các brand lớn trên thế giới như Nike, Adidas, Converse,…

    Xem thêm: Kinh nghiệm lập chiến lược branding Marketing chính xác nhất

    Đại sứ thương hiệu đối đóng vai trò thế nào đối với doanh nghiệp

    Brand Ambassador đóng vai trò quan trọng trong việc thuyết phục khách hàng sử dụng các sản phẩm.

    Độ tin cậy của đại sứ

    Mục đích đầu tiên mà các nhãn hàng muốn đạt được khi sử dụng người nổi tiếng để tăng nhận thức về thương hiệu chính là họ muốn tác động đến lòng tin của người tiêu dùng. Tiếng nói của người nổi tiếng sẽ có trọng lượng lớn hơn vì họ có tầm ảnh hưởng đến một cộng đồng người tiêu dùng nhất định.

    Nếu có bất cứ sai sót nào trong phát ngôn hay hành động của người nổi tiếng không đúng hay gây ảnh hưởng đến niềm tin của cộng đồng sẽ đem đến những lùm xùm trong sự nghiệp. Khách hàng và thương hiệu cũng sẽ dễ dàng nhận ra. 

    Vì vậy, thương hiệu có gương mặt đại diện là những người có tầm ảnh hưởng và uy tín, được lòng cộng đồng thì sẽ được tin cậy hơn. Đây cũng chính là tiêu chí quan trọng để đưa ra việc quyết định mua sắm của người tiêu dùng. 

    Sức thu hút

    Người nổi tiếng vốn đã có sức lan tỏa những sự cuốn hút và hấp dẫn của họ trong các lĩnh vực hoạt động. Họ biết cách để thu hút người hâm mộ và công chúng bằng những hành động có chủ đích.

    Với độ phủ sóng nhất định, công chúng sẽ dễ quan tâm đến mọi hoạt động của người nổi tiếng. Chính vì thế, việc họ làm đại sứ cho một thương hiệu nào đó sẽ không nằm ngoài mối quan tâm này. 

    Nhờ đó mà thương hiệu có đại sứ có thể trở nên hấp dẫn hơn trong việc định vị hình ảnh thương hiệu đẹp mắt hơn trong mắt người tiêu dùng. 

    Mức độ phù hợp

    Cho dù đó là một người có tầm ảnh hưởng tới đâu thì quan trọng nhất vẫn phải phù hợp để thương hiệu có thể chọn mặt gửi vàng. Nhưng nếu chiến dịch quảng cáo đó có người người xem và chú ý nhưng không thể tạo động lực để người tiêu dùng mua hàng thì chiến dịch đó cũng không đem lại giá trị cho thương hiệu. 

    Để xác định tính phù hợp giữa hai bên, thương hiệu cần xem xét các yếu tố như sau: 

    • Relevance (Sự liên kết): Mức độ tương quan giữa ngôi sao và brand image.
    • Personal image (Thương hiệu cá nhân): quan niệm sống của người nổi tiếng, phong cách thời trang, phát ngôn từ trước tới giờ.
    • Fans/followers (Đối tượng khách hàng): Chủ đề quan tâm của người hâm mộ có phải sản phẩm/ dịch vụ của brand cung cấp hay không?
    • Sentiment (chỉ số cảm xúc): Nếu như lựa chọn đại sứ này thì sẽ tạo dựng hình ảnh thương hiệu tiêu cực đi hay tích cực hơn cho khách hàng mục tiêu?

    Đó cũng là lý do vì sao khi Tiki chọn Chi Pu làm brand ambassador thì có một lượng không nhỏ người tiêu dùng đã dậy sóng bằng những phản ứng tiêu cực trên mạng xã hội. Trong khi đó, sau khi chọn Bích Phương làm đại sứ lại khiến cho cộng đồng mạng trở nên thích thú qua những quảng cáo cô hợp tác với Tiki. Đó cũng là lý do mà bất cứ nhãn hàng nào cũng cần cân nhắc về việc lựa chọn đại sứ phù hợp cho thương hiệu. 

    Xem thêm: Giá trị thương hiệu là gì? Các phương pháp nâng cao giá trị thương hiệu

    Phân biệt giữa đại sứ thương hiệu và KOLs/ Influencer

    Phân biệt giữa đại sứ thương hiệu và KOLs/ Influencer

    Với sự phát triển của các nền tảng mạng xã hội, những khái niệm về đại diện thương hiệu, KOLs, Influencer được nhắc đến rất nhiều. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể phân biệt được sự khác nhau giữa Brand Ambassador, KOLs/Influencer. 

    Những điểm giống nhau giữa Brand Ambassador và KOLs/Influencer là: Họ đều là những người có tầm ảnh hưởng đối với một nhóm người tiêu dùng nhất định nào đó thông qua các nền tảng mạng xã hội.

    Nhiệm vụ cốt lõi của yếu tố thương hiệu và KOLs/Influencer chính là quảng bá sản phẩm, truyền tải những thông tin tích cực về thương hiệu trên các phương tiện truyền thông nhằm tiếp cận khách hàng mục tiêu hiệu quả và xây dựng được lòng tin của người tiêu dùng.

    Điểm khác biệt giữa Brand Ambassador và Influencer/KOLs: 

    • Brand Ambassador mang tính gắn kết chặt chẽ với thương hiệu hơn so với các Influencer/KOLs. Brand Ambassador được xem như là một thành viên nội bộ của thương hiệu. Họ có mặt trong các sự kiện lớn của thương hiệu. 
    • Đại diện thương hiệu là người có sức ảnh hưởng lớn hơn đến các định hướng, chiến lược tiếp thị của thương hiệu.
    • Các yếu tố về thương hiệu có sự ảnh hưởng lớn đầy mạnh mẽ đến với người tiêu dùng. 
    • Đại sứ của thương hiệu đòi hỏi có sự chọn lọc kỹ càng và cần tuân thủ theo những điều khoản mà thương hiệu đưa ra. 
    • Đối với nhiều nhãn hàng tại một khu vực (ví dụ như khu vực châu Á, Đông Nam Á,…) trong khoảng thời gian cụ thể thường chỉ có một đại thương hiệu, nhưng sẽ có nhiều Influencers/KOLs.
    • Chi phí thuê đại diện thương hiệu tất nhiên sẽ cao hơn so với Influencer/KOLs.

    Công việc của một brand ambassador

    Để giúp doanh nghiệp có chiến lược tiếp thị hiệu quả, cũng như giúp cho khách hàng nâng cao vị trí thương hiệu của mình trong lòng thì đại sứ thương hiệu thường sẽ cần đảm bảo những công việc như sau:

    • Đăng hình ảnh quảng cáo sản phẩm, dịch vụ mà mình làm brand ambassador trên những kênh truyền thông trực tuyến.
    • Chia sẻ cũng như phản hồi những câu hỏi về sản phẩm nếu như khách hàng đang còn băn khoăn.
    • Tham gia những triển lãm thương mại với vai trò người đại diện doanh nghiệp.
    • Đại diện thương hiệu còn giúp mở rộng mạng lưới hoạt động cũng như thiết lập những mối quan hệ chặt chẽ với khách hàng tiềm năng.
    • Giới thiệu sản phẩm của brand tới khách hàng theo cách chủ động.
    • Phối hợp cùng đội ngũ Marketing để quản lý hình ảnh của mình cũng như bảo vệ thương hiệu mình đại diện trước công chúng.

    Với mỗi chiến dịch thì doanh nghiệp cần đặt ra một KPI cụ thể cho brand ambassador. Và điều quan trọng nhất sau mỗi chiến dịch marketing chính là đo lường sự thành công và hiệu quả của nó dựa vào những KPI đã đưa ra từ ban đầu. Chính vì vậy, doanh nghiệp cần đến sự hỗ trợ từ các công cụ marketing chuyên nghiệp.

    Đo lường hiệu quả chiến dịch đại sứ thương hiệu dễ dàng với GoSELL

    Đo lường hiệu quả chiến dịch đại sứ thương hiệu dễ dàng với GoSELL

    Như đã đề cập ở trên, mỗi chiến dịch đều có một KPI cụ thể nhằm đo lường độ hiệu quả, và với chiến lược brand ambassador, khi đã bỏ ra một khoản chi phí lớn để thực hiện thì doanh nghiệp không thể nào đo lường một cách sơ sài mà nên sử dụng những công cụ chuyên nghiệp nhằm đo lường kỹ càng hơn. Chính vì vậy, nền tảng quản lý bán hàng đa kênh GoSELL đã tích hợp các công cụ sau đây nhằm hỗ trợ thương hiệu đo lường hiệu quả của các chiến dịch một cách chính xác.

    Đo lường tỷ lệ chuyển đổi

    Tỷ lệ chuyển đổi được hiểu là tỷ lệ phần trăm khách hàng click chuột vào link đính kèm và thực hiện những hoạt động mà họ mong muốn, chẳng hạn như: điền thông tin vào form, mua sản phẩm, gửi đánh giá sản phẩm,… Sau khi thương hiệu đã thu hút được khách hàng, bạn sẽ được yêu cầu thực hiện một số công việc liên quan đến thương hiệu của bạn và họ sẽ để lại thông tin cho thương hiệu của bạn.

    Đo lường mức độ tiếp cận và nhận thức

    Cách tốt nhất để đo lường lượt tiếp cận và nhận thức là bằng cách theo dõi dữ liệu hiển thị trên các bài đăng khác nhau trên các kênh khác nhau của thương hiệu, chẳng hạn như trên các trang web, mạng xã hội (facebook, instagram, youtube,…) và một số nội dung khác mà thương hiệu đã tạo trên các kênh truyền thông.

    Thông tin này có sẵn thông qua phân tích trang web truyền thông xã hội, qua trang web cá nhân (như blog) và phân tích truyền thông xã hội của bạn và thông qua các công cụ được tích hợp sẵn trên nền tảng GoSELL như: 

    • Google Analytics: Google Analytics hỗ trợ thu thập thông tin và phân tích hành vi khách hàng trên website/app bán hàng thông qua các chỉ số, báo cáo cụ thể như phân tích các chỉ số lưu lượng truy cập người dùng, tỷ lệ trung bình truy cập vào trang tỷ lệ thoát trang,…
    • Facebook Pixel: Theo dõi hành vi và thu thập dữ liệu người dùng, đồng thời đo lường hiệu suất các bài đăng của đại sứ thương hiệu trong quá trình chạy Facebook Ads.
    • Phân tích báo cáo: Dễ dàng theo dõi và đo lường hiệu doanh thu, lợi nhuận, lợi nhuận gộp, tổng đơn hàng,… giúp doanh nghiệp đánh giá được nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng cũng như hiệu quả mà các chiến dịch đại sứ thương hiệu mang lại.

    Ngoài ra, GoSELL còn hỗ trợ rất nhiều các tính năng giúp marketing và tiếp cận khách hàng như: SEO, blogs, tạo landing page, email marketing, Flash sale, tạo mã giảm giá, khách hàng thân thiết, thông báo đẩy,….

    Kết Luận

    Trên đây là những chia sẻ của GoACADEMY về đại sứ thương hiệu là gì cũng như vai trò và tầm ảnh hưởng của đại diện thương hiệu đối với thương hiệu và người tiêu dùng. Mong rằng với những chia sẻ trên có thể giúp doanh nghiệp của bạn lựa chọn được gương mặt đại diện phù hợp cho chiến dịch, nhằm đạt được hiệu quả để doanh nghiệp có thể phát triển bùng nổ nhất.

    Kết nối với chúng tôi tại đây hoặc truy cập kênh youtube GoSELL VN để cùng thảo luận về những chủ đề hấp dẫn và cập nhật thông tin hữu ích.

    Bạn cũng có thể tìm hiểu về các khóa học đang diễn ra cũng như những thông tin và kiến thức bổ ích tại Go Academy hàng tuần qua đường link sau: https://goacademy.vn/

    Mọi nhu cầu tư vấn và và hỗ trợ về các dịch vụ của GoSell, xin vui lòng liên hệ qua email [email protected] hoặc hotline 02873030800.

    Đăng ký thành viên