Kinh doanh online
5 bước thu hút khách hàng hiệu quả bằng inbound marketing
Khác với tiếp thị truyền thống, inbound marketing kết nối doanh nghiệp với những người tiêu dùng vào đúng thời gian, đúng địa điểm. Nó có thể hướng dẫn đội Marketing xây dựng một chiến lược mới về cách tiếp cận đối tượng mục tiêu, tạo ra một chiến lược tiếp thị tự động bền vững, mở rộng quy mô và có thể sử dụng lâu dài mà vẫn theo xu hướng.Hãy cùng GoACADEMY tìm hiểu về cách thu hút khách hàng bằng Inbound Marketing ngày dưới đây.
Inbound marketing là gì?
Thuật ngữ Inbound Marketing ra đời vào năm 2004 do HubSpot một công ty kinh doanh phần mềm Marketing, Sale và dịch vụ nổi tiếng ở Mỹ đề xuất. Theo chiến lược marketing này, doanh nghiệp thu hút khách hàng đến với sản phẩm, dịch vụ của họ bằng cách tạo ra và chia sẻ các nội dung hữu ích, đáp ứng nhu cầu của người đọc.
Theo thói quen của người tiêu dùng, khi muốn mua hàng thì họ thường tìm kiếm thông tin, sản phẩm, dịch vụ trực tuyến. Trong hành trình đó, khách hàng thường bắt đầu bằng việc tìm các thông tin giúp giải quyết vấn đề của họ. Do đó bạn phải tạo các nội dung giải thích cách các sản phẩm, dịch vụ của mình giải quyết các vấn đề của người tiêu dùng, trả lời các câu hỏi của khách, hoặc đáp ứng nhu cầu của họ.
Có nhiều cách để thực hiện việc này, bao gồm viết bài blog trên website, video giới thiệu, sách hướng dẫn, bài đăng trên mạng xã hội Facebook, Zalo, Instagram hoặc gửi email tiếp thị. Mỗi nội dung này phải cho thấy sự khác biệt ở sản phẩm của bạn so với đối thủ cạnh tranh. Hãy nhớ cung cấp các nội dung đa dạng, nhưng nhất quán về thông điệp.
Xem thêm: Marketing Automation là gì? Ứng dụng tối ưu hoạt động marketing hiệu quả
Chiến lược Inbound Marketing B2B với B2C có gì khác nhau ?
Đối với hình thức B2B, doanh nghiệp nên tập trung vào việc thu thập thông tin và nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng. Mục tiêu của việc này là chuyển đổi các leads (thông tin khách hàng tiềm năng) có chất lượng cao nhất. Sau khi có các thông tin liên hệ của khách hàng, doanh nghiệp thì bạn có thể thực hiện các hoạt động gọi điện thoại, gửi email để tiếp cận, tạo niềm tin và chốt sale, bán hàng.
Đối với mô hình B2C, chiến lược Inbound Marketing sẽ không quá tập trung vào việc nuôi dưỡng leads, thu thập các thông tin khách hàng mà là đẩy nhanh tốc độ của hành trình khách hàng. Khiến người truy cập trở thành khách mua hàng nhanh nhất có thể. Tùy theo giai đoạn trong hành trình mua sắm của khách mà cung cấp các thông tin, bài viết hữu ích hay bài bán hàng, tạo sự tin tưởng và dẫn đến hành vi mua sắm của khách.
5 bước để tạo chiến dịch tiếp thị Inbound Marketing thành công
Để có thể thu hút khách hàng và thực hiện chiến dịch tiếp thị Inbound thành công, bạn có thể thực hiện theo 5 bước sau đây.
Bước 1: Đặt mục tiêu Inbound Marketing
Bước đầu tiên để tạo chiến lược tiếp thị Inbound là xác định mục tiêu kinh doanh của bạn. Dựa trên vị trí hiện tại của bạn và bạn muốn đạt mục tiêu gì. Điều quan trọng là phải tạo ra một lộ trình làm thế nào để đạt được điều đó.
Xem xét các đối thủ cạnh tranh, thị trường, ngành và vị trí của bạn trong thị trường đó để giúp tạo ra các mục tiêu thực tế và có thể đạt được. Sau đó, xác định các chỉ số đo lường hiệu suất chính (KPI) để đánh giá sự thành công của chương trình tiếp thị Inbound của bạn.
Điều quan trọng là bạn phải biết thành công được đánh giá bởi các yếu tố nào. Nếu không có KPI được xác định trước, bạn không thể đánh giá hiệu quả của các nỗ lực tiếp thị Inbound của mình.
Bước 2: Xác định khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp
Trước khi tiến xa hơn, bạn cần đảm bảo rằng bạn biết khách hàng lý tưởng của mình là ai. Bạn cũng cần thu thập càng nhiều thông tin về họ càng tốt. Khách hàng mục tiêu của bạn sử dụng thời gian của họ như thế nào? Họ tìm thông tin ở đâu? Họ quan tâm đến điều gì?
Để xác định chính xác khách hàng lý tưởng của mình, bạn cần xây dựng chân dung khách hàng mục tiêu (target buyer personas). Khi hiểu rõ khách hàng, cho phép doanh nghiệp cung cấp cho khách hàng tiềm năng thông tin họ cần về công ty của bạn, vào đúng thời điểm và ở kênh họ ưa thích.
Chân dung khách hàng mục tiêu (buyer personas) được coi là xương sống của một chiến lược tiếp thị Inbound B2B hiệu quả. Nhờ đó bạn biết mình đang tạo nội dung cho ai, và có thể nhắm mục tiêu cho thông điệp của mình hiệu quả hơn.
Bước 3: Thu hút khách hàng lý tưởng vào trang web của bạn
Hiểu biết sâu sắc về người mua cho phép công ty của bạn xác định khách hàng tiềm năng đang tìm kiếm nội dung họ quan tâm thông qua từ khóa.
Thói quen của người tiêu dùng trước khi mua hàng là hay tìm kiếm thông tin trên Google, mạng xã hội bằng cách gõ vào từ khóa họ cần. Sau khi tìm hiểu thông tin, khách hàng có sự tin tưởng thì mới dẫn đến quyết định mua sắm.
Nhiệm vụ của bạn là nghiên cứu các từ khóa thực tế mà khách hàng của bạn nhập vào công cụ tìm kiếm. Sau đó viết các bài nội dung (content), cung cấp thông tin hữu ích cho người đọc và từng bước xây dựng chiến lược nội dung cũng như chiến lược Inbound marketing tổng thể của bạn.
Nghiên cứu từ khóa là một hoạt động của SEO liên quan đến nội dung. Thông qua nghiên cứu này, bạn có thể xác định những từ khóa nào cần nhắm mục tiêu để thu hút đúng loại khách truy cập vào trang web của bạn và giữ cho khách hàng tiềm năng quay lại nhiều hơn.
Kết hợp các từ khóa mục tiêu của bạn vào blog, tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO), tiếp thị công cụ tìm kiếm (SEM). Các nỗ lực truyền thông xã hội là một trong những cách hiệu quả nhất về chi phí để thúc đẩy lưu lượng truy cập miễn phí, không phải trả tiền đến trang web của bạn.
Bước 4: Chuyển đổi khách truy cập thành khách hàng tiềm năng
Bây giờ bạn đã thu hút được sự chú ý của khách truy cập, đã đến lúc chuyển đổi họ thành khách hàng tiềm năng. Phần lớn khách truy cập vào trang web của bạn chưa sẵn sàng mua hàng. Sau khi họ đọc các thông tin trên website, bài viết blog và cảm thấy tin tưởng doanh nghiệp của bạn thì họ mới có khả năng mua hàng. Điều này có nghĩa là bạn phải cung cấp các thông tin hữu ích, chất lượng, giáo dục khách tiềm năng cho đến khi họ sẵn sàng mua hàng.
Bạn cần khuyến khích khách truy cập điền vào biểu mẫu (form) hoặc cung cấp các thông tin cá nhân, thông tin liên hệ để đổi lấy thứ gì đó có giá trị. Đó có thể là món quà, phiếu giảm giá, báo cáo, sách trắng, ebook… về lĩnh vực hoặc chủ đề mà họ quan tâm hoặc đang gặp khó khăn.
Các trang landing page nhắm mục tiêu rõ ràng, kèm theo lời kêu gọi hành động mạnh mẽ và các biểu mẫu để khách truy cập điền vào có thể giúp bạn xây dựng cơ sở dữ liệu và biến họ thành khách hàng tiềm năng.
Xem thêm: 8 cách biến khách hàng tiềm năng thành khách hàng trung thành
Bước 5: Chốt khách hàng tiềm năng
Giờ đây, các khách hàng tiềm năng hoàn toàn biết rằng sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn có thể đóng vai trò là giải pháp cho vấn đề của họ.
Không phải mọi khách hàng tiềm năng đều sẽ trở thành khách hàng. Ở giai đoạn này, bạn có thể cung cấp cho họ thông tin liên quan để chốt giao dịch. Đây là lúc các nội dung (content) của bạn truyền đạt các giá trị và lợi ích độc đáo có trên sản phẩm, dịch vụ. Hãy cho khách hàng tiềm năng thấy cách bạn có thể đáp ứng nhu cầu của họ tốt hơn đối thủ cạnh tranh của bạn.
Bất kỳ nội dung nào bạn cung cấp ở giai đoạn này phải giúp vượt qua sự phản đối mà khách hàng tiềm năng đưa ra, cung cấp bằng chứng xã hội. Chẳng hạn như lời chứng thực, cảm nhận của khách hàng, các chứng nhận, giải thưởng doanh nghiệp đạt được để tạo niềm tin và uy tín .
Mọi người sẽ luôn chọn những công ty mà họ tin tưởng, đặc biệt là sau khi một kết nối bền vững đã được thiết lập.
Nhiều công ty chọn chăm sóc khách hàng tiềm năng, thu thập lead thông qua email. Điều này thường xảy ra thông qua quy trình gửi email tự động hoặc thông báo theo từng thời điểm. Với sự kết hợp giữa tiếp thị tự động và viết nội dung có mục tiêu, thì việc nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng có thể thành công để chuyển đổi khách hàng tiềm năng của bạn thành khách hàng.
GoSELL – Nền tảng hỗ trợ tiếp thị đa kênh chuyên nghiệp
Qua bài viết trên bạn đã tìm hiểu về inbound marketing và quy trình 5 bước để thực hiện chiến lược tiếp thị này thành công. Xu hướng tiếp thị đa kênh, cả Tiếp thị Inbound và Outbound đang được nhiều doanh nghiệp áp dụng. Để triển khai chiến lược tiếp thị này thành công, bạn cần sự hỗ trợ của các phần mềm quản lý kinh doanh chuyên nghiệp.
GoSELL là nền tảng quản lý bán hàng đa kênh toàn diện với hàng chục tính năng mạnh mẽ, giúp doanh nghiệp vận hành và quản lý các hoạt động bán hàng, tiếp thị và chăm sóc khách hàng đa kênh chuyên nghiệp.
Đây là những gì mà GoSELL có thể giúp cho doanh nghiệp của bạn
- Tạo website thương mại điện tử chuyên nghiệp chỉ trong 10 phút.
- Tạo app bán hàng mang thương hiệu riêng của bạn.
- Thiết kế landing page để thu thập thông tin khách hàng, tối ưu chuyển đổi.
- Quản lý bán hàng và đồng bộ tin nhắn trên mạng xã hội Facebook, Zalo.
- Quản lý bán hàng tại cửa hàng truyền thống, kết nối với máy POS và thiết bị ngoại vi.
- Cho phép tạo website với blog, cung cấp thông tin hữu ích cho khách hàng tiềm năng.
- Tạo email marketing miễn phí gửi đến hàng loạt khách hàng
- Đồng bộ, dữ liệu, sản phẩm, tồn kho đa kênh: Website, app, sàn thương mại điện tử, Facebook…
- Gia tăng doanh số với công cụ marketing, tạo mã giảm giá, miễn phí vận chuyển, Flash sale…
- Chăm sóc khách hàng với tích lũy điểm thưởng, tạo cấp bậc thành viên, tổng đài điện thoại ảo.
GoSELL còn có hàng chục tính năng hữu ích khác hỗ trợ doanh nghiệp kinh doanh đa kênh hiệu quả. Các tính năng được cập nhật và xây dựng mới miễn phí hàng quý, đem lại giá trị gia tăng và lợi ích vượt trội cho doanh nghiệp theo thời gian.