Công cụ

    Barcode là gì? Phân biệt QR Code và Barcode để sử dụng hiệu quả

    12/07/2022

    Sản phẩm hay dịch vụ thường được quản lý bằng một loại mã để dễ truy xuất thông tin. Hiện nay có hai loại mã đang được sử dụng phổ biến là Barcode và QR code. Vậy chúng có tương đồng không hay khác nhau thế nào? Chúng tôi sẽ tổng hợp, phân tích dưới đây để bạn hiểu rõ chức năng của chúng và vận dụng hiệu quả.

    Barcode là gì? Phân biệt QR Code và Barcode để sử dụng hiệu quả

    Barcode là gì?

    Barcode (bar code) hay còn gọi là mã vạch, bao gồm nhiều đường thẳng trắng đen với độ rộng khác nhau, nối liền nhau và đi kèm với một dãy ký tự. Loại mã này được lên ý tưởng và sáng chế bởi Norman Joseph Woodland và Bernard Silver năm 1948. Có rất nhiều loại mã vạch khác nhau được phát triển và sử dụng trong suốt 7 thập kỷ qua.

    Barcode có thể xem là tiên phong trong các loại mã, cho nên việc đọc mã cũng là một vấn đề. Máy quét mã vạch thường sẽ dùng các tia laser để quét. Việc quét mã vạch sẽ tiết kiệm được thời gian nhập dữ liệu, không những vậy còn bảo đảm thông tin chính xác khi giảm bớt lượt thao tác. Tuy nhiên thông tin lưu trữ trên mã vạch tuyến tính là thông tin 1 chiều (1D – 1 dimensional) và theo chiều ngang (horizontal direction).

    QR code là gì?

    Khác với mã vạch tuyến tính, mã vạch ma trận cho phép lưu trữ thông tin 2 chiều (2D – 2 dimensional), theo cả chiều dọc và chiều ngang (vertical and horizontal directions). Có rất nhiều loại mã vạch ma trận, song loại phổ biến nhất và cũng là loại dễ bắt gặp nhất hiện nay, chính là QR code.

    QR code là gì?

    Được phát triển bởi công ty Denso Wave (Nhật Bản) vào năm 1994, mã QR với 2 chữ “QR” là viết tắt của “Quick Response”, tiếng Anh có nghĩa là “phản hồi nhanh”, vì người tạo ra nó có ý định cho phép mã được giải mã ở tốc độ cao.

    Xem thêm: Xu hướng tích hợp mã vạch trong bán hàng online

    Sự khác nhau giữa barcode và QR code

    Lượng thông tin được mã hóa

    Vì đặc thù trong thiết kế, Barcode chỉ có thể chứa 20 ký tự ở định dạng Alphabet và số. Trong khi đó QR code có thể chứa lượng thông tin lớn hơn nhiều.

    Sự khác nhau giữa barcode và QR code

    Có thể làm được điều này là nhờ tính chất 2 chiều của mã, và không chỉ ký tự, QR code còn có thể gắn hình ảnh vào. Nhờ vậy nhiều thương hiệu ưa chuộng sử dụng QR code để quảng bá thông tin công ty của mình. 

    Thiết bị quét mã

    Mã vạch cần có thiết bị quét mã chuyên dụng để đọc thông tin. Còn QR code được ưu ái hơn rất nhiều khi có rất nhiều thiết bị, phần mềm có thể đọc được. Chỉ cần một chiếc smartphone, bạn cũng có thể đọc thông tin từ mã QR mà không cần tốn thêm chi phí, máy móc. Có lẽ chính vì vậy mà độ phổ biến của QR gần như áp đảo các loại mã khác.

    Khả năng chịu lỗi

    Chịu lỗi ở đây nghĩa là khi mã bị trầy xước, mất chi tiết trên mã, thì khi quét mã thông tin có thể bị ảnh hưởng. Khả năng chịu lỗi của mã QR so với mã vạch vượt trội hơn.

    Với khả năng chịu lỗi từ 7-30%, QR code cho thấy ưu thế hơn, và việc sử dụng mã QR sẽ giảm rủi ro cho các doanh nghiệp khi mã được dán bên ngoài và có nguy cơ bị trầy xước cao.

    Ứng dụng trong đời sống

    Cả hai loại mã đều được sử dụng trong các ngành sản xuất hàng hóa, đặt dịch vụ, thương mại điện tử, quản lý kinh doanh, … Mã QR với ưu thế của người đến sau cho thấy khả năng phục vụ tốt hơn hẳn người tiền nhiệm. Với lượng thông tin khổng lồ cùng hình ảnh ưa nhìn, mã QR đang được chú ý và yêu thích, chức năng của nó có thể sẽ được đa dạng thêm để phục vụ trong đời sống.

    Tuy nhiên, không vì vậy mà mã vạch truyền thống trở nên yếu thế. Hiện nay ở các siêu thị, cửa hàng, tiệm tạp hóa, bất kỳ sản phẩm nào bạn nhìn thấy đều sử dụng mã vạch để quản lý. Mã vạch truyền thống nếu đem ra so sánh sẽ có nhiều mặt hạn chế. Tuy vậy, nó vẫn đang làm tốt vai trò của mình trong các việc quản lý sản phẩm, phân loại hàng, quản lý kho, thanh toán,… Với lịch sử lâu dài, hiện nay cũng không quá khó tìm các thiết bị tạo và quét mã vạch. Vì những lẽ đó, trong tương lai gần, barcode vẫn sẽ phát huy vai trò của mình song song với QR code.

    Phần mềm quản lý bán hàng có thể tạo mã vạch

    Là một nhà kinh doanh online, có thể bạn sẽ ít nhiều quan tâm về vấn đề quản lý sản phẩm, đặc biệt là quản lý bằng mã vạch. Phần mềm quản lý bán hàng GoSELL với tính năng tạo barcode cho sản phẩm được tích hợp sẵn, sẽ giúp bạn quản lý công việc kinh doanh hiệu quả hơn.

    Phần mềm quản lý bán hàng có thể tạo mã vạch

    Phần mềm quản lý bán hàng của GoSELL có gì với tính năng tạo mã vạch sản phẩm:

    • Hệ thống cho phép tự động tạo mã vạch sản phẩm hoặc có thể nhập mã vạch cho sản phẩm để linh hoạt hơn với mô hình hoạt động của các doanh nghiệp.
    • Quét mã vạch sản phẩm dễ dàng trong bán hàng với điện thoại smartphone thông dụng có cài App GoSELLER của GoSELL.
    • Bên cạnh đó Phần mềm quản lý bán hàng của GoSELL còn được chạy trên một thiết bị POS bán hàng cầm tay, bạn cũng có thể quét mã vạch sản phẩm bằng thiết bị này để tìm kiếm nhanh sản phẩm, hay tạo một đơn hàng mới từ cửa hàng.

    Đối với mã barcode, phần mềm quản lý bán hàng của GoSELL không sử dụng để quản lý sản phẩm mà còn dùng nó để giúp doanh nghiệp quản lý đơn hàng, khách hàng, quản lý dịch vụ, lịch đặt chỗ, … dễ dàng. Được áp dụng linh động với sản phẩm, loại hình dịch vụ của doanh nghiệp. 

    Tận dụng những tối ưu trong công nghệ sẽ giúp bạn tối ưu công việc bán hàng online của mình. Hãy trải nghiệm công cụ quản lý bán hàng của GoSELL, bạn sẽ nhận ra việc bán hàng có thể dễ dàng đến thế nào.

    Kết nối với chúng tôi tại đây hoặc truy cập kênh youtube GoSELL VN để cùng thảo luận về những chủ đề hấp dẫn và cập nhật thông tin hữu ích.

    Bạn cũng có thể tìm hiểu về các khóa học đang diễn ra cũng như những thông tin và kiến thức bổ ích tại Go Academy hàng tuần qua đường link sau: https://goacademy.vn/

    Mọi nhu cầu tư vấn và và hỗ trợ về các dịch vụ của GoSell, xin vui lòng liên hệ qua email [email protected] hoặc hotline 02873030800.

    Đăng ký thành viên