Kinh doanh online

    Lời khuyên hữu ích cho việc đàm phán trong kinh doanh đạt hiệu quả

    30/07/2022

    Đàm phán trong kinh doanh với nhà cung cấp là khâu quan trọng mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần phải thực hiện. Kỹ năng đàm phán càng nhạy bén thì việc hợp tác sẽ càng diễn ra trơn tru, mà bạn cũng có thể duy trì được mối quan hệ tích cực với nhà cung cấp. 

    Lời khuyên hữu ích cho việc đàm phán trong kinh doanh đạt hiệu quả

    Vậy để việc đàm phán trong kinh doanh đạt hiệu quả tốt nhất bạn cần phải làm gì? Trong bài viết này GoACADEMY sẽ đưa ra một số lời khuyên hữu ích cho bạn, cùng theo dõi nhé.

    Đàm phán trong kinh doanh là gì?

    Đàm phán trong kinh doanh là một hay một loạt các cuộc thảo luận chiến lược giữa người mua và người bán, nhằm đi đến một giao dịch được kết thúc. Mục tiêu chính của quá trình đàm phán là các bên cùng thương lượng để đạt đến thỏa thuận mà mọi người đều chấp nhận được.

    Trong hầu hết các cuộc đàm phán, cả người mua và người bán sẽ trao đổi những gì họ cần, hoặc ở những nơi họ có thể hoặc nhượng bộ. Và các thỏa hiệp hầu hết đều liên quan đến giá cả hoặc các điều khoản và điều kiện hợp đồng.

    Vậy để cuộc đàm phán trong kinh doanh với nhà cung cấp diễn ra thuận lợi và đi đến một ký kết tốt đẹp, bạn cần có đối sách đàm phán bài bản. Trong phần tiếp theo sẽ đề cập 10 lời khuyên khi đàm phán dành cho bạn.

    Lời khuyên hữu ích cho việc đàm phán trong kinh doanh đạt hiệu quả

    >>> Tham khảo thêm: Cách chốt đơn hàng thành công cho doanh nghiệp không nên bỏ qua.

    Lời khuyên khi đàm phán trong kinh doanh với nhà cung cấp

    Sau đây là các lời khuyên hữu ích dành cho bạn, hy vọng sẽ giúp bạn có một cuộc đàm phán thuận lợi nhất.

    Nắm được những gì đối tác cần cả những điều bạn muốn

    “Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng” – không dễ dàng gì biết được đối tác thật sự cần gì bởi nhiều khi chính bản thân bạn còn không thực sự biết mình muốn gì. Tuy nhiên trong kinh doanh thì bạn bắt buộc phải biết cụ thể bạn muốn gì trong cuộc đàm phán này.

    Chẳng hạn bạn có mong muốn thế nào đối với chất lượng sản phẩm, số lượng, thời gian, chiết khấu,…để trong quá trình đàm phán có thể thông tin đến nhà cung cấp lưu loát hơn. Lưu ý tuyệt đối không để nhà cung cấp nêu vị trí của họ và xác định những quyền lợi của bạn. 

    Bạn có thể ghi sẵn ra giấy, hệ thống nội dung cuộc đàm phán trước khi bắt đầu để thêm phần tự tin cho mình. Ngoài ra, bạn cũng cần phải tìm hiểu thêm điểm mạnh, điểm yếu và nhu cầu của đối tác, biết càng chính xác càng tốt để kịch bản đàm phán của bạn tốt hơn, diễn ra suôn sẻ hơn.

    Đàm phán luôn đi kèm với kiên trì

    Đàm phán là một công việc không chỉ bỏ công sức mà còn đòi hỏi cao về sự kiên trì. Bởi sẽ có những đối tác không dễ dàng thương lượng, họ không ngừng đưa ra các yêu cầu có thể gây bất lợi cho bên bạn. Vì vậy sự nhẫn nại, không chịu bỏ cuộc sẽ giúp bạn có được trái ngọt nếu đàm phán thành công.

    Thực tế thì lời đề nghị đầu tiên nào cũng có lợi cho người đưa ra yêu cầu đó và bạn sẽ nhận được ít hơn. Vì vậy hãy để đối tác của bạn thấy rằng họ đã đẩy bạn đến một giới hạn và nếu họ cứ như vậy thì họ sẽ mất bạn.

    Đàm phán luôn đi kèm với kiên trì

    Cung cấp các giá trị phù hợp với lợi ích của đối tác

    Lợi ích của hai bên đều là điều mà mọi người đặc biệt quan tâm, và một cuộc đàm phán thành công là khi hai bên đều đồng ý những khoản lợi mà mình được hưởng từ phía đối tác. Vì vậy bạn hãy tìm hiểu và cung cấp cho đối tác các giá trị phù hợp để bên bạn có thể đưa ra các điều khoản hợp lệ nhất.

    Là một nhà đàm phán chuyên nghiệp, bạn phải là người nhận ra được những thứ khiến đối tác của bạn chưa hài lòng. Điều này chẳng hề đơn giản, vì bạn sẽ cần rất nhiều đến sự nhạy bén, thêm chút tinh tế để tìm được điểm chưa làm khách hàng cảm thấy thỏa mãn.

    Tùy cơ ứng biến trong mọi tình huống và luôn giữ quan điểm

    Chắc chắn bạn sẽ không thể tránh khỏi trường hợp đối tác cò kè, mặc cả liên tục với bạn. Bởi lẽ đối tác luôn muốn mình phải đạt được lợi ích cao nhất, từ đó dẫn đến việc họ liên tục thay đổi giá cả.

    Nguyên tắc quan trọng khi đàm phán trong trường hợp này mà bạn nhất định phải nhớ là giữ vững lập trường mà bên bạn đã lập ra trước đó. Tuy nhiên, bạn cũng cần phải linh hoạt để xử lý dựa vào mối quan hệ hợp tác giữa hai bên. Đồng thời hạn chế cả nể mà vượt qua giới hạn định sẵn của kế hoạch.

    Đừng tự đào mồ chôn mình

    Việc bạn biết tiến  – lùi hợp lý khi đàm phán trong kinh doanh với nhà cung cấp được xem là một nghệ thuật. Bạn đừng vì quá để ý những món lợi trước mắt mà quên đi đối tác của bạn cũng cần những điều tương tự. 

    Lời khuyên tiếp theo dành cho bạn là nên biết cách nhượng bộ trước những quan điểm không thực sự quan trọng đối với bên phía doanh nghiệp của bạn.

    Loại bỏ suy nghĩ “kẻ thắng người thua” khi đàm phán trong kinh doanh

    Như đã có nói ở trên, đàm phán chính là hướng cho hai bên đi đến kết quả tốt nhất, để cùng có lợi và hợp tác với nhau lâu dài. 

    Vì vậy thay vì xác định kẻ thắng người thua trong cuộc đàm phán, bạn hãy tìm ra những khoảng trống lợi ích của đối tác mà bạn có thể lấp đầy để thương lượng. Và ngược lại, đối tác cũng sẽ dùng lợi thế của họ lấp đầy lỗ hổng của bạn.

    Loại bỏ suy nghĩ "kẻ thắng người thua" khi đàm phán trong kinh doanh

    Chuẩn bị phương án thỏa hiệp khả thi

    Sẽ có trường hợp cả hai bên có những điều kiện đàm phán và hy vọng đối phương có thể điều chỉnh chúng, có thể điều kiện đó đối với bạn là quan trọng nhưng lại chẳng là gì với đối phương. Vậy nên bạn cần linh hoạt để hướng đến kết quả tốt hơn.

    Miễn là bạn không do dự về mục tiêu đàm phán thì bạn có thể tìm thấy sự thỏa hiệp cho phép cả hai bên đến với nhau mà không mất bất cứ điều gì có giá trị quan trọng. Biết linh hoạt đúng lúc và nắm trước được tình huống sẽ xảy ra, bạn sẽ không bỏ lỡ bất kỳ thỏa thuận nào.

    Đọc đến đây chắc hẳn bạn đã tích lũy thêm kinh nghiệm đàm phán trong kinh doanh với nhà cung cấp. Tuy nhiên, với sự phát triển không phanh của công nghệ thì việc đàm phán đã không còn gặp quá nhiều khó khăn. Bạn không phải tốn nhiều thời gian, công sức để hẹn gặp trực tiếp đối tác bên ngoài. 

    Bạn có thể ngồi ngay tại văn phòng và đàm phán với họ qua các cuộc gọi. Hiện đại hơn nữa, các cuộc gọi ngày nay đã có ứng dụng tính năng tổng đài ảo, lên kịch bản sẵn để sẵn sàng hỗ trợ khách hàng bất cứ khi nào họ cần. Và GoCALL sẽ giúp bạn có những cuộc đàm phán chuyên nghiệp hơn bao giờ hết.

    >>> Tham khảo thêm: Bí quyết kinh doanh đa kênh và phương thức tiếp cận khách hàng hiệu quả

    Tổng đài GoCALL trợ lý giúp bạn đàm phán qua điện thoại thành công

    Giải pháp tổng đài ảo VoIP GoCALL giúp bạn:

    • Gia tăng doanh thu cấp số nhân từ đội ngũ telesales.
    • Tiết kiệm chi phí vận hành khi sử dụng tổng đài ảo.
    • Mở rộng quy mô không gặp cản trở về địa lý, công nghệ.
    • Cải thiện chất lượng kịch bản cuộc gọi bán hàng và chăm sóc khách hàng.

     

    Tổng đài GoCALL trợ lý giúp bạn đàm phán qua điện thoại thành công

     

    Tự tin xây dựng đội ngũ hơn 1000 telesales chuyên nghiệp với các tính năng của GoCALL

    – Phân line cuộc gọi chỉ cần có kết nối Internet là có thể gọi cho khách hàng trực tiếp trên nhiều thiết bị. Cùng lúc gọi ra cho nhiều khách hàng trên cùng một số hotline và khách hàng từ hệ thống CRM. Phân biệt được cuộc gọi ra và chia lead cho nhân sự telesales với thẻ khách hàng.

    – Ghi âm cuộc gọi, lưu trữ lượng ghi âm lên đến hàng chục GB dữ liệu từng cuộc gọi một. Ghi âm cuộc gọi đi từ nhân viên và cuộc gọi đến từ khách hàng. Bạn có thể nghe lại từng ghi âm cuộc gọi để cải thiện kịch bản gọi, từ đó nâng cao chất lượng làm việc của nhân viên telesales.

    – Quản lý cuộc gọi thông minh giúp cải thiện dịch vụ chăm sóc khách hàng ngày càng tốt hơn. Cho phép phân nhiều line gọi cho khách hàng cùng lúc, đồng thời phân tích và đánh giá chất lượng cuộc gọi của nhân viên từ thời lượng, ghi âm, ngày, giờ gọi đều rất chi tiết cụ thể.

    Tăng doanh thu với những tính năng tạo đơn hàng nhanh chóng tiện lợi

    – Gia tăng hiệu quả chăm sóc khách hàng giúp họ trở lại mua hàng nhiều hơn. Hỗ trợ chăm sóc khách hàng đa kênh khi kết nối sử dụng hệ thống OAO toàn diện: Facebook, Zalo, website và app bán hàng. Tích hợp thêm CRM giúp xem lại lịch sử mua sắm, ghi chú cuộc gọi để lên kịch bản bán hàng tốt hơn.

    – Báo cáo thống kê chi tiết giúp bạn dễ dàng theo dõi trạng thái cuộc gọi vào từ khách hàng, cuộc gọi ra từ nhân viên telesales. Đồng thời thông báo trạng thái cuộc gọi giúp bạn lưu trạng thái các cuộc gọi của nhân viên telesales hỗ trợ hoạt động chăm sóc lại khách hàng tốt hơn. 

    – Khởi tạo đơn hàng và bán hàng ngay trên cuộc gọi, kết nối với GoPOS và bạn có thể lên đơn hàng, báo giá gửi trực tiếp cho khách hàng. Đơn hàng sẽ cập nhật lên lịch sử mua sắm trên tài khoản thành viên khách hàng tự động. Song thông tin đơn hàng sẽ gửi xác nhận lần nữa qua email khách hàng.

    – Sử dụng GoCALL giúp bạn giảm thiểu chi phí gọi và chi phí nhân sự tối đa. Tiết kiệm đến 50% cước gọi và gọi nội bộ hoàn toàn miễn phí.

    Như vậy GoSELL vừa chia sẻ đến bạn một số lời khuyên cũng như giải pháp giúp bạn có được một kịch bản đàm phán trong kinh doanh với nhà cung cấp chuyên nghiệp. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích và giúp bạn dễ dàng áp dụng vào công việc của mình.

    Kết nối với chúng tôi tại đây hoặc truy cập kênh youtube GoSELL VN để cùng thảo luận về những chủ đề hấp dẫn và cập nhật thông tin hữu ích.

    Bạn cũng có thể tìm hiểu về các khóa học đang diễn ra cũng như những thông tin và kiến thức bổ ích tại Go Academy hàng tuần qua đường link sau: https://goacademy.vn/

    Mọi nhu cầu tư vấn và và hỗ trợ về các dịch vụ của GoSell, xin vui lòng liên hệ qua email [email protected] hoặc hotline 02873030800.

    Đăng ký thành viên