Kinh doanh online

    Sàn thương mại điện tử và những rủi ro cần lưu ý

    25/12/2022

    Sàn thương mại điện tử hiện là một trong các kênh bán hàng hiệu quả và thu hút nhiều người bán cũng như người mua. Sàn thương mại điện tử là một website mà trên đó diễn ra hoạt động mua bán trực tuyến của nhiều cá nhân, tổ chức khác nhau trên cùng 1 website. Các sàn thương mại điện tử hàng đầu ở Việt Nam gồm Tiki, Lazada, Shopee, Sendo, GoMua … Sàn thương mại điện tử ngày càng được quan tâm do có số lượng hàng hóa cực kỳ đa dạng, giá hợp lý, thường xuyên có các chương trình khuyến mãi khủng và các hoạt động quảng bá, marketing mạnh mẽ.

    sàn thương mại điện tử

    Tham gia bán hàng trên sàn TMĐT có nhiều ưu điểm như tiếp cận được lượng khách hàng lớn, được hỗ trợ vận chuyển và chăm sóc khách hàng, tận dụng các chương trình marketing và uy tín của sàn để bán hàng…Tuy nhiên khi tham gia sàn thương mại điện tử cũng ẩn chứa nhiều rủi ro. Sau đây bài viết này đề cập đến những nhược điểm và rủi ro khi tham gia bán hàng trên sàn thương mại điện tử.

    Bị phụ thuộc vào sàn

    Không giống như website thuộc sở hữu của bạn, sàn thương mại điện tử bị xếp vào kênh bán hàng không phải thuộc chủ sở hữu của bạn. Sàn thương mại điện tử chỉ là kênh trung gian mà bạn đăng hàng hóa lên bán. Quyền quyết định tất cả thuộc về các sàn. Họ có quyền quyết định luật chơi, quy định các điều kiện hợp đồng để người bán hàng tham gia bán hàng trên sàn.

    Chính vì vậy rủi ro khi tham gia bán hàng trên sàn điện tử cũng khá cao. Nếu một ngày không may nào đó, gian hàng của bạn vi phạm các chính sách của sàn thương mại điện tử, bị báo cáo hàng không tốt, hay sàn thương mại điện tử phá sản thì gian hàng của bạn sẽ hoàn toàn biến mất. Một khi tham gia cuộc chơi trên sàn thương mại điện tử, bạn hoàn toàn lệ thuộc vào họ.

    Lợi nhuận thấp, phí hoa hồng

    Các sàn thương mại điện tử đều có các chính sách chia sẻ hoa hồng bán hàng. Điều này ảnh hưởng đến lợi nhuận của nhà bán hàng. Phí hoa hồng của các sàn TMĐT là phần trăm hoa hồng trích từ giá bán của sản phẩm khi đơn hàng được giao thành công đến tay người mua hàng. Ví dụ như phí hoa hồng ngành hàng điện thoại, máy tính, tivi … của sàn Lazada là 3% và 5% cho ngành hàng điện tử, điện gia dụng, tiêu dùng nhanh.

    sàn thương mại điện tử

    Bảng phí hoa hồng này thường không cố định. Mỗi ngành hàng sẽ tương ứng với những mức hoa hồng khác nhau. Mức phí hoa hồng này sẽ được quy định rõ trong hợp đồng thỏa thuận được ký kết giữa sàn TMĐT và người bán. Vì vậy trước khi ký kết hợp đồng, bạn cần đọc rõ các điều khoản và chính sách chia hoa hồng của sàn để đảm bảo quyền lợi cho mình.

    Cạnh tranh cao

    Các quy định để tham gia bán hàng trên sàn TMĐT khá thoáng và dễ dàng tạo gian hàng trên sàn. Cùng một mặt hàng, trên sàn TMĐT có rất nhiều người bán nên tính cạnh tranh rất cao. Khi khách hàng vào mua hàng trên sàn, họ không chỉ thấy gian hàng và giá của bạn mà còn thấy rất nhiều gian hàng khác nữa. Vì thế khách hàng dễ có sự so sánh về giá. Nếu giá của bạn hơi cao thì khó có đơn hàng. Vì khách hàng có nhiều cơ hội để so sánh giá với các sản phẩm cùng loại, bạn sẽ gặp tình trạng cạnh tranh về giá nên lợi nhuận thấp.

    Do là kênh bán hàng thụ động, khách hàng tự tìm đến sản phẩm của mình khi có nhu cầu, nên doanh thu hầu như phụ thuộc vào hoạt động khuyến mãi, giảm giá, ưu đãi của sàn TMĐT

    Mất dữ liệu khách hàng, khó chăm sóc khách hàng

    Các sàn TMĐT thường nắm các dữ liệu, thông tin cá nhân của khách hàng cho nên khi bạn ngừng bán hàng trên sàn TMĐT đó thì bạn sẽ đối mặt với rủi ro là mất toàn bộ dữ liệu các khách hàng cũ đã mua hàng. Ngoài ra bạn gặp khó khăn khi muốn chăm sóc khách hàng do sàn TMĐT giữ các dữ liệu khách hàng. Ngoài ra yếu tố rò rỉ thông tin, bảo mật thông tin của khách mua hàng cũng là điều đáng quan tâm.

    Xem thêm: 5 thủ thuật chăm sóc khách hàng khiến họ hài lòng 

    Khó xây dựng thương hiệu

    Khi bán hàng trên sàn TMĐT bạn khó xây dựng được thương hiệu riêng vì khách chỉ nhớ đến tên sàn mà không nhớ thương hiệu của bạn. Việc nhận diện thương hiệu riêng của bạn cũng gặp khó khăn do có rất nhiều thương hiệu của đối thủ cạnh tranh cùng xuất hiện trên sàn bên cạnh thương hiệu của bạn.

    xây dựng thương hiệu

    Hàng hóa bị trả lại cao

    Thói quen của người tiêu dùng Việt Nam xưa nay là mua hàng trực tiếp qua các kênh truyền thống. Thời gian gần đây người tiêu dùng mới dần làm quen với hình thức mua hàng online qua các sàn TMĐT. Tuy nhiên tâm lý của phần lớn người dùng vẫn là không tin tưởng lắm vào mua hàng online. Điều này một phần cũng vì một bộ phận nhỏ cửa hàng làm ăn không uy tín, bán hàng kém chất lượng, hàng giao không đúng như mô tả …làm mất lòng tin của khách hàng. Chính vì thế nên tham gia bán hàng trên sàn thương mại điện tử bạn phải chấp nhận tình trạng tỷ lệ hàng hóa bị trả lại khá cao so với bán hàng truyền thống. Điều này làm tăng chi phí giao hàng và giảm lợi nhuận của bạn.

    Quy trình bán hàng online phức tạp

    Các quy định khi tham gia bán hàng trên sàn TMĐT khá phức tạp với các điều kiện đóng gói theo quy cách, giao hàng, lưu kho, vận chuyển …Đặc biệt tình trạng giải quyết các khiếu nại hay trả hàng của các sàn khá rắc rối và mất nhiều thời gian. Khách hàng nếu mua phải hàng kém chất lượng muốn đổi trả lại phải gọi tổng đài chăm sóc khách hàng giải quyết với nhiều quy trình và chiếm nhiều thời gian

    Dễ bị phạt từ sàn

    Khi tham gia sàn TMĐT bạn phải chấp nhận theo nhiều quy định của từng sàn như quy định trong hợp đồng. Bạn có rủi ro khi đối mặt với 1 số hình phạt về tiền mặt khi không làm đúng quy định của sàn TMĐT như đóng gói sai quy cách, chuyển hàng muộn, hết hàng tồn nhưng không cập nhật, không giao hàng cho khách… Nếu bạn vi phạm quy định của sàn nhiều lần, gian hàng của bạn có thể bị khóa hoặc xóa vĩnh viễn. Đây là rủi ro lớn nhất khi bạn sẽ có nguy cơ mất toàn bộ khách hàng đã xây dựng bấy lâu nay, và mất thương hiệu của mình trên sàn.

    Cách bán hàng hiệu quả để không lệ thuộc vào sàn TMĐT

    Như các lý do đã nêu ở trên, bạn đã nắm được những rủi ro khi tham gia bán hàng trên sàn TMĐT, vậy có cách bán hàng nào khác để tránh phụ thuộc sàn TMĐT. Theo ông Tom Peng – CEO công ty phần mềm Mediastep chia sẻ thì giải pháp cho vấn đề này là kinh doanh qua website. “ Với website bạn có được kênh bán hàng do chính bạn làm chủ và xây dựng thương hiệu riêng hiệu quả. Khách hàng có thể tiếp tục vào website và mua lại nhiều lần”.

    Ông Tom Peng nói tiếp “ Với mong muốn hỗ trợ các nhà bán hàng bán hàng nhiều hơn, chúng tôi tạo ra hệ sinh thái GoSELL có sản phẩm GoWEB, hỗ trợ tạo website chuẩn thương mại điện tử, chuẩn SEO, đồng bộ với các sàn thương mại điện tử lớn. Sản phẩm GoAPP giúp tạo ứng dụng bán hàng mang thương hiệu riêng của Doanh Nghiệp trên các hệ điều hành Android và IOS. Ngoài ra chúng tôi còn có các giải pháp phục vụ quản lý bán hàng tại cửa hàng với gói GoPOS và tạo landing page, thu thập thông tin khách hàng qua sản phẩm GoLEAD”.

    sàn thương mại điện tử

    Kinh doanh thương mại điện tử đang là xu hướng đang nổi trội ở Việt Nam. Để kinh doanh tốt và tránh rủi ro, bạn cần tiến hành kinh doanh đa kênh, đừng nên phụ thuộc quá nhiều vào 1 kênh bán hàng duy nhất. Có thể nói GoSELL là nền tảng quản lý bán hàng đa kênh với hệ sinh thái đa dạng và toàn diện nhất trên thị trường hiện nay.

    Kết nối với chúng tôi tại đây hoặc truy cập kênh youtube GoSELL VN để cùng thảo luận về những chủ đề hấp dẫn và cập nhật thông tin hữu ích.

    Bạn cũng có thể tìm hiểu về các khóa học đang diễn ra cũng như những thông tin và kiến thức bổ ích tại Go Academy hàng tuần qua đường link sau: https://goacademy.vn/

    Mọi nhu cầu tư vấn và và hỗ trợ về các dịch vụ của GoSell, xin vui lòng liên hệ qua email [email protected] hoặc hotline 02873030800.

    Đăng ký thành viên