Digital Marketing

    10 thuật ngữ marketing thông dụng mà bạn cần biết 2023

    26/06/2023

    Thuật ngữ marketing có lẽ là từ ngữ được nhắc đến khá nhiều các marketer nhắc đến. Tuy nhiên, nó chứa số lượng lớn những thuật ngữ đôi khi làm cho người dùng dễ mắc những nhầm lẫn về định nghĩa hoặc sử dụng sai. Trước tiên hãy làm rõ về định nghĩa marketing và thuật ngữ marketing là gì nhé!

    10 thuật ngữ marketing thông dụng mà bạn cần biết 2023

    Marketing là gì?

    Theo như Philip Kotler: Ông định nghĩa rằng “Marketing là một loại hoạt động của con người nhằm thỏa mãn những mong muốn và nhu cầu của họ thông qua trao đổi”. Marketing là một quá trình quản lý mang tính xã hội và nhờ nó mà các cá nhân và nhóm người khác nhau nhận được cái gì họ cần và mong muốn cái gì thông qua việc tạo ra, cung cấp và trao đổi những sản phẩm có giá trị với người khác.

    Qua đó, bạn có thể hiểu một cách đơn giản: Marketing là quá trình mà doanh nghiệp thực hiện nhằm thúc đẩy việc mua bán sản phẩm/dịch vụ. Marketing sẽ bao gồm các hoạt động quảng cáo, bán và cung cấp sản phẩm cho người tiêu dùng hoặc các doanh nghiệp khác.

    Định nghĩa về thuật ngữ Marketing

    Định nghĩa về thuật ngữ Marketing

    Thuật ngữ marketing có thể hiểu là những từ ngữ dùng để biểu thị về các khái niệm riêng biệt được sử dụng trong ngành marketing, nó đại diện cho các khái niệm chuyên ngành bằng ngôn ngữ kỹ thuật riêng. Giá trị của những thuật ngữ này nằm ở chỗ những thuật ngữ đó chứa lượng thông tin nhất định, giúp người dùng dễ dàng nắm bắt định nghĩa khi nó được nói đến.

    Top 10 thuật ngữ marketing thông dụng

    Digital marketing

    Digital marketing là những chiến lược truyền thông dùng kỹ thuật số, internet làm phương tiện chính để có thể tiếp cận và thu hút khách hàng. Bao gồm rất nhiều hình thức hoạt động khác nhau như: Social media, video marketing, quảng cáo hiển thị, tối ưu công cụ tìm kiếm…

    Inbound marketing

    Inbound marketing chính hình thức lấy khách hàng làm trung tâm để đưa ra những phương pháp tiếp cận hiệu quả. Được triển khai thông qua việc cung cấp nội dung có giá trị và liên quan đến các đối tượng mục tiêu. Các kênh chuyên dùng để phân phối bao gồm: blog, social media, SEO…

    Brand awareness

    Brand awareness có nghĩa là nhận diện thương hiệu. Nhận diện thương hiệu chính là hình thức làm cho khách hàng nhận ra và ghi nhớ đến thương hiệu của bạn.

    Nhận diện thương hiệu không đơn giản là làm cho người tiêu dùng nhớ đến thương hiệu đã tạo ra những sản phẩm/dịch vụ nào, mà nó còn là sự công nhận của họ đối với những giải pháp mà sản phẩm mang đến.

    Chính vì thế mà nhận diện không chỉ thể hiện thông qua các yếu tố hiện hữu như: Logo, màu sắc, khẩu hiệu mà nó còn nằm ở ý nghĩa sản phẩm/dịch vụ.

    Brand awareness

    Xem thêm: Brand Awareness là gì? Bí quyết xây dựng Brand Awareness thành công

    Positioning

    Positioning hay định vị thương hiệu có thể hiểu nó là các xây dựng vị trí của doanh nghiệp trong nhận thức của khách hàng. Mục đích của việc xây dựng định vị thương hiệu chính là để doanh nghiệp có thể tạo ra sự khác biệt với đối thủ cạnh tranh và có lợi thế hơn trên thị trường.

    Public Relations (PR)

    Chúng ta thường hiểu PR là thuật ngữ viết tắt trong tiếp thị và truyền thông. PR là viết tắt của cụm từ Public Relations và nó mang ý nghĩa là quan hệ công chúng. Hiểu đơn giản hơn thì PR là hoạt động quảng bá, xây dựng hình ảnh của một doanh nghiệp hay thương hiệu. Có rất nhiều hình thức PR khác nhau như tổ chức sự kiện, họp báo, hội thảo nghiên cứu, tham dự các chương trình ngành…

    Lead nurturing

    Lead nurturing là quá trình nuôi dưỡng niềm tin với khách hàng tiềm năng để biến họ thành khách hàng thật sự. Mục tiêu cuối cùng của việc nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng chính là mang đến cho họ những trải nghiệm độc đáo để họ quan tâm hơn về sản phẩm, nhằm tạo ra sự chuyển đổi.

    Contextual marketing

    Contextual marketing (tiếp thị theo ngữ cảnh) là chiến lược xem xét các hành vi và điều kiện xung quanh nỗ lực tiếp thị của bạn để đảm bảo rằng các nội dung có liên quan đều được gửi đến đúng đối tượng.

    Contextual marketing

    Ideal customer profile (ICP)

    Ideal customer profile (hồ sơ khách hàng lý tưởng) đây chính là những mô tả chi tiết về khách hàng tiềm năng của bạn. ICP sẽ bao gồm những đặc điểm về địa lý, nhân khẩu học, hành vi tiêu dùng, tâm lý, sở thích và nỗi đau khách hàng.

    Marketing automation 

    Marketing automation chính là việc vận dụng có công cụ và kỹ thuật nhằm tự động hóa các chiến dịch marketing. Các công cụ và phần mềm marketing tự động cho phép phân phối nội dung đến đúng đối tượng mục tiêu nhanh chóng, hiệu quả. Qua đó giúp giảm chi phí và tăng hiệu quả.

    Segmentation

    Segmentation (phân khúc thị trường) là hoạt động chia các khách hàng/khán giả thành các nhóm/phân khúc khác nhau dựa trên những đặc điểm chung của họ.

    Phân biệt 12 thuật ngữ Marketing dễ nhầm lẫn

    Phân biệt 12 thuật ngữ Marketing dễ nhầm lẫn

    Digital Marketing và Online Marketing

    Với digital marketing là những hoạt động tiếp thị sử dụng các nền tảng kỹ thuật số như: điện thoại, internet, Audio, TV… Trong khi đó thì marketing online là hình thức marketing chỉ có thể xây dựng thực hiện trên không gian internet gồm các nền tảng: Social media, Website, Display Ad…

    Có thể hiểu đơn giản marketing online là một phần nhỏ trong digital marketing. Bạn cần chú ý để có thể xác định thuật ngữ này một cách chính xác nhất.

    Xem thêm: Tổng hợp các kênh digital marketing hiệu quả nhất không thể bỏ qua

    Consumer và Customer

    Customer là thuật ngữ để nói đến khách hàng, còn Consumer là để nói đến người tiêu dùng. Người tiêu dùng có thể không phải là người mua hàng, nhưng họ là người cuối cùng sử dụng những sản phẩm dịch vụ.

    Còn khách hàng là người trực tiếp tham gia và quá trình trao đổi, mua sắm sản phẩm/dịch vụ từ phía đơn vị cung cấp. Và khách hàng cũng không nhất thiết phải là người sử dụng sản phẩm/dịch vụ, họ có thể là những cá nhân, những tổ chức hoặc bất kỳ đơn vị nào tham gia vào quá trình giao dịch mua sắm.

    Goals và Objectives

    Marketing Goals có nghĩa là mục đích, Objectives mang nghĩa là mục tiêu. Có thể hiểu, mục đích là đích đến cuối cùng của chiến dịch. Các thương hiệu có thể công bố mục đích để định hướng và thông báo chiến lược theo quý hoặc theo năm để thực hiện trong nội bộ. Với mục tiêu thì doanh nghiệp cần phải xác định được những hoạt động cụ thể cần thực hiện để đạt được các mục đích đã đề ra.

    Viral Video và TVC

    Marketing viral video và TVC cũng bị khá nhiều người dùng nhầm lẫn và sử dụng sai. Video viral thường được chuẩn bị một cách tỉ mỉ về mặt nội dung và hình thức, nó mang những câu chuyện nhằm truyền tải thông điệp, hàm ý của sản phẩm mà doanh nghiệp cung cấp. Đối với TVC quảng cáo thì chỉ cần tập trung làm nổi bật sản phẩm/dịch vụ hay thương hiệu và thường có độ dài trung bình khoảng 60 giây.

    Thuật ngữ Marketing PR và Quảng cáo

    PR là thuật ngữ marketing nói đến các phương thức truyền thông nhằm truyền tải hình ảnh, thông điệp tích cực đến doanh nghiệp và công đồng. PR thường sẽ được sử dụng một cách khéo léo, tinh tế để đưa ra những thành tựu nổi bật mà doanh nghiệp đã đạt được.

    Trái ngược với đó thì quảng cáo lại được dùng để tấn công trực tiếp vào tệp khách hàng mục tiêu nhằm nhấn mạnh về những sản phẩm/dịch vụ… Quảng cáo cần khiến cho khách hàng biết đến doanh nghiệp và chủ động ghi nhớ.

    Brand và Trademark

    Brands trong marketing có nghĩa là thương hiệu, Trademark là nhãn hiệu. Thương hiệu sẽ bao gồm những giá trị vô hình về thuộc tính của sản phẩm như: Tên, lịch sử, bao bì, độ uy tín… Thương hiệu là cái cần được khách hàng ghi nhớ sâu và đó cũng là cái nhìn của khách hàng đối với doanh nghiệp. Trong đó, nhãn hiệu được bảo hộ bởi luật về quyền sở hữu trí tuệ, nó có thể là Slogan, logo… Trong đó một thương hiệu có thể có nhiều nhãn hiệu khác nhau.

    Qua đó, chúng ta có thể thấy được tầm quan trọng của việc hiểu được các thuật ngữ marketing để có thể sử dụng nó một cách chính xác nhất. Ngoài những yếu tố về thuật ngữ thì một Marketer cũng cần biết về những công cụ sẽ có thể hỗ trợ họ thực hiện các chiến dịch marketing hiệu quả hơn.

    Các công cụ hỗ trợ marketing thông dụng

    GoSELL được biết đến là một phần mềm quản lý bán hàng đa kênh hiệu quả nhất hiện nay. Song song với việc hỗ trợ quản lý bán hàng đa kênh thì phần mềm cũng cung cấp đến cho các doanh nghiệp bộ công cụ hỗ trợ marketing thông dụng và hiệu quả cũng như tiết kiệm chi phí nhất hiện nay.

    Các công cụ hỗ trợ marketing thông dụng

    Công cụ nghiên cứu khách hàng

    Công cụ phân tích hành vi người dùng trên website Google Analytics giúp xây dựng bức tranh toàn cảnh về hoạt động của cửa hàng online (bao gồm cả website và app). Với công cụ này, bạn có thể hiểu rõ nhu cầu và mong muốn của khách hàng, để đáp ứng và cải thiện trải nghiệm mua sắm cho họ nhằm nâng cao năng suất bán hàng.

    Google Tag Manager, cho phép bạn gắn tùy ý số thẻ theo dõi trên website và thực hiện đo lường thông qua Google Analytics. Bạn có thể theo dõi và phân tích hành vi khách hàng với quy trình được tối ưu hơn, dự đoán các xu hướng cũng chính xác hơn.

    Facebook Pixel giúp theo dõi hành vi và thu thập dữ liệu khách hàng, đo lường hiệu suất trong quá trình chạy Facebook Ads. Ngoài ra, tính năng này còn cho phép bạn tối ưu hóa chất lượng quảng cáo theo đúng đối tượng khách hàng mục tiêu nhằm nâng cao tỷ lệ chuyển đổi trên Facebook.

    CRM khách hàng, giúp bạn lưu trữ và quản lý thông tin khách hàng từ nhiều kênh khác nhau, đảm bảo không bỏ sót bất cứ thông tin khách hàng nào. Dễ dàng quản lý và phân nhóm khách hàng khác nhau để phục vụ việc chăm sóc khách hàng và thực hiện các chiến dịch marketing hiệu quả.

    Các sản phẩm, tính năng hỗ trợ marketing

    Tạo landing page: Giúp triển khai các chiến dịch Quảng Cáo Landing Page cùng lúc trên Google Ads, Facebook Ads.

    Email Marketing: Cho phép bạn tạo các thông điệp gửi đến chính xác đối tượng mục tiêu muốn tiếp cận, nhắc nhở khách hàng nhớ đến thương hiệu và sản phẩm/dịch vụ của bạn.

    Với website của GoWEB tích hợp tính năng SEO giúp tối ưu hóa để khách hàng tìm thấy sản phẩm/dịch vụ của bạn nhanh chóng, từ đó thúc đẩy doanh số bán hàng và tăng độ nhận diện thương hiệu.

    Tính năng viết Blogs của GoWEB cũng cho phép truyền tải những kiến thức hữu ích hay thông tin về sản phẩm/dịch vụ của bạn đến khách hàng truy cập nhằm chuyển họ thành khách hàng tiềm năng, tăng lưu lượng truy cập và nâng cao hiệu quả hoạt động SEO của Website.

    Ngoài ra, GoSELL còn tích hợp rất nhiều tính năng khác hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận khách hàng tiềm năng và giữ chân khách hàng như: tạo khuyến mãi, tạo giá bán sỉ, Flash sale, cộng tác viên bán hàng,…

    Trên đây là những thuật ngữ marketing mà bạn sẽ thường thấy trong quá trình thực hiện các chiến dịch. GoACADEMY mong rằng những chia sẻ về thuật ngữ cũng như các công cụ hỗ trợ marketing ở bài viết trên sẽ thực sự hữu ích đối cho các hoạt động marketing của bạn.

    Kết nối với chúng tôi tại đây hoặc truy cập kênh youtube GoSELL VN để cùng thảo luận về những chủ đề hấp dẫn và cập nhật thông tin hữu ích.

    Bạn cũng có thể tìm hiểu về các khóa học đang diễn ra cũng như những thông tin và kiến thức bổ ích tại Go Academy hàng tuần qua đường link sau: https://goacademy.vn/

    Mọi nhu cầu tư vấn và và hỗ trợ về các dịch vụ của GoSell, xin vui lòng liên hệ qua email [email protected] hoặc hotline 02873030800.

    Đăng ký thành viên