Digital Marketing
Hướng dẫn 9 cách tăng chỉ số domain authority cho website
Domain Authority (DA) là một chỉ số quan trọng được sử dụng để đánh giá và tối ưu quá trình vận hành của một trang web. Đây là một khái niệm có thể còn khá mới đối với những người mới bắt đầu học về SEO, và nhiều người đặt câu hỏi về bản chất của DA là gì. Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu về chỉ số này và cách tăng cường DA cho trang web một cách an toàn và hiệu quả nhất.
Domain Authority là gì?
Domain Authority, viết tắt là DA, là một chỉ số điểm xếp hạng được Moz phát triển để đánh giá sức mạnh và uy tín của một trang web. Chỉ số này biểu diễn từ 0 đến 100, và có thể dự đoán thứ hạng của một trang web trên kết quả tìm kiếm. Điểm số DA càng cao, cho thấy trang web có khả năng xếp hạng cao hơn.
Ngoài ra, DA cũng có thể được sử dụng để so sánh trang web của bạn với các đối thủ cạnh tranh, hoặc để theo dõi sự phát triển của “sức mạnh” của trang web theo thời gian. Để tính toán chỉ số này, Moz kết hợp nhiều yếu tố liên quan đến liên kết, bao gồm liên kết đến domain gốc, tổng số lượng liên kết, MozTrust, MozRank, và nhiều yếu tố khác, để tạo ra một điểm số độc nhất.
Domain Authority của website nên là bao nhiêu
Sau khi nắm được khái niệm của Domain Authority, nhiều người có thể tự hỏi rằng mức Điểm DA của một trang web được coi là tốt là bao nhiêu? Thực tế, các trang web mới thường có DA bắt đầu từ 1. Việc nâng mức này lên 20 hoặc 30 tương đối đơn giản, nhưng để đạt được mức DA 80 thì không hề dễ dàng.
Điều này phụ thuộc vào mục tiêu cụ thể của từng doanh nghiệp. Mục đích chính của việc tạo ra một trang web thường là để nổi lên trên các kết quả tìm kiếm, giúp tăng cơ hội tiếp cận với người dùng. Từ đó, sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp sẽ được nhiều người biết đến hơn.
Điểm DA cao thường đi kèm với khả năng xếp hạng cao hơn trên các công cụ tìm kiếm. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng DA không phải là một chỉ số được Google sử dụng để xếp hạng trang web trong kết quả tìm kiếm và không có ảnh hưởng trực tiếp đến SERP (Trang Kết quả Tìm kiếm). Vì vậy, ngoài việc tăng Điểm Domain Authority, quản trị viên cần thực hiện nhiều yếu tố khác để thúc đẩy thứ hạng của trang web.
Những cách để tăng chỉ số Domain Authority của website
Hiểu về Domain Authority giúp doanh nghiệp nhận biết rằng một điểm số cao hơn cho trang web sẽ có lợi cho việc xếp hạng trên SERP. Nhưng làm thế nào để tăng điểm DA của trang web? Cùng tìm hiểu một số cách hiệu quả sau đây:
Lựa chọn tên miền phù hợp
Việc lựa chọn một tên miền dễ nhớ và phản ánh được sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp là yếu tố quan trọng để tăng chỉ số DA cho website. Tên miền quá phức tạp có thể làm cho người dùng khó nhớ, không đọng lại trong lòng người dùng. Các doanh nghiệp hiện nay được khuyến khích mua tên miền đã tồn tại và có tuổi đời được đảm bảo để tránh tình trạng hết hạn và giữ cho trang web hoạt động liên tục.
Tối ưu hóa nội dung trang web (SEO)
Để tối ưu hóa nội dung trang web, việc chú ý đến các yếu tố SEO là điều không thể bỏ qua. Bạn cần chú ý sử dụng tiêu đề rõ ràng và phù hợp để người đọc dễ dàng theo dõi, nắm được những nội dung một cách tốt nhất. Việc tối ưu SEO cũng cần đảm bảo mật độ từ khóa trong nội dung từ 0.5% đến 2%, không quá ít nhưng cũng k quá nhiều khiến bài viết thiếu tự nhiên.
Trên website của bạn, bạn cũng nên tạo liên kết nội bộ và ngoại bằng các từ khóa có liên quan, tối ưu hóa hình ảnh để cải thiện trải nghiệm người dùng và giảm tốc độ tải trang. Tất cả các công việc, thực hiện SEO kỹ lưỡng sẽ góp phần tăng lượng truy cập và uy tín của trang web, từ đó nâng cao điểm DA và cơ hội xếp hạng trang web của bạn.
Giải pháp GoSELL hiện nay cung cấp cho doanh nghiệp gói dịch vụ SEO tổng thể để thực hiện SEO onpage lẫn offpage một cách hiệu quả. Với độ ngũ chuyên nghiệp giàu kinh nghiệm, GoSELL sẽ giúp bạn tối ưu từng thành phần SEO cho bài viết, từng trang website để trở nên thân thiện với các bộ máy tìm kiếm.
Với bộ từ khóa có lưu lượng cao và những nội dung chất lượng, việc tiếp cận với các đối tượng khách hàng tiềm năng, chuyển đổi khách hàng trên website của bạn sẽ khả quan hơn rất nhiều. Ngoài ra, việc tối ưu SEO offpage cũng cho phép doanh nghiệp tiếp cận khách hàng tốt hơn ở các phương tiện ngoài website của mình, mở rộng độ phủ sóng thương hiệu.
Tăng sự liên quan của từ khóa và nội dung
Để tăng cường sự liên quan giữa từ khóa và nội dung, đồng thời tạo ra sự logic và thống nhất trong bài viết, bạn có thể thực hiện những điều sau:
- Chọn từ khóa phù hợp: Bắt đầu bằng việc nghiên cứu kỹ lưỡng các từ khóa đang được quan tâm. Có thể sử dụng các công cụ nghiên cứu từ khóa chuyên nghiệp hoặc thậm chí Google Trend để xác định những từ khóa phổ biến. Đặc biệt, lựa chọn những từ khóa có liên quan trực tiếp đến sản phẩm hoặc dịch vụ mà trang web cung cấp.
- Viết nội dung chi tiết: Bài viết cần có độ dài đủ để truyền đạt thông tin một cách đầy đủ và chính xác. Một lượng từ tối thiểu khoảng 1000 đến 2500 hoặc 3000 từ thường được khuyến nghị, nhưng cũng cần tránh việc viết quá dài để không làm mất hứng thú của người đọc.
- Tránh lan man: Đảm bảo bài viết không trở nên rời rạc và lạc hướng bằng cách trình bày thông tin một cách rõ ràng, ngắn gọn và dễ hiểu. Sự ngắn gọn và súc tích sẽ thu hút người đọc hơn và giúp tăng lượng truy cập vào trang web, từ đó cải thiện Điểm DA của trang web một cách đáng kể.
Xem thêm: Top các công cụ nghiên cứu từ khóa phổ biến nhất hiện nay
Tạo nội dung hấp dẫn để thu hút liên kết
Để có được các liên kết chất lượng từ các domain khác nhau, việc quan trọng nhất là phải tạo ra nội dung chất lượng. Nội dung hấp dẫn không chỉ thu hút người đọc mà còn khiến họ muốn chia sẻ bài viết, từ đó tăng khả năng tiếp cận của website. Sự sáng tạo và ổn định trong văn phong càng thu hút nhiều liên kết từ các trang web khác, giúp nâng cao điểm Domain Authority của website cũng như cơ hội tăng hạng trang web trên các công cụ tìm kiếm phổ biến.
GoSELL cũng cung cấp cho bạn dịch vụ Content Marketing để tạo nên những nội dung chất lượng, chuẩn SEO để tiếp cận khách hàng tốt hơn trên các kênh của bạn. Những nội dung chỉn chu, bắt trend, ấn tượng sẽ thu hút tốt hơn sự quan tâm và tương tác từ khách hàng, tạo dấu ấn thương hiệu và giúp khách hàng ghi nhớ tốt hơn.
Tối ưu hóa cấu trúc liên kết nội bộ
Liên kết nội bộ đóng vai trò quan trọng trong việc tăng Domain Authority. Các liên kết này thường được đặt ở những từ khóa trong bài viết, ở cuối mỗi đoạn văn, hoặc trong các mục bài viết liên quan. Mục tiêu chính là tạo điều kiện cho người đọc tương tác nhiều hơn với website, từ đó tăng trải nghiệm người dùng. Liên kết nội bộ cũng giúp tạo độ sâu cho bài viết, cung cấp thông tin giá trị và tăng tính kết nối, góp phần tạo ấn tượng và thúc đẩy sự quay lại của người đọc với trang web.
Xem thêm: Link là gì? Các loại link và vai trò của chúng trong SEO website
Sử dụng liên kết chất lượng
Liên kết không chỉ đóng vai trò trong việc kết nối thông tin mà còn phản ánh mức độ uy tín của một trang web. Liên kết đến từ các trang web nổi tiếng như Vnexpress.net, Kenh14.vn, Zing.vn,… là minh chứng cho tính xác thực của nội dung. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho người đọc tìm đến bài viết của bạn, giúp nâng cao Domain Authority. Ngược lại, các liên kết đến từ các trang web độc hại hoặc lỗi sẽ làm giảm chất lượng của bài viết, từ đó sẽ làm điểm DA sẽ giảm đi nhanh chóng.
Đảm bảo tương thích với thiết bị di động
Ngày nay, đa số người dùng truy cập internet thông qua điện thoại di động. Do đó, việc tối ưu hóa trang web trên các thiết bị di động là cực kỳ quan trọng. Trang web không tương thích với di động có thể gặp các vấn đề như thời gian tải trang chậm, font chữ không đúng, hoặc bố cục lộn xộn. Điều này có thể làm mất đi nguồn lưu lượng truy cập quan trọng và ảnh hưởng đến thứ hạng trên công cụ tìm kiếm. Để kiểm tra xem trang web có tương thích với thiết bị di động không, bạn có thể sử dụng công cụ kiểm tra trang web thân thiện với di động của Google Developer.
Với giải pháp thiết kế website chuẩn SEO của GoSELL, bạn có thể yên tâm về trải nghiệm của người dùng trên các thiết bị di động. Website của bạn sẽ được tối ưu tương thích với tất cả các thiết bị khác nhau, hiển thị một cách chính xác và hoàn thiện, thu hút sự quan tâm của khách hàng một cách tốt nhất. Doanh nghiệp có thể tự mình tạo nên website chỉ với vài thao tác đơn giản, lựa chọn giao diện phù hợp nhất với thương hiệu của mình.
Tối ưu tốc độ tải trang
Một phương pháp quan trọng khác để tăng Domain Authority là cải thiện tốc độ tải trang. Đây là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến trải nghiệm của người dùng khi truy cập vào website của bạn. Trang web tải nhanh hơn sẽ giảm thiểu tỷ lệ thoát trang. Để làm điều này, doanh nghiệp có thể thực hiện các bước sau:
- Sử dụng công cụ PageSpeed Insights.
- Nhập URL của trang web cần kiểm tra và nhấn “Phân tích”.
- Kết quả phân tích sẽ được hiển thị chỉ sau vài giây.
Từ những phân tích này, bạn có thể biết cách cải thiện tốc độ tải trang để nâng cao điểm DA của trang web. Tuy nhiên, khi sử dụng giải pháp thiết kế website của GoSELL, bạn không cần quá lo lắng về tốc độ tải trang trên trang web của mình. Đội ngũ GoSELL luôn hỗ trợ một cách liên tục, đem lại tốc độ tải trang nhanh nhất, làm hài lòng người dùng khi đến với website của bạn.
Quảng bá nội dung qua mạng xã hội
Mạng xã hội là một trong những kênh quảng cáo quan trọng, với ưu điểm là dễ thu hút người dùng và nội dung đơn giản hơn so với trên website. Đặc biệt, lượng tương tác lớn trên mạng xã hội giúp doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận được nhóm khách hàng mục tiêu. Bằng cách này, bạn có thể điều hướng nhóm đối tượng này để tương tác với trang web, từ đó tăng lượng truy cập. Đây là một cách có thể ảnh hưởng tích cực đến việc nâng cao điểm DA của trang web của doanh nghiệp.
Hơn nữa, giải pháp GoSELL cũng giúp doanh nghiệp tối ưu việc tiếp cận, chăm sóc khách hàng tiềm năng trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook hay Zalo. Với các công cụ như Chatbot AI, Broadcast, doanh nghiệp có thể hỗ trợ và điều hướng khách hàng hiệu quả hơn. Ngoài ra, phần mềm quản lý bán hàng đa kênh GoSELL còn cho phép doanh nghiệp quản lý bán hàng ở các nền tảng mạng xã hội một cách chính xác và đồng bộ với các kênh bán hàng khác như website, app, Shopee, Lazada, TikTok Shop, GoMUA hay các chi nhánh cửa hàng.
Bài viết trên đã giúp bạn nắm được Domain Authority là gì cũng như những cách để tăng điểm DA cho website bán hàng của bạn. Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo các nhiều hơn các bài viết về kiến thức Digital Marketing để có được các thông tin hữu ích cho quá trình kinh doanh đa kênh của mình.