Hot News

    Kinh doanh mùa dịch: Giải cứu nông sản không phải là cách lâu dài

    10/06/2021

    Từ đầu mùa dịch đến nay, chúng ta đã nghe đến không ít lần giải cứu nông sản. Nào là giải cứu dưa hấu, giải cứu thanh long… Các mặt hàng rau củ quả của người nông dân hầu như đều gặp bế tắc trong việc tiêu thụ khi Covid kéo dài.

    Khó khăn đầu ra cho nông sản Việt

    Tháng 2/2020, ông Trịnh tạo Long An từng chia sẻ với phóng viên rằng, từ mùng 3 tết, vùng chuyên canh thanh long này đã không bán được hàng bởi các đơn vị phía Trung Quốc ngừng thu mua. Giá thanh long rớt thê thảm, nhiều chủ vườn thậm chí “bán bỏ” với giá 2.000 đồng/kg.

    Khó khăn đầu ra cho nông sản Việt

    Gần 80% sản lượng thanh long của tỉnh Long An chủ yếu cung cấp cho Trung Quốc, với hơn 9.587ha thanh long, thu hoạch khoảng 30.000 tấn. Tiền Giang cũng không ngoại lệ khi cho biết có khoảng 22.000 tấn thanh long, gần 50.000 tấn sầu riêng, 30.000 tấn mít đang trong thời kỳ thu hoạch chưa tiêu thụ được. Trong khi đó, lượng kho trữ trên toàn tỉnh chỉ có thể trữ được khoảng 4.000 tấn.

    Đứng trước tình cảnh này, nhiều đơn vị, cơ quan trong nước đã chung tay ra sức tiêu thụ. Đơn cử như BigC đã thu mua 4.000 tấn thanh long từ Tiền Giang phân phối cho các cửa hàng trong nước. Co.op Mart cũng hỗ trợ nhập dưa hấu từ Gia Lai và Phú Yên. Nhưng như thế vẫn chưa đủ để giải quyết số lượng lớn nông sản.

    Xem thêm: Top 6 sản phẩm có doanh số bán hàng cao nhất thời Covid

    Giải cứu nông sản chỉ là cách đối phó nhất thời

    Đứng trước nguy cơ trắng tay và thua lỗ, nhiều nông dân tự mình mang nông sản lên đường rao bán. Nhiều nhà hảo tâm và thương gia cũng tham gia phân phối giúp rau củ quả đến người dân cả nước. Đồng thời, tin này lan trên mạng xã hội với tốc độ chóng mặt thu ht1 sự chú ý của dư luận. Ngay lập tức, câu chuyện nông sản Việt được người dân trên cả nước đồng cảm và hưởng ứng, ủng hộ.

    Đợt giải cứu nông sản mùa dịch bắt đầu từ tháng 2/2020, chủ yếu là dưa hấu, thanh long. Những đợt giải cứu nối tiếp nhau đến tháng 3, tháng 4 với đa dạng nông sản đến từ nhiều tỉnh khác nhau.

    Giải cứu nông sản chỉ là cách đối phó nhất thời

    Đầu năm 2021, một tình cảnh tương tự diễn ra với vải thiều Bắc Giang và rau củ quả của Hải Dương. Tuy vẫn nhận được sự ủng hộ của bà con, nhưng việc giải cứu lặp đi lặp đi đang dấy lên hồi chuông báo động: Liệu bà con còn có thể giải cứu đến bao giờ?

    Được biết không chỉ trong mùa dịch, trước đây vẫn có những đợt kêu gọi giải cứu nông sản. Tháng 12/2015, chuối ở Vĩnh Phúc, hành tím ở Sóc Trăng, thanh long ở Bình Thuận… Tháng 3/2018, nông dân huyện Mê Linh, Hà Nội kêu gọi giải cứu củ cải trắng. Có thể thấy, giải cứu nông sản không phải là giải pháp lâu dài cho người nông dân nói riêng và nền nông nghiệp Việt Nam nói chung.

    Xem thêm: Giải pháp kinh doanh mùa Covid

    Lối đi nào cho người nông dân?

    Diện tích đất nông nghiệp Việt Nam là 27.289.454 ha (2018), nhân công cho ngành nông nghiệp chiếm 66% trên toàn quốc. Nhìn chung, nông nghiệp vẫn là thế mạnh của nước ta, là nguồn cung lương thực, thực phẩm cho thị trường trong nước và một số nơi trên thế giới.

    Tuy nhiên, có nhiều bất cập khiến cung-cầu nông sản chưa phù hợp. Một số người nông dân thường chạy theo xu hướng, trồng các nông sản được ưa chuộng nhất thời. Một tình huống xấu khác là đa số nông dân vẫn còn thụ động trong việc tiêu thụ chính nông sản mình trồng trọt, còn phụ thuộc nhiều vào thương lái.

    Nghiên cứu nhu cầu để gieo trồng thích hợp

    Việc đầu tiên cần làm để cải thiện tình trạng này là tăng cường nghiên cứu về nhu cầu thị trường của từng loại nông sản, từng khu vực. Sau đó phân bổ hợp lý cho nông dân các tỉnh thành. Đồng thời cần thường xuyên theo dõi, hướng dẫn người nông dân để đảm bảo hiệu suất canh tác tốt.

    Lối đi nào cho người nông dân?

    Nông dân Việt là những người nhạy cảm với các nguồn tin, từ chính thống đến không chính thống. Họ dễ chọn lựa gieo trồng những nông sản đang được giá, mà quên đi việc tìm hiểu thị trường, cạnh tranh, cung-cầu. Các cơ quan, tổ chức nông nghiệp cần theo sát và hướng dẫn họ nhiều hơn về vấn đề này để tránh tình trạng đổ đống hay bán tháo.

    Đôi khi cung dưa hấu ở một tỉnh nhưng ở tỉnh khác lại không có hàng bán. Vì thế phân bổ tốt nguồn cung nông sản cũng sẽ giúp giải bài toán giải cứu nông sản.

    Bảo đảm các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm

    Tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm ở mỗi khu vực sẽ có khác nhau. Nếu nghiên cứu kỹ các yêu cầu này và đảm bảo các tiêu chuẩn, nông sản Việt sẽ có nhiều cơ hội xuất khẩu hơn. Mở rộng thị trường tiêu thụ sẽ giúp chúng ta bớt phụ thuộc vào một hay một số thị trường nào đó, và người nông dân cũng có thể chủ động lựa chọn thị trường nào được giá, có lợi hơn cho họ.

    Nghiên cứu nhu cầu để gieo trồng thích hợp

    Trong tương lai xa, đây còn là điểm mấu chốt giúp nông sản Việt có danh tiếng trên thị trường quốc tế, không những tăng sản lượng tiêu thụ mà còn tăng kim ngạch xuất khẩu.

    Kinh doanh nông sản đã qua chế biến

    Ngoài việc bán rau củ quả, trái cây tươi, chúng ta vẫn chưa tận dụng tốt nguồn cung nông sản trong nước để chế biến các loại bánh, kẹo, mứt… Việc chế biến nông sản sẽ giúp tăng thời hạn sử dụng, tăng nguồn tiêu thụ. Không những thế, việc này còn chủ động làm tăng nhu cầu của người mua, thêm nhiều thực phẩm để họ lựa chọn.

    Bảo đảm các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm

    Nông sản sau khi chế biến luôn có giá hơn so với hàng thô. Vì thế một ưu điểm khác của việc này là giúp tăng giá trị cho nông sản.

    Để người nông dân chủ động bán nông sản của mình

    Việc phụ thuộc quá nhiều vào thương lái hay các nhà máy, những nơi thu mua đang là vấn đề lớn của người nông dân. Họ dễ dàng bị ép giá, bán bằng giá vốn hoặc bán lỗ. Những lời hứa miệng, không cam kết cũng dễ đẩy họ vào cảnh không biết đi đâu bán hàng tấn nông sản khi nhà thu mua đột nhiên quay lưng.

    Sẽ ra sao nếu người nông dân có thể tự chủ động bán nông sản của chính mình? Có thể nhiều người đã quen đầu tắt mặt tối với việc đồng áng sẽ thấy nghi hoặc về giải pháp này. Nhưng với sự phát triển của công nghệ và độ phủ sóng của internet, việc này là hoàn toàn khả thi.

    Để người nông dân chủ động bán nông sản của mình

    Người nông dân có thể chủ động đem nông sản của mình lên bán online, tận dụng các nền tảng có sẵn như Facebook, Shopee, Lazada, hay nền tảng tích hợp vừa giúp bán hàng vừa giúp quản lý như GoSELL. Có thể việc làm quen sẽ mất một thời gian ngắn, nhưng nếu người nông dân có thể chủ động hơn khi chọn phương án tiêu thụ cho sản phẩm mình làm ra, họ sẽ tự tin hơn, bán hàng được giá hơn. Đồng thời, tiếp cận các kênh thông tin cũng giúp họ sáng suốt hơn khi định hướng kế hoạch trồng trọt, canh tác của mình cho phù hợp với nhu cầu thị trường.

    Rồi sẽ đến lúc nông sản Việt không cần phải giải cứu nữa. Nhưng từ nay đến đó, vẫn cần thêm thời gian và sự nỗ lực của tất cả chúng ta, đặc biệt là những người trong cuộc, những nông dân vất vả quanh năm.

    Kết nối với chúng tôi tại đây hoặc truy cập kênh youtube GoSELL VN để cùng thảo luận về những chủ đề hấp dẫn và cập nhật thông tin hữu ích.

    Bạn cũng có thể tìm hiểu về các khóa học đang diễn ra cũng như những thông tin và kiến thức bổ ích tại Go Academy hàng tuần qua đường link sau: https://goacademy.vn/

    Mọi nhu cầu tư vấn và và hỗ trợ về các dịch vụ của GoSell, xin vui lòng liên hệ qua email [email protected] hoặc hotline 02873030800.

    Tags:

    Đăng ký thành viên